Thân mời bạn đọc Chương 6 tại đây nhé.

39. Trang 241

trưởng Bộ Quốc phòng Estonia Kalle Laanet. “Chúng ta phải hành động chống lại hậu quả của biến đổi khí hậu tương tự như thể chúng ta đang bảo vệ các quốc gia, các giá trị dân chủ và con người. Và khi làm như vậy quân đội chúng ta sẽ tự hào vì chúng ta đang có những điều đẹp đẽ đáng để bảo vệ trên chiến trường”.

Nếu lực lượng quân đội được chuyển sang các hoạt động hòa bình, làm thế nào để giải quyết xung đột giữa các quốc gia? 

Làm thế nào để bảo vệ quyền lợi riêng của từng quốc gia? Tôi đồng ý rằng trong các cuộc chiến, mỗi bên tham chiến đều có lý lẽ riêng của họ. Nhưng nếu cứ tiếp tục bảo vệ lý lẽ của từng quốc gia theo lối tư duy cũ, chiến tranh sẽ mãi mãi không bao giờ kết thúc. Vì thế, giải pháp thứ hai tôi đề xuất là một nhận thức chung được phổ biến trên toàn thế giới: trong thiên niên kỷ thứ ba này, hòa bình là điều kiện tiên quyết để bảo vệ nền văn minh của nhân loại.

Chúng ta cần có một tổ chức hòa giải xung đột quốc tế với hệ thống luật lệ được soạn thảo dựa trên sự công bằng và hợp lý. Cần phát huy phương pháp đấu tranh bất bạo động trong giải quyết xung đột. Trong tranh chấp lãnh thổ chẳng hạn, các quốc gia cần nhận ra: nếu lãnh thổ đó thuộc về họ, họ phải có nghĩa vụ và trách nhiệm làm cho người dân vùng đất ấy sống tốt hơn, hạnh phúc hơn. Tranh giành lãnh thổ là giành về phần trách nhiệm và nghĩa vụ an sinh xã hội chứ không phải giành lấy phần lợi ích khai thác vùng đất ấy. Tất cả các bên tham gia đều phải thống nhất với hệ thống luật lệ này. Chỉ khi các quốc gia cùng nhau tôn trọng luật lệ, thì hòa bình mới có cơ hội nảy mầm và phát triển. 

Ai sẽ là người phân xử, giải quyết các mâu thuẫn, xung đột quốc tế, làm cho mỗi bên đều cảm thấy thỏa mãn? Kể từ khi ra đời năm 1945, đến nay tổ chức Liên hợp quốc vẫn là diễn đàn đa phương quan trọng nhất của thế giới. Trải qua hơn 75 năm tồn tại