Thân mời bạn đọc Chương 5 tại đây nhé.

14. Trang 159

Cho đến khi đọc về Công ước Ramsar và nghĩ về khái niệm Kinh Diệc của Nguyễn Thiều Dũng, tôi nhận ra có thể ông có lý. Tổ tiên người Việt xưa không hề biết đến Công ước Ramsar vốn ra đời mãi ở thế kỷ 20 nhưng họ đã biết quan sát hành vi của chim diệc - một loài chim nước cư trú ở vùng đất ngập nước để dự đoán hoạt động săn bắt cá của mình. Họ xem trọng đời sống của loài chim diệc đến nỗi đưa hình ảnh của chúng lên trống đồng như một sự tôn trọng dành cho tự nhiên. Nếu chim diệc sống sót và bắt được cá thì họ cũng sẽ có đủ cá để đánh bắt và nuôi sống cộng đồng mình tương tự như các nhà nghiên cứu khoa học ngày nay đã dùng các loài chim nước như một chỉ thị sinh học cho môi trường mà chúng cư trú. Người Việt xưa hẳn cũng không phá hủy vùng đất ngập nước để lấy đất làm nông nghiệp vì họ biết đó là nơi cư trú của loài chim nước mà họ quý trọng. Trong quan niệm hồn nhiên của họ, nếu loài chim có thể sống tốt thì loài người cũng sẽ sống tốt. 

Công ước Ramsar ra đời có một ý nghĩa quan trọng trong nhận thức của con người và các quốc gia về quyền sở hữu tự nhiên. Mỗi quốc gia tham gia Công ước Ramsar không chỉ bảo vệ vùng đất ngập nước cho quyền lợi riêng của quốc gia mình mà là cho cả hành tinh trái đất. Và chỉ khi ranh giới các quốc gia bị xóa nhòa để hướng tới mục tiêu chung là bảo vệ sự sống cho ngôi nhà chung của loài người thì những hành động quốc tế như Công ước Ramsar hay Hiệp định khí hậu Paris mới có thể thành công. 

*** 

Ramsar là công ước đầu tiên của thế giới con người cho thấy sự tôn trọng sự nguyên vẹn của một quần thể sinh vật trong tổng thể tự nhiên quan trọng như thế nào. Dòng sông Mekong cũng là