Thân mời bạn đọc Chương 6 tại đây nhé.

27. Trang 229

Vào tháng 1/2015, các cộng đồng người Colombia gốc Phi và người bản địa sống dọc theo Atrato đã đệ đơn lên Tierra Digna (một tổ chức Colombia chuyên bảo vệ các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi các chính sách và dự án kinh tế đe dọa lãnh thổ của họ, dẫn đến vi phạm nhân quyền và tàn phá môi trường) khởi kiện 20 tổ chức nhà nước và chính quyền địa phương. Họ lập luận rằng bằng cách cho phép cách hoạt động khai thác bất hợp pháp tiếp diễn dẫn đến việc suy thoái quần xã sinh vật Chocó, chính phủ đã vi phạm nhân quyền của họ, bao gồm quyền có một môi trường sống trong lành được thiết lập theo hiến pháp Colombia năm 1991. 

Trong bối cảnh các tác động môi trường và xã hội tàn khốc do khai thác trái phép ở vùng Atrato gây ra và nhà nước không giải quyết được các vấn đề này, Tòa án Hiến pháp Colombia đã ra phán quyết có lợi cho các cộng đồng nguyên đơn vào năm 2017. Lập luận rằng việc bảo vệ môi trường là mục tiêu cơ bản và yếu tố xuyên suốt của trật tự hiến pháp Colombia, tòa án lần đầu tiên thông qua cách tiếp cận lấy sinh thái làm trung tâm để bảo vệ môi trường, trao quyền pháp nhân cho sông Atrato. 

Cách tiếp cận bắt đầu từ tiền đề cơ bản là trái đất không thuộc về con người mà ngược lại con người thuộc về trái đất như bất kỳ loài nào khác. Theo quan điểm này, thiên nhiên không chỉ được xem là môi trường xung quanh con người mà còn là một chủ thể có các quyền riêng của mình, do đó, phải được bảo vệ. Kết luận được củng cố bởi cuộc thảo luận của tòa án về quyền văn hóa sinh học được định nghĩa là “các quyền của các cộng đồng dân tộc được tự quản lý và bảo vệ lãnh thổ - phù hợp với luật pháp và phong tục của họ - cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên tạo nên môi trường sống, nơi văn hóa, truyền thống và cách sống được phát triển dựa trên mối quan hệ đặc biệt của họ với môi trường và đa dạng sinh học”. Khái niệm về quyền văn hóa sinh học của tòa án không xây dựng các quyền mới