Thân mời bạn đọc Chương 6 tại đây nhé.
16. Trang 218
Gandhi từ giã sự nghiệp chính trị vào năm 1934 ở tuổi 64. Năm năm sau khi ông nghỉ hưu, người đại diện nước Anh tuyên bố Ấn Độ sẽ hợp tác với Anh trong Thế chiến thứ Hai mà không tham khảo ý kiến bất kỳ nhà lãnh đạo Ấn Độ nào, điều này đã làm hồi sinh các cuộc biểu tình quần chúng.
Cả cuộc đời Gandhi đã sống và đấu tranh cho sự độc lập Ấn Độ. Khái niệm biểu tình bất bạo động của Gandhi đã truyền cảm hứng cho nhiều cuộc biểu tình, phong trào đấu tranh hiện đại về sau, các nhà lãnh đạo như Martin Luther King Jr và Nelson Mandela cũng áp dụng mô hình Gandhi cho các cuộc đấu tranh của họ. Hơn 70 năm sau khi Gandhi qua đời, dù trên trái đất vẫn còn nhiều tiếng súng nhưng thế giới vẫn không ngừng nhắc tên ông với tinh thần đấu tranh bất bạo động nổi tiếng và làm thổn thức lòng người. Vinh danh di sản của Gandhi, kể từ năm 2007, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chính thức chọn ngày 2 tháng 10 hàng năm là Ngày Quốc tế Phi bạo lực, nhằm quảng bá văn hóa hòa bình, lòng bao dung và tinh thần chống chiến tranh thông qua giáo dục và nhận thức cộng đồng.
Thật khó lòng tin được rằng: người Anh phải hạ súng, bỏ vũ khí trước sức mạnh kiên cường của một người quyết chỉ dùng ý chí của mình để giải quyết cuộc đấu tranh - như Gandhi, nhưng hành trình kiên định của Gandhi đã chứng minh bạo lực không phải là giải pháp duy nhất để có được hòa bình. Mà chính tinh thần không chấp nhận bạo động mới làm nên thành công trong một cuộc chiến ít đổ máu và thương tổn cho cả hai bên như thế. Phương pháp của Gandhi dù có vẻ không phù hợp với truyền thống chiến tranh của lịch sử loài người nhưng chính sự khác biệt ấy mới làm cho ông trở thành ngọn lửa bất tử trong một thế giới hòa bình mà cả nhân loại đang nỗ lực tìm kiếm.
***