Thân mời bạn đọc Chương 5 tại đây nhé.

25. Trang 170

Dẫu vậy, ở phía bên kia, Trung Quốc vẫn không thay đổi. Các nhà đầu tư Trung Quốc ngày càng hăm hở trong việc đưa các sáng tạo công nghệ - đập, đường bộ, đường sắt, sản phẩm tiên tiến, máy bay không người lái và trí tuệ nhân tạo - vốn sẽ làm giảm dân số ở vùng núi đồi hay ràng buộc hơn những người ở lại đó vào hệ thống kinh tế đồng bằng. Dòng chảy đầu tư hạ tầng, sự thâm nhập thị trường, lao động và du khách Trung Quốc đang làm thay đổi bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường sống ở sông Mekong với tốc độ chưa từng có trước đây bởi bất kỳ cường quốc bên ngoài nào. Nếu chất lượng của việc thay đổi khác đi, điều đó chỉ có thể được thực hiện bởi chính các đối tác Trung Quốc khi họ có trách nhiệm hơn và có ý thức hơn với các phẩm chất độc đáo của khu vực sông Mekong. Ngoài ra, các đối tác ở hạ nguồn có thể cùng nhau hợp tác tích cực với Trung Quốc để thực hiện tiến trình thay đổi. “Dòng sông tự nó không có thượng hay hạ Mekong. Cả hệ thống này là một. Không có phần thượng Mekong thì cũng không có vùng đồng bằng. Không có hoạt động dọc theo dòng sông, đi qua Lào, qua Thái Lan đến Campuchia thì sẽ không có sự đa dạng sinh học của dòng Mekong. Tôi thích so sánh dòng sông với cây. Thân cây không tự phát triển một mình. Nó phát triển từ tán, lá, rễ. Khi nghĩ về dòng Mekong, anh nên nghĩ nó giống như một cây xanh. Nếu nó chỉ là thân cây, thì dân ở Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia hay Việt Nam nghĩ rằng phần thuộc về họ là phần quan trọng nhất. Nhưng không phải vậy. Nếu người ta cắt rễ của cây, thân cây sẽ chết. Vì thế nếu chúng ta muốn bảo tồn dòng Mekong hùng vĩ này, chúng ta phải nhìn vào tất cả các phần của dòng sông vốn được kết nối thành một hệ thống”, nhà sinh thái học đồng bằng sông Cửu Long Dương Văn Ni nói với Brian Eyler trước chia tay anh như một lời nhắc nhở về tầm quan trọng của tính kết nối khi nhìn về sông Mekong mà còn là cách các quốc gia nên hướng về khi sử dụng nguồn tài nguyên chung của dòng sông. “Khi kết nối là điểm khởi đầu để suy nghĩ về cách để quản lý và bảo tồn hệ thống sông, các dòng chảy môi trường luôn là phần