Thân mời bạn đọc Chương 3 tại đây nhé.

31. Trang 107

người. Trong số 23 bác sĩ và nhà khoa học của Đức Quốc xã, chỉ có một phụ nữ bị xét xử, bác sĩ Herta Oberheuser, người đã thực hiện các thí nghiệm y tế khủng khiếp trên các tù nhân trong trại tử thần. Herta Oberheuser chỉ nhận một bản án nhẹ 20 năm tù, sau đó giảm xuống còn 5 năm. Có khoảng 20 người nhận án tử hình trong tất cả các phiên tòa Nuremberg. Phần lớn những nỗ lực ưu sinh ở Mỹ như triệt sản cưỡng bức đã không bị trừng phạt, dù một số bang đã đề nghị bồi thường cho các nạn nhân và những người sống sót. Tuy nhiên, với toàn bộ thế giới, phong trào ưu sinh đã trở thành một vết nhơ lớn trong lịch sử nước Mỹ cũng như không có số tiền nào có thể bù đắp được sự tàn phá khủng khiếp của các chương trình ưu sinh ở Đức dưới thời Hitler. 

*** 

Xuyên suốt chương 3, tôi đã trình bày tư tưởng cốt lõi của một số nhà lãnh đạo các quốc gia Nga, Mỹ, Trung Quốc, Đức. Tất cả tư tưởng của họ - từ Thế giới Nga, Chủ nghĩa ngoại lệ Mỹ, Nước Mỹ trên hết hay Chủ nghĩa chủng tộc Aryan... - dù được truyền thông dưới những hình thức khác nhau nhưng đều là các biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc - chủ nghĩa quốc gia. Tư tưởng “quyền lợi quốc gia là trên hết, lợi ích của dân tộc là thiêng liêng nhất” sẽ còn được tìm thấy ở Anh, Nhật, Israel và nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới. Theo tôi đây là một trong những nguyên nhân dẫn nhân loại đến chiến tranh. 

Đầu tiên cần phải nói rằng chủ nghĩa dân tộc là một khái niệm tương đối mới, có nguồn gốc từ châu Âu vào thế kỷ 17. Trước đó, châu Âu là một bàn cờ của các tiểu bang, thành phố và các liên minh thống nhất bởi tôn giáo, ngôn ngữ, lịch sử và chính trị. Khái niệm về các quốc gia thường được cho là bắt đầu vào năm 1648 khi Hòa ước Westphalia ra đời. Hòa ước Westphalia đã chấm dứt Chiến tranh Tám mươi năm giữa Tây Ban Nha và Hà Lan cũng