Thân mời bạn đọc Chương 2 tại đây nhé.
Trang 70
Còn trong chính quyền sau đó của Hoa Kỳ, dưới thời ông Ronald Reagan, Washington đã áp dụng chiến lược đối kháng toàn lực. Chính quyền Reagan đã giới thiệu Chiến tranh giữa các vì sao, nhằm phát triển một hệ thống tên lửa đạn đạo toàn diện có khả năng bảo vệ Hoa Kỳ. Mặc dù điều này sau đó đã bị loại bỏ vì không thực tế nhưng nó vẫn dẫn đến việc phát triển các hệ thống tên lửa chống đạn đạo khác trong các chính quyền sau này. Dưới thời chính quyền của Tổng thống Reagan, Hoa Kỳ cũng đã phát triển tên lửa MX, được xem như một vũ khí đối kháng có khả năng tiêu diệt các tên lửa của Liên Xô trước khi chúng được phóng đi. Chính ở đây, trong vũ khí đối kháng, Hoa Kỳ có lợi thế về công nghệ. Sự tích tụ vũ khí hạt nhân ngày càng lớn bắt đầu từ năm 1979 với việc triển khai kế hoạch ở châu Âu các hệ thống phân phối tên lửa mang đầu đạn hạt nhân đã tạo ra các cuộc phản đối chiến tranh hạt nhân lớn trong những năm 1980 ở châu Âu và Bắc Mỹ cũng như sự phê phán của nhà sử học Edward Palmer Thompson về chủ nghĩa tiêu diệt và nghiên cứu khoa học về “mùa đông hạt nhân”.
Với ưu thế về hạt nhân là mục tiêu đặt ra ở Washington, Hoa
Kỳ bắt đầu đơn phương rút khỏi một số hiệp ước hạt nhân chính
được thiết lập trong Chiến tranh lạnh. Năm 2002, dưới thời chính
quyền Tổng thống George W. Bush, Hoa Kỳ đơn phương rút khỏi
Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo. Năm 2019, dưới thời chính quyền
Tổng thống Donald Trump, Washington rút khỏi Hiệp ước Các
lực lượng Hạt nhân Tầm trung, vì cho rằng Nga đã vi phạm Hiệp
ước. Năm 2020, một lần nữa dưới thời Tổng thống Trump, Hoa
Kỳ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở (đặt giới hạn cho các chuyến
bay do thám qua các quốc gia khác), dẫn đến hành động rút lui
của Nga khỏi hiệp ước này vào năm 2021. Với thực tế này, tư thế
hạt nhân của Hoa Kỳ, dựa trên quan điểm chiếm ưu thế trong một
cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện, là đặc biệt nguy hiểm vì nó
phủ nhận vai trò của bão lửa trong các thành phố dẫn đến ảnh