Thân mời bạn đọc Chương 6 tại đây nhé.

35. Trang 237

hướng tách rời nền kinh tế và lượng khí thải carbon ở Hoa Kỳ có thể sẽ được duy trì sau năm 2020. 

Trong số 20 quốc gia khác đang trải qua quá trình tách rời kể trên, 19 quốc gia đã chứng kiến sản lượng công nghiệp của họ - một thành phần của GDP - giảm từ năm 2000 đến 2013, cho thấy sự chuyển đổi trọng tâm kinh tế khỏi các ngành công nghiệp nặng, phát thải nhiều. Tuy nhiên, cả Bungary và Uzbekistan đều đã quan sát thấy sự tiến bộ trong lĩnh vực công nghiệp của họ ngay cả khi giảm lượng khí thải carbon. Điều này càng chứng minh rõ hơn chân lý: việc tách nền kinh tế khỏi phát thải nhà kính có thể khả thi ngay cả ở các quốc gia có hoạt động công nghiệp đang phát triển. Những phát hiện của WRI là một dấu hiệu đầy hứa hẹn cho thấy: có thể giải quyết các thách thức khí hậu toàn cầu mà không cần phải hy sinh sự phát triển kinh tế. 

Giải pháp đầu tiên cho mục tiêu trên, là: chiến tranh phải được chấm dứt dưới mọi hình thức. Điều này không có nghĩa là quân sự thế giới phải giải trừ toàn bộ dù chúng ta đều đồng ý rằng sự đồng lòng và quyết tâm trong việc giải trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân là hành động quan trọng nhất để ngăn ngừa thảm họa “mùa đông hạt nhân”. Các quốc gia cần giữ lại một lượng tối thiểu vũ khí để răn đe trong việc thực thi pháp luật, trong khi đó phần lớn lực lượng quân sự sẽ chuyển sang phục vụ cho các hoạt động hòa bình. 

Mặc dù không trực tiếp dẫn đến các mối đe dọa an ninh quốc gia nhưng biến đổi khí hậu có thể đóng vai trò là “gánh nặng nhân lên”, là động lực hoặc chất xúc tác gây ra sự bất an trong xã hội loài người thông qua việc phá hủy các hệ sinh thái, tài nguyên, cơ sở hạ tầng, các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra tình trạng khan hiếm nước và lương thực, các vấn đề sức khỏe và tổn thất nghiêm trọng về sinh kế. Trong những môi trường vốn đã khan hiếm tài nguyên, các thảm họa do khí hậu gây ra có thể thúc đẩy sự cạnh tranh về lĩnh vực này. Rủi ro an ninh này là nguy cơ lớn nhất đối với các xã