Thân mời bạn đọc Chương 6 tại đây nhé.

52. Trang 254

được lắng nghe cho đến khi xung đột được giải quyết - bằng một lời xin lỗi hoặc một hành động mà cả hai bên đều đồng thuận. Thông qua cách lắng nghe quan điểm của một bạn khác, đứa trẻ bắt đầu phát triển sự đồng cảm với người khác. Trẻ cũng học cách giải quyết xung đột một cách hòa bình trên sân chơi. Các kỹ năng sống và kỹ năng giao tiếp quan trọng như lắng nghe, đồng cảm, giải quyết vấn đề, thương lượng và khoan dung được học mỗi ngày vào giờ giải lao. 

Nền tảng để tạo ra một “đứa trẻ hòa bình” nằm trong triết lý giáo dục của Maria Montessori. Bà cho rằng giáo dục phải quan tâm đến sự phát triển của cá thể và cho phép cá nhân trẻ thơ không chỉ những năm sớm nhất của thời thơ ấu mà còn trải qua những giai đoạn phát triển của nó. Hai điều cần thiết là: sự phát triển của tính cá nhân và sự tham gia của cá nhân vào một đời sống thực sự xã hội. Bà cho rằng có một sự tương tác liên lụy giữa cá thể và môi trường của nó. Con người được định hình qua việc sử dụng các đồ vật và các đồ vật được con người nhào nặn ra. Đây là một biểu hiện tình yêu của con người đối với môi trường xung quanh nó. Sự tương tác hài hòa - khi nó tồn tại, như trong đứa trẻ - thể hiện mối quan hệ bình thường phải hiện hữu giữa cá thể và môi trường của nó, đây là mối quan hệ về tình yêu. Tình yêu thúc đẩy đứa trẻ không sở hữu một vật mà thứ nó quan tâm hơn là có thể làm gì hữu ích - cho mình và cho cộng động - với vật ấy. Khi công việc bắt đầu trong một môi trường nào đó, sự liên kết với đồng loại của mình sẽ bắt đầu, bởi vì không ai có thể làm việc thường xuyên và lâu dài chỉ với… một mình. Nếu không được giáo dục bằng phương pháp trên, có thể xảy ra tình huống dễ gặp là: đứa trẻ bắt đầu muốn chiếm hữu tất cả những gì xung quanh nó. Thay vì làm việc với người khác, đứa trẻ bắt đầu gây gổ với họ, hệ lụy sẽ dẫn đến sự xung đột.