Thân mời bạn đọc Chương 7 tại đây nhé.

12. Trang 291

nhắc đến DNA ti thể, chúng ta lại nhớ đến tầm quan trọng của người phụ nữ và quá trình sinh nở. Như Bryan đã đặt ra câu hỏi: “Vậy thì cái gì chính là cái chúng ta có cùng với những thành viên khác trong cùng thị tộc của mình?”

Đó là một mẫu DNA giống hệt nhau được truyền từ những tổ mẫu xa xưa. Chúng ta sử dụng nó liên tục. Nhưng tuyến đường mà thông qua đó những gen này đến được với chúng ta lại có tầm quan trọng riêng của nó, bởi vì đó chính là sự gắn kết giữa người mẹ và người con. “Đây là một nhân chứng sống cho chu trình mang nặng đẻ đau, nuôi dưỡng và yêu thương bền bỉ vốn lại bắt đầu mỗi lần một đứa trẻ ra đời. Nó lặng lẽ ẩn sâu bản chất bí ẩn của nữ giới qua hàng ngàn thế hệ. Đây là một phép màu vĩ đại kết nối tất cả mọi người trong cùng một thị tộc”. 

*** 

Công trình nghiên cứu của Bryan Sykes ra đời trong thập niên năm 1980 khi DNA ti thể và nhiễm sắc thể Y là hai công cụ phân tích di truyền mạnh mẽ để nghiên cứu về nguồn gốc loài người. Vào thời điểm ấy, nghiên cứu khoa học về nguồn gốc loài người đang tồn tại một cuộc tranh luận sôi nổi giữa hai phe đối lập: mô hình tiến hóa “rời khỏi châu Phi” và mô hình tiến hóa đa vùng. 

Theo mô hình “rời khỏi châu Phi” con người hiện đại về mặt giải phẫu đã hình thành một loài mới (Homo sapiens) ở châu Phi từ 150.000 đến 200.000 năm trước. Khoảng 50.000- 60.000 năm trước, quần thể của loài mới này bắt đầu mở rộng khắp Thế giới cũ, thay thế các loài người cổ xưa tồn tại bên ngoài châu Phi. Theo mô hình này, hầu như không có đầu vào di truyền từ các quần thể người cổ xưa khác loài Homo sapiens. Vì vậy, tất cả con người sống thời hiện đại có thể truy tìm tất cả tổ tiên của mình vào 200.000 năm trước từ châu Phi. Mô hình tiến hóa đa vùng đưa ra một cách