Thân mời bạn đọc Chương 6 tại đây nhé.
18. Trang 220
phải thay đổi nhận thức về sự phân chia quốc gia, khu vực, lục địa, phân chia màu da, chủng tộc; phân chia tín ngưỡng, ý thức hệ.
Mô hình xã hội không chiến tranh mà tôi đề xuất dựa trên nền tảng tư tưởng Trái đất là quê hương của loài người. Hệ tư tưởng này gồm hai nhận thức quan trọng. Một là, con người là một phần của tự nhiên và tự nhiên cũng sở hữu những quyền của riêng mình giống như con người sở hữu các quyền vốn có đối với cuộc sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc. Hai là, lợi ích chung của hành tinh trái đất phải được đặt lên trên lợi ích riêng của từng quốc gia, dân tộc. Dựa trên hai nhận thức này, từng yếu tố trong mô hình xã hội chiến tranh: luật pháp, kinh tế, quân sự, chính phủ, giáo dục cần phải được thiết kế, tổ chức lại để hướng đến một lối sống hòa bình, bền vững trên toàn hành tinh.
Việc công nhận kỷ nguyên địa chất mới - kỷ Anthropocene
- đã tạo ra không gian diễn ngôn cần thiết cho hàng loạt nỗ lực
thay đổi nhận thức nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp do quá
trình công nghiệp hóa gây ra trên quy mô của toàn bộ hệ thống
trái đất. Luật Trái đất là một mô hình pháp lý mới, tìm cách khắc
phục những bất công sinh thái xã hội bằng cách phá vỡ các giả định
cơ bản của luật môi trường quốc tế đã không còn phù hợp. Tầm
nhìn mới trong hệ thống luật này lấy trái đất làm trung tâm và thừa
nhận rằng vạn vật đều gắn kết với nhau trong một hệ thống sinh
thái xã hội do con người thống trị. Luật Trái đất áp dụng phép ẩn
dụ của hệ thống trái đất, bao gồm các “thế giới” có liên quan với
nhau: “thế giới vật chất” (địa quyển, thủy quyển, băng quyển’ và
khí quyển), “thế giới sinh học” (sinh quyển) và “thế giới tinh thần
(tầng công nghệ). Tầng công nghệ bao gồm những công nghệ quy
mô lớn như hệ thống năng lượng, mạng truyền thông, cơ quan
chính phủ, thành phố, trang trại và các thành phần cấu thành của
chúng (máy tính, máy móc hạng nặng và con người…). Điều quan
trọng là Luật Trái đất thừa nhận rằng: nhờ sự tồn tại của các liên