Thân mời bạn đọc Chương 3 tại đây nhé.
24. Trang 100
Quốc xã. Một trong những nguyên tắc cơ bản của Đức Quốc xã là tính bất biến của vật chất di truyền người - xuất phát từ biên niên sử của khoa học chủng tộc. Tuy nhiên, khi khoa học chủng tộc được tuyên bố là người bảo đảm cho phúc lợi của con người và bằng cách mở rộng phúc lợi của nhà nước, nó chắc chắn trở thành chủ đề quan trọng của việc ra quyết định chính trị. Biểu hiện rõ ràng của mối liên kết đó là việc bổ nhiệm Heinrich Himmler làm Ủy viên Quốc hội vào tháng 10/1939 để củng cố Đức Quốc xã. Sau cùng Himmler đã giành được quyền kiểm soát hầu như mọi tổ chức liên quan đến chính sách chủng tộc và khủng bố có tổ chức cũng như vai trò kiến trúc sư trưởng trong thảm sát Holocaust.
Vì sao Hitler ghét người Do Thái? là một câu hỏi rất khó lý giải,
nhưng có một sự thật là thành kiến chống người Do Thái đã là một
hiện tượng phức tạp tồn tại giữa tất cả các dân tộc châu Âu từ rất
lâu trước khi Adolf Hitler và Đức Quốc xã ra đời. Nhà sử học người
Đức Klaus Fischer kể rằng người Do Thái là một dân tộc có nền
văn hóa cổ đại, những người đã thực hành tôn kính học tập và tư
duy triết học hàng thế kỷ trước khi có sự tồn tại của các thành bang
Hy Lạp sơ khai hoặc nước cộng hòa La Mã. Khi người Do Thái
du nhập vào châu Âu với số lượng lớn trong thời Trung cổ, người
phương Tây nhận thấy họ bị thua kém những người Do Thái với
trí thông minh vượt trội và khả năng nhạy bén trong kinh doanh,
cảm giác tự ti này dần dần biến thành sự ganh tị, ghen ghét. Người
Do Thái vì thế đã sống tách biệt với phần còn lại của châu Âu - một
phần do lựa chọn để bảo vệ niềm tin và tôn giáo của chính họ, một
phần là do luật pháp và quy định ngăn cản họ tham gia vào nhiều
bộ phận của xã hội châu Âu - họ trở thành “vật tế thần” thuận tiện
trong các thời kỳ khủng hoảng. Trong đại dịch đậu mùa (Cái chết
đen) vào thế kỷ 14, người Do Thái bị tàn sát hàng loạt vì nhiều
người tin rằng họ đã đầu độc hàng nghìn cái giếng trên khắp lục
địa gây ra dịch bệnh.