Thân mời bạn đọc Chương 6 tại đây nhé.

32. Trang 234

hạnh phúc vừa phải, rất hạnh phúc và hạnh phúc sâu sắc, để từ đó đưa ra những chính sách giúp cải thiện mức độ hạnh phúc đối với nhóm người cảm thấy cuộc sống bất hạnh. 

Bhutan vốn là một quốc gia nhỏ thuộc nhóm kém phát triển nhất (LDC) nằm trong đất liền ở Nam Á. Nhờ việc áp dụng chỉ số GNH, Bhutan đã có mức tăng trưởng ấn tượng trong bốn thập kỷ qua. Bhutan ghi nhận mức tăng trưởng GDP trung bình hàng năm là 7,5% kể từ đầu những năm 1980 và tỷ lệ nghèo đói đã giảm từ 36% năm 2007 xuống còn 10% vào năm 2019. Báo cáo Phát triển Con người năm 2020 của UNDP, xếp hạng Bhutan cao nhất trong số các nước kém phát triển nhất về phát triển con người nói chung, công nhận Bhutan là quốc gia có tổng diện tích rừng tự nhiên, nguyên sinh bao phủ tới là 72,5% lãnh thổ. Nhờ lượng khí thải carbon thấp, mức độ cô lập carbon cao và xuất khẩu thủy điện, Bhutan là quốc gia âm carbon duy nhất trên thế giới. 

Năm 2011, nhờ vào công việc tiên phong của chính phủ Bhutan trong việc phát triển chỉ số GNH, Liên hợp quốc đã nhất trí thông qua nghị quyết của Đại hội đồng kêu gọi cách tiếp cận toàn diện đối với sự phát triển nhằm thúc đẩy hạnh phúc và phúc lợi bền vững. Nghị quyết được 68 quốc gia thành viên Liên hợp quốc ủng hộ. Tiếp nối, trong năm 2012, một cuộc họp cấp cao của Liên hợp quốc về Hạnh phúc và an sinh: Xác định một mô hình kinh tế mới được thiết kế để giúp các nhà lãnh đạo thế giới, các chuyên gia, xã hội dân sự cùng nhau phát triển một mô hình kinh tế mới dựa trên an sinh và phát triển bền vững. 

Nhiều quốc gia phương Tây không tạo ra một chỉ số khác thay thế GDP như Bhutan, thay vào đó họ tìm cách tách sự tăng trưởng kinh tế khỏi sự phát thải khí nhà kính. Quá trình này gọi là sự tách rời - decoupling (tách GDP khỏi GHG). Tách rời tương đối là nơi mà cả tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch tiếp tục tăng, nhưng với tốc độ khác nhau, với tốc độ GDP tăng nhanh hơn