Thân mời bạn đọc Chương 3 tại đây nhé.

28. Trang 104

gia - dân tộc mạnh. Đồng thời, những người theo chủ nghĩa ưu sinh Đông Âu đã thúc đẩy một chương trình tái tạo quốc gia nhằm ngăn chặn sự gia tăng của “những người kém cỏi về mặt di truyền”.

Từ cuối những năm 1920 trở đi, thuyết ưu sinh ở Đông Trung Âu ngày càng được truyền cảm hứng bởi phong trào “vệ sinh chủng tộc” của người Đức. Đối với một số quốc gia, luật triệt sản của Đức Quốc xã năm 1933 vừa là mô hình vừa là cơ sở khẳng định sức sống của phong trào ưu sinh. Sự thống trị của truyền thống học thuật Đức là lý do tại sao phần lớn những người theo chủ nghĩa ưu sinh ở Đông Âu đã được đào tạo ở Đức và Áo. Vào giữa những năm 1930, nền tảng tư tưởng của thuyết ưu sinh chuyển động thậm chí còn trở nên rõ rệt hơn. Thông điệp năm 1930 của giáo hoàng chống lại luật ưu sinh và sự chỉ trích của Stalin về nghiên cứu ưu sinh ở Liên Xô năm 1936 - 1937 đã đẩy Đức Quốc xã lên vị trí trung tâm của “khoa học chủng tộc”. Sự khởi đầu của chủ nghĩa chuyên chế ở Đông Trung Âu đã củng cố sự độc quyền nhà nước và thúc đẩy chủ nghĩa tập thể. Diễn ngôn tiếp theo đã nâng cao ý tưởng về nền kinh tế kế hoạch liên quan đến chính sách y tế được đưa ra vì lợi ích của một quốc gia sở hữu nền văn hóa cao. Như vào cuối thời kỳ Weimar ở Đức, thuyết ưu sinh mang theo lời hứa hẹn về hiệu quả kinh tế và năng khiếu văn hóa. Trong ngắn hạn, đây dường như là một phương tiện khoa học để giải quyết các vấn đề xã hội và chính trị. 

Hàng trăm nhà khoa học và những người theo chủ nghĩa hiếu chiến ở các quốc gia bị chiếm đóng ở châu Âu đã làm việc hết mình để thực hiện kế hoạch phân biệt chủng tộc của Hitler, dù với động cơ là lợi ích chính quốc gia của họ. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ Nhất kết thúc, những người theo chủ nghĩa ưu sinh và chủ nghĩa dân tộc chủng tộc ở Đông Trung Âu đã tranh luận về vấn đề dân tộc thiểu số, đề xuất nhiều giải pháp khác nhau, từ kiểm soát sinh sản, triệt sản đến di dân. Họ dựa vào nhân trắc học để