Thân mời bạn đọc Chương 4 tại đây nhé.

Site: Earth Is My Home Land
Course: Địa Cầu Quê Tôi
Book: Thân mời bạn đọc Chương 4 tại đây nhé.
Printed by: Guest user
Date: Saturday, 19 July 2025, 2:38 AM

1. Trang 114

Chương 4
CUỘC CHIẾN ĐẪM MÁU Ở GAZA -
BÀI HỌC CAY ĐẮNG CHO HOÀ BÌNH!


Ít ai ngờ được rằng, đến tận cuối năm 2023 rồi, mà nhân loại tiến bộ còn phải chứng kiến các cuộc xung đột vũ trang đẫm máu, khiến hàng nghìn người thiệt mạng, nhiều công trình dân sự bị “đưa về thời kỳ đồ đá” gần như theo đúng nghĩa. Hình ảnh khói lửa tràn lan, những toà nhà cao tầng sụp đổ như một cơn ác mộng với những người khổng lồ giẫm đạp. Tính đến đầu tháng 12 năm 2023, xung đột Israel - Hamas đã khiến hơn 15 nghìn người ở Gaza thiệt mạng, nhiều nạn nhân là phụ nữ và trẻ em. Con số kinh khủng: 80% trong tổng số 2,3 triệu dân ở dải Gaza bị mất nhà cửa vì chiến tranh loạn lạc. Phía Israel có tới 1.400 người thiệt mạng, nhiều người bị bắt làm con tin. 

Thật sự là một cú sốc lớn cho những người có lương tâm, thậm chí, một cuộc tấn công chí mạng còn đánh thẳng vào bệnh viện, trường học bằng vũ khí tối tân của những người “máu lạnh”. Có khi, một lần “tung hoả lực”, họ giết chết tới 500 thường dân, thậm chí ở cả một khu… bệnh viện, một trại tị nạn với bệnh nhân, người dân, phụ nữ, trẻ em vô tội. Đấy là chưa kể bắt cóc thường dân, giết con tin như thời Trung cổ.

2. Trang 115



Tất nhiên, bên nào cũng có cái Lý của mình và họ vin vào những điều “chính nghĩa” đó để gây ra các sự tàn độc. 

Đó cũng là lý do mà trên các trang thông tin được lan truyền và tin tưởng rộng khắp, như Bách khoa toàn thư mở - Wikipedia (tiếng Việt), người ta đã dùng một cụm từ để mô tả thảm trạng trên là: những vụ thảm sát trong những ngày “tồi tệ nhất lịch sử nhân loại”; khi mà ở đó, các giá trị nhân văn và nỗ lực xây dựng nền văn minh phục vụ con người bị đẩy nhào, bị tàn phá không thương tiếc. Đôi khi các khái niệm bị đánh tráo. 

Chiến tranh, lộ rõ vẻ mặt phi nhân tính và độc ác của nó, dường như còn đáng sợ hơn cả những gì người ta vẫn hình dung. Các xung đột đẫm máu hàng nghìn năm qua ở dải đất Gaza rồi Jerusalem được coi là linh thiêng và lúc nào cũng hừng hực ngựa chiến, đao kiếm và các kho thuốc súng trực chờ bùng nổ này thì

3. Trang 116

ai cũng biết rồi. Suốt nhiều thập niên, các bản tin thời sự ở mọi quốc gia, chắc cũng quen với các thông tin ngày qua ngày lúc nào cũng “nóng” về xung đột ở dải Gaza, chiến tranh Israel - Plestine. Các cuộc chiến thời Trung cổ đẫm máu thì đã đành. Đằng này, ngạc nhiên hơn là tới tận năm 2023, liên tiếp các đòn “đánh trộm”, “trả đũa”, bắt cóc con tin, tuyên bố thù hận “xoá sổ” các khu dân cư, xâm chiếm lãnh thổ của nhau theo kiểu tát nước bắt cá. Họ cất quân đi tàn sát theo kiểu “nó sống thì mình chết và ngược lại”… bất chấp, người yêu chuộng hoà bình đang biểu tình tràn lan khắp các châu lục để phản đối chiến tranh bạo ngược dội lên đầu thường dân vô tội. Bất chấp các nỗ lực hoà giải của nhiều quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế. 

Cuộc tấn công bất ngờ, phải nói là vô cùng bất ngờ, bất ngờ đến mức người ta nói rằng, các chiến dịch nghi binh ngoại giao của Hamas với Israel đã khiến tình báo Israel “tê liệt” và quá nhiều người sửng sốt. Bất ngờ, ngày 7/10/2023, Hamas tấn công dữ dội vào Israel, phá huỷ và giết chóc tang thương chưa từng thấy kể từ “cuộc xung đột lần thứ nhất giữa hai bên” vào năm 2008 tới giờ. Hẳn rồi, trong cơn căm phẫn tột cùng, Israel đáp trả với hoả lực mạnh và các chiến dịch “tìm diệt” cũng chưa từng có. 

Tài liệu được Wikipedia mô tả với dẫn nguồn chu đáo, cho biết: Khoảng 2.500 chiến binh Palestine đã xâm nhập vào Israel từ Gaza bằng xe tải, xe bán tải, xe máy, máy ủi, tàu cao tốc và dù lượn. Họ chiếm trạm kiểm soát tại cửa khẩu Kerem Shalom, và tạo ra các lỗ hổng trên hàng rào biên giới ở 5 địa điểm khác, bao gồm cả cửa khẩu Erez. Các hình ảnh và video dường như cho thấy các chiến binh đeo mặt nạ và được trang bị vũ khí hạng nặng mặc quân phục màu đen đi xe bán tải và nổ súng ở Sderot, giết chết hàng chục thường dân và binh lính Israel. Các video khác xuất hiện cho thấy những người Israel bị bắt làm tù binh và một chiếc xe tăng của

4. Trang 117

Israel đang bốc cháy, cũng như các chiến binh lái các phương tiện quân sự của Israel. 

Cùng buổi sáng, một vụ thảm sát xảy ra tại một lễ hội âm nhạc ngoài trời gần Re’im, khiến ít nhất 260 người thiệt mạng và nhiều người vẫn mất tích. Các nhân chứng kể lại việc các chiến binh đi xe máy nổ súng vào những người tham gia đang bỏ chạy, những người đã giải tán do hỏa lực khiến một số người tham dự bị thương; một số cũng bị bắt làm con tin. Dân quân đã giết hại thường dân tại Nir Oz, Be’eri và Netiv HaAsara, nơi họ bắt con tin và phóng hỏa các ngôi nhà, cũng như ở Kibbutzim xung quanh dải Gaza. 200 thường dân đã thiệt mạng trong vụ thảm sát Kfar Aza, 108 người trong vụ thảm sát Be’eri và 15 người trong vụ thảm sát Netiv HaAsara, trong vụ việc được mô tả là “vụ thảm sát trong một ngày tồi tệ nhất lịch sử nhân loại”. Các con tin cũng được cho là đã bị bắt ở Ofakim, trong khi các ngôi nhà ở Sderot bị đốt cháy. Hamas cho biết họ đã bắt đủ tù nhân để buộc Israel thả các tù nhân Palestine của mình, đồng thời tuyên bố rằng họ đã bắt đủ tù nhân để đảm bảo thả tất cả những người Palestine bị cầm tù, bao gồm cả phụ nữ và trẻ vị thành niên”. 

Ngay lập tức, các chiến dịch đáp trả của Israel được triển khai, có tới 9,2 nghìn người bị giết chết ở dải Gaza trong ít ngày, thì đủ hiểu chiến dịch khốc liệt tới mức nào. Nếu phía Hamas gọi cuộc “đột nhập bất ngờ” Israel ngày 7/10/2023 của họ là “Chiến dịch Bão táp Al-Aqsa (Operation Al-Aqsa Storm)”; thì không kém phần dáng sợ và quyết liệt, ngay lập tức, Israel gọi cuộc phản công của mình là “Chiến dịch Những thanh gươm sắt” (Operation Iron Swords). Không bên nào chịu bên nào, nói như các nhà hiền triết, thì họ đã lấy oán trả oán thì oan oán chất chồng. Hòn bấc ném đi thì hòn chì ném lại.

5. Trang 118

Theo một thống kê đã chính thức đăng tải ở Báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh, một tờ báo lớn ở Việt Nam, có tới 420 trẻ em bị chết và bị thương mỗi ngày do bom đạn giội xuống dải Gaza, khi người Israel mở “Chiến dịch Những thanh gươm sắt”. Thảm hoạ nhân đạo khiến cả thế giới phải run sợ. Không có điện, không có nước sạch, nhà cửa công trình bị phá huỷ, bom đạn giội xuống triền miên, với sức mạnh khủng khiếp nhất mà loài người đã sáng tạo ra tính đến thập niên thứ 3 của thế kỷ 21! Một nửa cái bánh mì, là khẩu phần mà một người dân ăn để sống sót trong 2 ngày; một người, trong 4 ngày chỉ có một chai nước uống cầm chừng. Không có điện và pin dự phòng để sạc thiết bị nắm tin tức hay gửi thông điệp ra khỏi vùng chiến sự. Xe bus trên đường, trường học con thơ đang tiếp thu kiến thức, bệnh viện gồm những người đau ốm khổ sở… tất cả đều bị tấn công, thảm sát. Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo vào dải Gaza từ phía Ai Cập vào, cũng dính đạn và chết trên dải Gaza. Không có sự thù hận nào, không có lợi ích quốc gia dân tộc hay tôn giáo nào có thể biện minh cho sự tàn ác kể trên. 

Hơn thế nữa, như Báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh còn viết vào ngày 1/11/2023, rằng: Thảm họa nhân đạo ở dải Gaza ghê gớm hơn đạn bom. “Kể từ khi chính thức phát động “giai đoạn 2” cuộc tấn công mở rộng trên bộ vào dải Gaza, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu dường như đang bác bỏ từng phần các nỗ lực hòa giải từ khu vực và quốc tế. Bất chấp nghị quyết của Liên hiệp quốc kêu gọi “đình chiến nhân đạo” từ ngày 28-10-2023, ông Netanyahu vẫn quyết tâm duy trì chiến sự ở dải Gaza và cho biết tất cả các cuộc chiến đều có “thương vong dân sự” ngoài ý muốn. Lập trường của Thủ tướng Israel nhận được sự hậu thuẫn của Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant và Bộ trưởng Chiến lược Ron Dermer, tiếp tục mở đường cho các hoạt động quân sự tăng cường của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) trên cả

6. Trang 119

ba phương diện hải, lục và không quân. Dải Gaza vì vậy đang ở bên bờ vực của một cuộc khủng hoảng nhân đạo toàn diện”. 

Sau tiên đoán về “một cuộc khủng hoảng nhân đạo toàn diện” kể trên, hẳn rồi, thảm hoạ đã chính thức xảy đến.



“Quy mô kinh hoàng” của điều kiện sống thiếu thốn cùng cực mà người dân Gaza đang trải qua đã được bà Lisa Doughten (giám đốc Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hiệp quốc - OCHA) xác nhận trong báo cáo ngày 31-10-2023.

7. Trang 120

“Đơn giản là chúng tôi không có đủ nguồn cung thiết yếu để đảm bảo sự sống cho những người phải di dời ở quy mô lớn thế này”, bà Dougten nói. Giám đốc Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) Catherine Russell cũng nhấn mạnh thảm cảnh “hơn 420 trẻ em bị giết hoặc bị thương ở Gaza mỗi ngày” do bom đạn. 

Không chỉ vậy, bà còn cho biết nhà máy khử muối còn lại của Gaza hiện chỉ chạy với 5% công suất, trong khi các nhà máy xử lý nước thải đã dừng hoạt động. Bà nói thêm: “Việc thiếu nước sạch và vệ sinh an toàn đang có nguy cơ trở thành thảm họa”. 

Phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, ông Philippe Lazzarini, người phụ trách Cơ quan Cứu trợ người tị nạn Palestine của Liên hiệp quốc (UNRWA), cho biết tỉ lệ tử vong của người Palestine tại Bờ Tây đang ở “mức cao nhất kể từ khi Liên hiệp quốc bắt đầu lưu trữ hồ sơ vào năm 2005”. Cùng với UNICEF, đại diện của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Gaza đã báo cáo 34 vụ tấn công nhằm vào các cơ sở chăm sóc sức khỏe, trong đó có 21 bệnh viện và 12 trong số 35 bệnh viện của Gaza không thể hoạt động nữa. 

Ít nhất 221 trường học và hơn 177.000 căn nhà bị hư hại hoặc phá hủy, nước sạch nhanh chóng cạn kiệt, 55% cơ sở hạ tầng liên quan cần được sửa chữa hoặc xây lại”. 

Khi chúng tôi viết những dòng này, chưa có một thoả thuận ngừng bắn nào, binh lính Israel đã luồn sâu vào truy đuổi, chiến đấu với các binh sĩ của Hamas. Thương vong của cả hai bên tăng vọt từng ngày. Các chuyến xe vận chuyển hàng hỗ trợ nhân đạo từ phía Ai Cập vào dải Gaza vẫn nhỏ giọt. Ước tính, mỗi ngày cần tới 100 xe tải chở hàng cứu trợ thiết yếu để hỗ trợ tối thiểu cho 2,3 triệu dân trên dải Gaza đang bên bờ vực thảm hoạ do chiến tranh khốc liệt. Vậy mà, theo thống kê chính thức, mới chỉ có 117 xe

8. Trang 121

vào được vùng cần hỗ trợ trong… 7 ngày của tháng 10 năm 2023. Vậy là người dân rên xiết và sống tàn lụi trong tuyệt vọng. Không có điện, họ dùng phần xăng cuối cùng của ô tô ra để… nổ máy xe. Và có được nguồn điện nho nhỏ để cắm hàng chục cái điện thoại, nhằm liên lạc ra thế giới hoặc liên tục bấm máy tìm tin tức người thân đang mất tích, với hy vọng mong manh vào một “phép màu”… Dĩ nhiên, hết bình xăng đó là… hết cách. Quá nhiều người bị thất lạc gia đình, bị giết chết, và những người sống sót thì sống trong đau khổ và hoang mang. 

“Trong khi đó, nỗ lực của cộng đồng quốc tế chưa mang lại kết quả nào cụ thể. Hội nghị hòa bình Cairo hôm 21/10/2023 đã thất bại. Đàm phán giữa Hamas và Israel, với sự dàn xếp của Qatar, tập trung vào vấn đề giải thoát khoảng 200 con tin mà Hamas đang giữ chứ chưa bàn đến chuyện ngừng bắn. Tất nhiên, có thể có sự bắc cầu, từ giải thoát con tin dẫn đến ngừng bắn, nhưng rõ ràng đàm phán đến hôm nay vẫn giậm châm tại chỗ. Có đề xuất đổi tất cả lấy tất cả, nghĩa là đổi khoảng 200 con tin thuộc 20 quốc tịch mà Hamas đang giữ lấy toàn bộ khoảng 5.000 tù nhân Palestine đang bị giam giữ ở Israel. Nhưng đến nay vẫn chưa một người Palestine nào trong số đó được trả tự do, còn Hamas chưa thả thêm ai ngoài 4 người cao tuổi được thả cách đây mấy ngày”, bài trên Báo Tiền Phong (Việt Nam) viết rõ. 

Chiến dịch với “Những thanh kiếm sắt” của Israel đáng sợ - đông đảo và trang bị hiện đại đến tận “chân răng” - luồn sâu vào lãnh thổ Gaza kia (cũng như trước đó, chiến binh Hamas trang bị hoả lực cực mạnh táo tợn tập kích Israel bất ngờ và gây thương vong quá lớn), rõ ràng đã cho người ta thấy nanh vuốt, nọc độc của chiến tranh hiện đại khủng khiếp tới nhường nào. Tại anh tại ả, tại cả hai bên. Con số hơn một vạn người chết chắc chắn chưa dừng lại. Khi mà lòng sôi sục căm thù vì bị đánh bất ngờ quá thảm hại, lãnh đạo bên phát động cuộc chiến tranh trả vố dường như đã trợn

9. Trang 122

mắt khi tuyến bố “biến Gaza thành hòn đảo hoang”. Tiếc thay ông ấy đã tuyên bố một điều không một người có lương tâm nào của 8 tỷ dân cư trái đất mong muốn; và đáng tiếc hơn nữa là điều đó đã dần trở thành sự thật, bất chấp mọi nỗ lực của nhân loại tiến bộ. Dù bên nào, Hamas hoặc Israel chiến thắng trong cuộc chiến này, thì phần đại bại vẫn cứ thuộc về cả loài người. Một bước tụt lùi của nền văn minh nhân loại - có thể nói không ngoa như vậy. 

Vì sao người dân mắc kẹt giữa các cuộc không kích đẫm máu và các vụ tấn công bằng tên lửa kinh hoàng như vậy? Mất điện kéo dài, đói nghèo thiếu thốn như địa ngục, hàng vạn người bị giết chết và những người còn lại thì sống trong nơm nớp lo sợ thiệt mạng bởi bom đạn, pháo kích, không kích, các đội biệt kích thiện chiến đánh luồn sâu bất cứ lúc nào. Liệu người dân dải Gaza có thể di tản đi nơi khác, tìm một miền đất bình yên hay không? Câu trả lời, cho đến hiện nay vẫn là: hầu như không thể. Bởi việc ra vào dải Gaza bị kiểm soát nghiêm ngặt, bởi các bên, nhất là kể từ khi lực lượng hồi giáo Hamas nắm quyền kiểm soát dải đất nhỏ bé và đông đúc này, rồi biến chúng trở thành tâm điểm của cuộc xung đột giữa Israel và Palestine. 

Theo nhiều chuyên gia và từ quan sát thực tế nhiều năm qua, có thể thấy rõ ràng, vùng lãnh thổ Gaza dài khoảng 40km, rộng chỉ 12km (quá sức nhỏ bé) - bao quanh là Israel, Ai Cập và biển Địa Trung Hải - lúc nào cũng hừng hực như một lò thuốc súng. Và nguyên nhân gốc rễ của chiến tranh trên vùng lãnh thổ nhỏ bé này chính là vấn đề tôn giáo, với nhiều bài toán học búa về niềm tin và cả sự quá khích đáng trách của những tín đồ sùng đạo. Họ mù quáng hay họ bị lợi dụng bởi các thế lực “mưu bá đồ vương” khác? 

“Từng là một phần của Đế quốc Ottoman và sau đó là Đế quốc Anh, nơi đây trở thành nơi ẩn náu của khoảng 200.000 người Palestine bị mất gốc do cuộc chiến tranh Saudi Arabia - Israel năm 1948. Ai

10. Trang 123

Cập cai trị Gaza cho đến khi Israel giành kiểm soát trong Chiến tranh Sáu ngày năm 1967. Năm 2005, Israel rút quân khỏi Gaza và bỏ lại các khu định cư của công dân Israel. Ngày nay, Gaza cùng với Bờ Tây là hai vùng lãnh thổ mà người Palestine thực hiện quyền tự trị song bị hạn chế. Israel duy trì quyền kiểm soát không phận và lãnh thổ hàng hải của Gaza, đồng thời thực thi lệnh phong tỏa, cùng với Ai Cập (…) Một báo cáo vào năm 2021 từ nhóm vận động Euro-Med Monitor cho biết 9 trên 10 trẻ em ở Gaza đang phải chịu một số dạng chấn thương liên quan đến xung đột. Hầu hết người dân Gaza sống trong các trại tị nạn được thành lập cách đây hơn bảy thập kỷ để làm nơi ở cho những người Palestine phải di dời trong cuộc chiến năm 1948”, Báo Tin tức của Thông tấn xã Việt Nam viết. 

Vậy, đâu là lối ra cho “chảo lửa” với không ít dân lành có cuộc sống không khác gì “địa ngục trần gian” này? Có lẽ vấn đề nằm ở thái độ sống, sự sùng đạo theo đúng giáo lý của các tôn giáo mà họ theo đuổi, tránh biến mình thành những kẻ cực đoan, ích kỷ. 

Theo Wikipedia: “Từ thế kỷ thứ 11 trước Công nguyên (TCN) - tức là cách ngày nay hơn 3 nghìn năm - nhà nước cổ đại của người Do Thái đã ra đời ở vùng đất Palestine ngày nay. Vào thế kỷ thứ 8 TCN, các quốc gia của người Do Thái bị tiêu diệt, Palestine lần lượt nằm dưới sự cai trị của các Đế chế Assyria, Đế chế Babylon, Đế chế Ba Tư, Đế chế La Mã trong hàng thế kỷ sau đó, trước khi người Hồi giáo Ả Rập chiếm được khu vực này vào thế kỷ thứ 8. Palestine trở thành một phần của Đế chế Ottoman từ giữa thế kỷ 16. 

Khởi nguồn của cuộc xung đột Ả Rập - Do Thái đã bắt đầu từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, với sự ra đời của các phong trào chủ nghĩa dân tộc Ả Rập và  chủ nghĩa phục quốc Do Thái, cả hai đều hướng tới mục tiêu giành được độc lập từ Đế chế Ottoman và thành lập một quốc gia có chủ quyền cho dân tộc của họ ở khu vực Trung Đông. Tuyên bố Balfour là một tuyên bố công khai do chính phủ Anh

11. Trang 124

ban hành năm 1917 trong thế chiến I tuyên bố ủng hộ việc thành lập “ngôi nhà quốc gia cho người Do Thái” ở Palestine.  Với sự gia tăng của chủ nghĩa bài Do Thái ở châu Âu, một làn sóng di cư của người Do Thái tới Palestine đã diễn ra từ đầu những năm 1880. Sau thất bại của  Đế chế Ottoman  trong  Thế chiến thứ nhất, Palestine đã trở thành một vùng lãnh thổ ủy trị của Anh vào năm 1918. Sự xung đột giữa hai phong trào đó ở miền nam Levant khi xuất hiện chủ nghĩa dân tộc Palestine sau chiến tranh Pháp - Syria vào những năm 1920 đã leo thang thành xung đột giáo phái ở Lãnh thổ ủy trị Palestine vào thập niên 1930 và thập niên 1940, và mở rộng sang xung đột Ả Rập - Israel mở rộng hơn sau này”.

Liên tiếp các xung đột đau thương và thương vong tràn ngập vùng đất này. Một lãnh đạo của phong trào dân tộc Ả Rập ở Palestine đã khởi xướng phong trào “bài Do Thái” quy mô lớn. Các nước Ả Rập thậm chí đã đem quân xâm lược Israel, dẫn tới chiến tranh Ả Rập - Israel năm 1948, khiến cho 15.000 người thương vong. 

“Vào năm 1964, Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) được thành lập bởi Yasser Arafat. Năm 1967, các nước Ả Rập lên kế hoạch xâm lược Israel lần thứ hai, với mục đích tự vệ, Israel đã mở một chiến dịch tấn công phủ đầu vào cả ba nước Ả Rập là Syria, Jordan và Ai Cập, dẫn đến sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh Sáu ngày. Kết thúc cuộc chiến, Israel đã chinh phục được Bờ Tây (bao gồm cả Đông Jerusalem),  dải Gaza,  cao nguyên Golan  và  bán đảo Sinai, đánh dấu một thất bại nặng nề dành cho khối Ả Rập. 

Sau cuộc chiến Sáu ngày, Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) buộc phải tháo chạy sang Jordan, nơi vua Hussein đã cung cấp các căn cứ và nơi trú ẩn cho họ. Tuy vậy đến năm 1970, PLO bất ngờ phản bội Hussein và quay sang chống lại ông trong sự kiện đẫm máu được gọi là Tháng Chín đen tối (với khoảng 1,4 nghìn người chết). 

12. Trang 125

Thất bại trước quân đội chính phủ Jordan,  PLO lại phải di dời đến  Nam Lebanon, nơi đây đã được PLO sử dụng làm căn cứ để tiến hành các cuộc tấn công khủng bố vào miền bắc Israel cũng như các chiến dịch không tặc trên toàn thế giới. Một trong những hành động khủng bố khét tiếng nhất của các nhóm phiến quân Palestine trong thời gian này là vụ bắt giữ và giết hại 11 vận động viên Israel tại Thế vận hội Olympic năm 1972. Bên cạnh đó, những phần tử khủng bố Palestine còn chịu trách nhiệm trong vô số các cuộc tấn công đáng chú ý khác, chẳng hạn như vụ không tặc chuyến bay Sabena 571 (xảy ra vào ngày 8/5/1972, khiến 1 hành khách và 2 không tặc thiệt mạng; 2 hành khách và 1 biệt kích bị thương) và vụ thảm sát ở sân bay Lod (diễn ra vào năm 1972 khiến 28 người bị sát hại và 80 người thương vong) - theo Wikipedia.


13. Trang 126

Các chiến dịch khủng bố quy mô lớn diễn ra khiến cả loài người sợ hãi. Họ không chỉ “thánh chiến”, ôm bom quyết tử, tàn sát nhiều người trên lãnh thổ dải Gaza, vùng lân cận và cả các khu vực khác của thế giới nhằm gây sức ép để đoạt được các mục tiêu, hầu hết là ích kỷ và có gì đó mê muội của họ. Nhiều thường dân vô tội bị ép làm bình phong cho các cuộc chiến, nhiều con tin không liên quan dính líu tới các mưu đồ nào, cũng bị sát hại. Câu hỏi đặt ra là: họ đã hành động vì niềm tin nào, và ai đã truyền dạy cho họ lối sống bằng mọi giá (kể cả đoạt mạng người khác và nhiều người khác nữa) để đạt mục đích của mình? Xin thưa, câu chuyện niềm tin tôn giáo là bản chất vùng đất bịt bùng bom đạn và chiến tranh này. 

Nhưng, oái oăm thay, bản chất của tất cả các tôn giáo trên thế giới, những người sáng lập, các đức giáo chủ đầu tiên và chân chính nhất, không bao giờ ủng hộ cho các việc làm trên. Các biểu hiện cực đoan, bạo lực, khủng bố, nhân danh tôn giáo của mình để chà đạp tôn giáo khác hay tước đi cuộc sống bình yên của đồng loại… chỉ là sự bóp méo, lợi dụng tôn giáo nhằm phục vụ các mục đích ích kỉ. 

Các tôn giáo, từ khi ra đời cho đến dọc dài lịch sử của mình, rất dễ hiểu thôi, họ đều tìm cách thuyết phục càng nhiều càng tốt số người đi theo, để tạo nên sức mạnh và sự ảnh hưởng sống còn. Điều này không chỉ là mong muốn của các thành viên, tín đồ của tôn giáo ấy hiện nay, mà có lẽ, đó cũng là mong muốn rất Người của chính các vị giáo chủ hay bất cứ đấng tối cao nào trong hàng nghìn năm qua, từ thượng cổ tới giờ. Công nhận điều này, thì cũng có nghĩa là chúng ta không bất ngờ hoặc đôi khi phải chấp nhận có những kẻ “cực đoan” trong một tôn giáo. Trách nhiệm của thế giới, để được bình an, là cần có một nền giáo dục, một cách quản lý hiệu quả và quyết liệt để ngăn ngừa các phần tử cực đoan, quá khích, bạo động một cách vô lối và đẫm máu.

14. Trang 127

Ví dụ: chúng ta đã biết về nhiều câu chuyện đau lòng với những vụ việc tàn bạo nhân danh Chúa Giê-su, như các cuộc Thập tự chinh (1096-1272), Tòa án dị giáo (1200-1800), và Cuộc chiến tôn giáo của Pháp (1562-98)… Các ví dụ “điển hình” và khá kinh hoàng này, nhìn lại, chúng đều vi phạm lời dạy Chúa Giê-su Christ. “Bình luận” về các sự kiện trên, một chuyên gia nói rất có lý: “Các cơ sở giáo hội của châu Âu phục vụ hỗ trợ các chính phủ chuyên chế (gây ra các cuộc chiến tranh nhân danh tôn giáo) không phải là tôn giáo của Cơ Đốc giáo mà là sự lạm dụng và phá hoại tôn giáo”. 

Bằng chứng là, theo lời dạy của Chúa Giê-su và giáo lý kiên định quan điểm sau này của đạo Thiên chúa, là các tín đồ phải có phẩm chất sống hòa bình với nhau. Thậm chí, giáo lý còn dạy rằng: “Hãy chúc phước cho kẻ bắt bớ anh em; hãy chúc phước, chớ nguyền rủa… Nếu có thể được, thì hãy hết sức mình mà hòa thuận với mọi người”. Rồi nữa: “Đừng chống cự kẻ dữ. Trái lại, nếu ai vả má bên phải ngươi, hãy đưa má bên kia cho họ luôn”; “Đừng lấy ác trả ác, cũng đừng lấy rủa sả trả rủa sả; trái lại, phải chúc phước, ấy vì điều đó mà anh em được gọi để hưởng phước lành”. Trong thông điệp được trân trọng trích dẫn ở nhiều tài liệu, nhân ngày Hòa bình 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết:“Hòa bình là một giá trị to lớn và quý giá, là đối tượng của niềm hy vọng của chúng ta và là khát vọng của cả gia đình nhân loại”. Trong các năm sau đó, lần lượt, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã ban hành các sứ điệp hàng năm với các chủ đề khiến nhân loại tiến bộ không thôi xúc động về một lối sống tốt đời đẹp đạo của tất cả các tín hữu tử tế khắp địa cầu: “Tình huynh đệ, nền tảng và con đường dẫn đến hòa bình”, “Không còn là nô lệ nhưng là anh chị em với nhau”, “Vượt thắng thờ ơ và giành lấy hòa bình”, “Bất bạo động: Một hình thái chính trị vì hòa bình”, “Di dân và tị nạn: những người nam nữ tìm kiếm hòa bình”, “Chính trị tốt phục vụ hòa bình”…

15. Trang 128

Với các tín đồ theo Do Thái giáo, họ cũng được Đức Chúa trời truyền cho lời dạy không được “bạc đãi khách ngoại bang, và cũng chẳng nên hà hiếp họ”. Ngài đã mở rộng lời mời gọi cho tất cả mọi người, không chỉ người Do Thái, tin vào ngài và được cứu; đạo Do Thái luôn dạy người ta “làm sự công bình, ưa sự nhân từ và bước đi một cách khiêm nhường với Đức Chúa trời”. 

Có lẽ, trong các tôn giáo lớn nhỏ trên toàn thế giới, những người theo Hồi giáo hay bị “quy kết” nhiều nhất về việc để xảy ra nhiều tín đồ cuồng tín tiến hành các cuộc khủng bố, bạo loạn, chiến tranh, giết chóc đáng sợ trong nhiều thế kỷ qua. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu uy tín, giáo lý của Đạo Hồi với lời răn của giáo chủ sáng lập, ông không hề khuyên tín đồ của mình làm những điều bạo ngược. Mà trái lại, ông cũng mong mỏi, dạy dỗ để tìm đến một nền hoà bình đích thực, như chúa Giê-su, như Đức Phật Thích Ca, hay Đức Chúa trời trong Do Thái giáo… Cụ thể, trong một bài viết với cách nhìn đa chiều, dài rộng và sâu sắc của tác giả Trung Hiếu trên Báo Điện tử Đài tiếng nói Việt Nam, phân tích: 

“Thực ra, mọi tôn giáo đều có nhiều yếu tố tích cực, hướng thiện; các tôn giáo lớn đều đề cao cái thiện và tinh thần bác ái. Đã vậy, đạo Hồi thực tế đã mềm hóa rất nhiều so với các thế kỷ trước. Đại bộ phận cộng đồng Hồi giáo tẩy chay những phong trào Hồi giáo cực đoan nói chung và phong trào IS nói riêng. Cần phải khẳng định rằng đa phần người Hồi giáo hiện nay là người ôn hòa. Tuy nhiên xu hướng có những kẻ cố giải thích kinh Koran một cách máy móc và cực đoan, lợi dụng danh nghĩa Hồi giáo để phạm tội ác thì dường như ngày càng nghiêm trọng”.

16. Trang 129



Nói đến khủng bố Hồi giáo, người ta thường tìm nguyên nhân ở sự đói nghèo và thất học. Điều đó không sai. Nhưng có một vấn đề là tại sao không có khủng bố Phật giáo? Tại sao có những nước nghèo nhưng vẫn yên bình, người dân cần kiệm tìm cách vượt khó? Tại sao cùng là khủng bố Hồi giáo nhưng khủng bố ở Philippines, Indonesia không thể sánh được về quy mô và mức độ tàn khốc như ở Trung Đông? Câu trả lời trước hết nằm ở văn hóa và đặc trưng vùng miền. 

Vùng Trung Đông (tức Tây Á) tuy cũng là châu Á nhưng khác biệt về văn hóa rất lớn với Nam Á và Đông Á. Các hằng số tự nhiên, địa lý, khí hậu và lịch sử của Trung Đông khác biệt nhiều với Đông Á. Văn hóa bộ lạc du mục ở đây rất mạnh (con cừu là vật nuôi phổ biến ở cả Trung Đông và châu Âu xưa và nay, đây là hình ảnh con

17. Trang 130

cừu hiện diện đậm nét trong tôn giáo phổ biến của hai vùng văn hóa này). Tôn giáo và con người vùng Tây Á vì vậy có những nét cứng rắn đặc trưng. Ở một chừng mực nào đó, Trung Đông khá giống với phương Tây.  

Lối tư duy cứng rắn của Trung Đông đã khiến cho tôn giáo ở đây tuy ban đầu cũng đa dạng nhưng về sau chủ yếu là dòng tôn giáo độc thần (tập trung vào thờ một vị thần duy nhất), khác với truyền thống tôn giáo ở Đông Á thiên về đa thần, mềm mỏng, và khoan dung hơn.  

Và thực tế, xu hướng Hồi giáo bạo lực cuồng tín đã có từ thế kỷ 7. 

Chính vì thế mà từ thời trung cổ, ở Trung Đông đã có những cuộc chiến tôn giáo (vì tôn giáo hoặc nhân danh tôn giáo). Gồm chiến tranh giữa các giáo phái trong đạo Hồi và chiến tranh giữa Hồi giáo và các tôn giáo lớn khác (như Kitô giáo). 

Tuy nhiên, sự cứng rắn của Hồi giáo và người Tây Á khi vượt qua khoảng cách địa lý lớn, vượt qua Ấn Độ Dương bao la để đến với những vùng đất mới thì đã mềm dịu đi rất nhiều. Yếu tố văn hóa bản địa đã làm cho Hồi giáo ở Đông Nam Á không còn giống y nguyên như ở Trung Đông sa mạc nóng khô nữa. Riêng ở Việt Nam, bên cạnh tín ngưỡng đa thần dân gian, các tôn giáo “ngoại nhập” (Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo…) đều tồn tại một cách hòa thuận với nhau, xưa nay chưa thấy chiến tranh giữa các tôn giáo này hay giữa các giáo phái trong mỗi tôn giáo. 

Nhìn lại lịch sử thì thấy Hồi giáo gắn liền với quá trình hình thành nhà nước Arab và đế chế Arab. Hồi giáo là cột trụ tinh thần và chính trị của nhà nước đó. Ngay từ đầu Hồi giáo gắn liền với các cuộc  chinh chiến. Và Hồi giáo nằm trong số ít tôn giáo mà thời xưa không phản đối việc chiếm hữu và buôn bán nô lệ. Nghề

18. Trang 131

buôn bán nô lệ rất công khai và phát đạt trong Đế chế Arab xưa. Thực tế sinh động đó trong quá khứ là cái cớ để IS hiện nay (gần đây) lợi dụng nhằm biến phụ nữ thuộc các sắc tộc và tôn giáo khác thành nô lệ tình dục. Ngày nay khi nói về các điều luật sharia (luật Hồi giáo) hà khắc, chúng ta thường nghĩ tới Taliban, Boko Haram hay IS. Nhưng trên thực tế, luật này có cơ sở xã hội khá rộng rãi ở nhiều nước Hồi giáo và Arab. Ở khu vực Trung Đông vẫn có một số nước quân chủ chuyên chế, thi hành các bản án theo lối trung cổ, áp dụng các quy tắc hà khắc, thiếu khoan dung. Các tổ chức nhân quyền đã lên tiếng nhưng vẫn chưa thay đổi được tình hình. 

Nói về mục tiêu và lý tưởng sống hoà bình của các tôn giáo lớn trên thế giới, không thể không nhắc tới trường hợp đặc biệt là Đạo Phật. Trong một bài viết mang tên, “Hòa bình không chỉ là vắng bóng chiến tranh”, được gióng lên nhân Ngày quốc tế Hòa Bình gần đây, thông điệp đã được đưa ra hết sức rõ ràng. Ngày Hoà Bình được dành để tôn vinh nền Hòa Bình thế giới, kêu gọi chấm dứt chiến tranh và bạo lực. Đây là dịp thế giới tổ chức các lệnh ngừng bắn tạm thời trong vùng chiến sự để các lực lượng cứu trợ nhân đạo thi hành sứ mệnh của mình. 

Để làm rõ hơn điều này, tác giả Karel Werner đã bày tỏ quan điểm qua tác phẩm đầy tâm huyết và sâu sắc: “Hòa bình thế giới hay hòa bình trong tâm? (tác giả Nguyên Hiệp dịch ra tiếng Việt). Theo đó, ông phân tích từ giáo lý của Đức Phật, đến các vấn đề của xã hội đương đại, sau đó mới kết luận, nếu ai cũng làm đúng lời dạy của Đức Phật, thì loài người sẽ không còn chiến tranh và xung đột nữa. 

“Rõ ràng rằng thông điệp của Phật giáo là thông điệp của hòa bình. Trước hết, mục đích tối hậu của Phật giáo là chứng đạt Niết bàn, một thành tựu siêu thế, một sự an bình tối thượng. Để đạt được điều đó bằng nỗ lực bước đi trên con đường tâm linh thì việc

19. Trang 132

tránh xa xung đột là điều kiện tiên quyết. Điều này không dễ dàng, bởi vì cuộc sống trong xã hội nói chung và đôi khi ngay cả trong các đơn vị nhỏ hơn, chẳng hạn như gia đình, luôn đầy xung đột. Do đó, những người kiên quyết tìm kiếm sự bình an cuối cùng, thoát khỏi những trầm luân của đời sống luân hồi thường trở thành ẩn sĩ hay du sĩ. Tuy nhiên, việc phấn đấu hoàn toàn một mình, không có sự hướng dẫn của một vị thầy và sự hỗ trợ của những người bạn cùng chí hướng là điều khó khăn. 

Do đó Đức Phật, người đã  trải qua  nhiều năm  nỗ lực  đơn độc để tìm giải pháp cho nỗi đau khổ của con người, đã đưa ra sự hướng dẫn cho những người theo ngài và  thiết lập  một  hội chúng tâm linh mà dần dần phát triển thành một Tăng đoàn. Thoát khỏi sự ràng buộc của đời sống gia đình, xã hội và sống bằng khất thực, họ có thể tập trung nỗ lực cho việc chứng đạt giải thoát cá nhân  và hòa bình  cuối cùng. Sự  tiếp xúc  duy nhất  của họ với những người bên ngoài Tăng đoàn là qua việc nhận vật phẩm cúng dường từ người thế tục và trao cho những người này sự hướng dẫn đạo đức và tâm linh ở mức độ họ có thể hiểu được, nhờ đó họ có thể định hình cuộc sống của họ cho phù hợp vì lợi ích của họ. Đức Phật  cũng  giáo hóa  những người từ các tầng lớp  xã hội  khác nhau, bao gồm cả hoàng tộc, bằng việc làm sáng tỏ con đường đưa đến giải thoát và với những lời khuyên đạo đức chính xác theo hình thức mà mỗi người có thể thực hiện nó. 

Nếu những người tiếp nhận lời dạy của ngài thực hiện theo những hướng dẫn này và nghiêm túc kết hợp chúng vào cuộc sống hàng ngày của họ với tư cách cá nhân, và vào cách mà họ đang thực hiện trách nhiệm của mình trong gia đình, trong cộng đồng rộng lớn hơn và trong việc xử lý các công việc nhà nước trong trường hợp  của các  quốc vương, thì hòa bình sẽ ngự trị ở bất cứ nơi nào mà Đức Phật hay các đệ tử tài năng của ngài đi đến với ảnh hưởng của họ”.

20. Trang 133

Có thể, thời của Đức Phật cách đây đã gần 2,6 nghìn năm, lời khuyên của ngài dù mang tính xuyên suốt không gian thời gian, nó là lý luận và đạo đức hành xử trong mỗi cá nhân cũng như các cộng đồng rộng lớn. Và vì thế, vài người tỏ ra hoài nghi, họ nghĩ, chuyện trên chỉ đúng với các vương triều trong quá khứ hơn 2,5 nghìn năm trước - khi con người còn ít ỏi trên trái đất và các ham hố vật chất chưa rợn ngợp như bây giờ, các phương tiện chiến tranh chưa đáng sợ và có sức huỷ diệt hay xoá sổ cả hành tinh như bây giờ. 

Để phản biện lại lập luận trên, gần đây, người ta được biết đến những tham luận về vấn đề đi tìm một thế giới hoà bình, từ lời dạy của Phật, của Chúa và của các vị sáng lập các tôn giáo lớn có đông tín đồ trên thế giới. Cụ thể, tham luận “The Way to World Peace via an Integrated Kantianand Buddhist Perspective” được tác giả trình bày tại Diễn đàn Phật giáo và Xây dựng Hoà bình Thế giới, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Bái Đính, tỉnh Ninh Bình (Việt Nam) ngày 9/5/2014. Theo đó, diễn giả chỉ rõ: 

“Thời đại  chiến tranh toàn cầu chống  khủng bố  đòi hỏi một lộ trình mới cho hòa bình thế giới. Triết gia Immanuel Kant chỉ ra rằng sự phát triển tiệm tiến của các thể chế con người là chìa khóa dẫn đến hòa bình thế giới, và rằng các nguyên tắc pháp luật, đạo đức và chính trị được thiết lập một cách toàn diện sẽ trở thành một động lực thúc đẩy quyền tự quyết của các cá nhân, các dân tộc và toàn nhân loại một cách có hệ thống. Một liên minh quốc tế vì hòa bình, nền hiến pháp cộng hòa quốc gia và luật công dân thế giới là những công cụ pháp lý cần phải được thực hiện. 

Hơn nữa, Phật giáo  đề cao hòa bình không chỉ trên  phương diện bản thể mà còn như một phương tiện. Phật giáo xác định bản chất con người và cấu trúc của nguyên nhân dẫn đến bạo lực. Phật giáo có sức mạnh văn hóa có thể  thúc đẩy và quy trách nhiệm đạo đức cho con người trong việc đạt được các lý tưởng hòa bình: cơ sở chung

21. Trang 134

của hệ thống giá trị, đức hạnh, quyền và trách nhiệm, văn hóa bất bạo động, sự đoàn kết và lòng khoan dung. Bằng cách liên kết với các Phật tử, mọi người trên thế giới có thể cảm thấy đủ mạnh mẽ để đối phó với các vấn đề của thế giới đương đại. 

Vì lẽ đó, đạo đức Phật giáo được gọi là một kỹ năng mang tính khái niệm cần thiết cho một dự án giáo dục hòa bình trong khi tiêu chuẩn đạo đức mà Kant đề xướng được gọi là một kỹ năng có tính kỹ thuật cần thiết cho phong trào phát triển nền pháp trị. Cả hai đều là những nhân tố bảo đảm cao nhất cho hòa bình, và do đó trở thành mô hình mới trong công cuộc điều hướng hòa bình. Sự hợp tác ở cấp độ địa phương như vậy có thể góp phần vào quá trình xây dựng và gìn giữ hòa bình trên toàn thế giới. Bây giờ là thời điểm chín muồi để giới thiệu một cách tiếp cận hợp nhất như vậy”. 

Nếu tìm một sự kiện nói về đoàn kết tôn giáo và về giáo lý của tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới đều có tôn chỉ là sống hoà bình, nhân ái, giúp đỡ cộng đồng và tôn trọng các tôn giáo khác thì chúng ta nên nhớ tới một sự kiện thời hiện đại mới diễn ra gần đây. Báo chí thế giới đã lạc quan và tràn đầy hứng khởi khi tường thuật lại sự kiện này, với những phát biểu minh triết và đầy trách nhiệm của những người có uy tín đến từ nhiều tôn giáo khác nhau. Cụ thể, tại Nihondaira, Shizuoka, Nhật Bản đã diễn ra buổi lễ cầu nguyện cho hòa bình thế giới với sự tham gia của nhiều thành viên thuộc các tôn giáo khác nhau, gồm: Thần đạo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo và Phật giáo.  

Riêng Phật giáo, có nhiều tông phái khác nhau tham dự, đặc biệt là sự tham dự của Đức Dalai Lama và chư Tăng Tây Tạng. Trong buổi lễ cầu nguyện, mỗi nhóm tôn giáo đều thực hiện nghi thức cầu nguyện theo phong cách riêng của mình.  

Lễ cầu nguyện đa tôn giáo này xuất phát từ sự ảnh hưởng bởi một câu châm ngôn của hoàng tử Shotoku, một nhà truyền bá đạo

22. Trang 135

Phật thời sơ khai của Phật giáo tại Nhật Bản. Hoàng tử đã phát biểu rằng: “Sự hòa hợp được đánh giá cao; việc tránh sự chống đối tùy tiện là đáng được vinh danh”.  

Tại buổi lễ cầu nguyện, Đức Dalai Lama đã bày tỏ quan điểm: Ở đây, trước núi Phú Sĩ thiêng liêng, chúng ta, những thành viên của các truyền thống tôn giáo khác nhau đã cầu nguyện cho niềm hạnh phúc bền lâu của tất cả chúng sinh trên trái đất này. Chúng ta cũng cầu nguyện cho sự phát triển của nền hòa bình, một điều kiện căn bản để có được hạnh phúc bền lâu. 

Tất cả những truyền thống tôn giáo chính của thế giới đều chuyển tải một thông điệp tương tự nhau về tình thương yêu, lòng bi mẫn, khoan dung và khắc kỷ. Vì thế, vấn đề quan trọng là, dù có những phương thức tiếp cận khác nhau, nhưng các truyền thống tôn giáo khác nhau này sống chung hòa hợp với nhau. 

Trong lịch sử, có những thời điểm xung đột bạo lực nổ ra vì vấn đề tôn giáo. Đây là điều đáng buồn, bởi vì các tôn giáo đều có điểm chung là trau dồi tình yêu thương, lòng bi mẫn và tha thứ, đây chính là những giá trị cần thiết cho xã hội mà chúng ta đang sống.

Ngài chia sẻ thêm, với tư cách là một tu sĩ Phật giáo, ngài đã gặp, tham gia các cuộc thảo luận và các buổi lễ cầu nguyện với những người thuộc nhiều truyền thống tôn giáo khác nhau. Tất cả những người ấy đều phục vụ tín đồ của họ bằng cách dạy cho các tín đồ con đường đạo đức, mà về cơ bản là hướng đến điều thiện. Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo, Phật giáo và Kỳ Na giáo đều có chung mục đích là nuôi lớn tình yêu và lòng bi mẫn nơi con người. Dù các tôn giáo trình bày những quan điểm triết học khác nhau, bởi vì các tôn giáo đã phát sinh ở những vùng khác nhau, thời điểm khác nhau, nơi những người có khuynh hướng tinh thần khác nhau, nhưng mục đích của các tôn giáo thì vẫn giữ

23. Trang 136

nguyên. Vì vậy, điều quan trọng là sự hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau giữa các tôn giáo cần được phát huy. 

Ngài nói, trong thế giới ngày nay, có nhiều vấn đề xảy ra với thế giới loài người vì chúng ta thiếu những chuẩn mực đạo đức, thậm chí thiếu cả sự trung thực đơn giản nhất. Vì vậy, chúng ta cần phải thúc đẩy các giá trị đó trong cộng đồng. Và trong bối cảnh như thế, những hành giả của các tôn giáo nên là những ví dụ điển hình cho việc tạo ra tâm bình an. Để chứng minh những phẩm chất ấy đối với người khác thì trước hết bạn phải có được sự bình an bên trong bản thân mình. Nếu không có sự bình an trong bản thân mình thì làm sao bạn có thể đem đến cho người khác? 

Là một đệ tử của Phật, đây là những gì tôi cố gắng làm với tất cả khả năng của mình, và tôi kêu gọi chư huynh đệ ở đây cũng cố gắng thực hiện điều này. 

Sau buổi lễ cầu nguyện, mọi người đã cùng nhau dự bữa cơm trưa, cùng nhau thưởng thức những món ăn truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc của Nhật Bản.  

Từ phân tích trên, có thể thấy, khi một tôn giáo bất kỳ nào đó xuất hiện các phần tử cực đoan, quá khích, làm điều tàn độc, giết chóc cho cộng đồng thì đó không phải là việc họ đắm đuối thực hiện đức tin tôn giáo do giáo chủ của mình truyền dạy. Mà như đã trích ở trên, niềm mong mỏi hoà bình, phấn đấu cho một thế giới bình an, nhân ái, thậm chí phấn đấu sự tử tế trong kiếp này để được hưởng phúc trên cõi thiên đường, sau khi chuyển kiếp, khi về với thế giới xa xanh an lạc của Đức giáo chủ (Phật Thích Ca, Chúa Giê-su, Thánh Ala, Đức Chúa trời…). Tất cả những kẻ ôm bom cảm tử, khủng bố thảm sát, gây bạo loạn bắt cóc xử trảm người khác, đều là lợi dụng tôn giáo, đánh tráo khái niệm, nhân danh đức tin để đoạt được các mục đích nhẫn tâm và ích kỷ của mình và tổ chức của mình. Nói khác đi, họ đã đi ngược lại

24. Trang 137

các mong muốn tử tế của nhân loại tiến bộ và dĩ nhiên là bị lên án và sớm hay muộn cũng sẽ bị trừng phạt. 

Trở lại câu chuyện về những ngày thảm sát theo cách “chưa từng thấy (hoặc ít ra là hiếm thấy) trong lịch sử nhân loại” trên dải Gaza, khơi mào từ vụ tấn công bất ngờ vào 7/10/2023 của Hamas vào Israel. Để trả đũa, phía Israel đã pháo kích, không kích, rồi biệt kích giáp lá cà, tìm và tiêu diệt đến mầm mống cuối cùng cả chỉ huy của chiến binh Hamas trên dải Gaza - họ đánh cả vào trại tị nạn, vào bệnh viện và trường học (khi tôi viết những dòng này, hơn 200 trường học ở Gaza đã bị tấn công!); số thường dân bị thương vong cứ tăng lên hằng ngày. Chỉ ít ngày, cuộc xung đột đã đẩy số thương vong lên tới con số… cả vạn người.


25. Trang 138

Nguyên nhân sâu xa của cuộc xung đột Israel - Plastine, ai cũng đã biết, là do mâu thuẫn tôn giáo sắc tộc. Chúng tôi tôn trọng tài liệu đã được công bố và được thế giới biết đến, thay vì chỉ phân tích theo quan điểm cá nhân của mình. Và sau đây là lý do dẫn đến xung đột Israel - Plastine được Wikipedia mô tả: “Cuộc xung đột Israel - Palestine đã bắt đầu từ giữa thế kỷ 20. Rất nhiều nỗ lực đã được thực hiện để giải quyết cuộc xung đột này chỉ với một phần thành công vào cuối năm 2019. Nguồn gốc sâu xa của cuộc xung đột bắt nguồn từ mâu thuẫn sắc tộc giữa người Do Thái và người Ả Rập  ở  Lãnh thổ Ủy trị Palestine. Đây được gọi là “cuộc xung đột phức tạp nhất thế giới”. Bất chấp tiến trình hòa bình lâu dài và những nỗ lực hòa giải chung giữa Israel với Ai Cập và Jordan, người Israel và người Palestine đã không thể đạt được thỏa thuận hòa bình cuối cùng. 

Nhiều nỗ lực đã được thực hiện để tiến hành cái gọi là “giải pháp hai nhà nước”, theo đó một nhà nước Palestine độc lập sẽ được ra đời và tồn tại song song cùng với nhà nước Israel được thành lập từ năm 1948. Tuy vậy, “giải pháp hai nhà nước” vẫn vấp phải không ít sự phản đối ở cả hai phe. Trong xã hội Israel và Palestine, cuộc xung đột tạo ra nhiều luồng quan điểm. Nó đã đem đến sự chia rẽ sâu sắc giữa người Israel với người Palestine trong hàng thập kỷ. Một dấu hiệu đặc trưng của cuộc xung đột là mức độ bạo lực xuất hiện trong suốt quá trình tồn tại của nó. Giao tranh đã diễn ra giữa quân đội chính quy, các nhóm bán quân sự, các phần tử khủng bố và các cá nhân ở cả hai bên, với thương vong xảy ra ở cả quân đội và dân thường. 

Nóng nhất ở khu vực, và cũng là nơi tập trung các tôn giáo lớn với nhiều vấn đề phức tạp và nhạy cảm nhất của thế giới chính là vấn đề tôn giáo trong khu vực Jerusalem. “Jerusalem là một vấn đề đặc biệt nhạy cảm, khi mà cả hai bên đều khẳng định yêu sách

26. Trang 139

chủ quyền đối với thành phố này. Thành phố Jerusalem đóng vai trò quan trọng đối với cả ba tôn giáo Abraham lớn nhất là Do Thái giáo, Cơ đốc giáo và Hồi giáo. Jerusalem là thành phố linh thiêng nhất của Do Thái giáo, là địa điểm tọa lạc trước đây của các đền thờ Do Thái trên Núi Đền và cũng là thủ đô của vương quốc Israel cổ đại. Đối với người Hồi giáo, Jerusalem là địa điểm mà nhà tiên tri Mohammad đã thực hiện “hành trình đêm đến thiên đường”, cũng là nơi đặt Thánh đường Hồi giáo al-Aqsa. Đối với các Kitô hữu (Thiên Chúa giáo), Jerusalem là nơi đã từng chứng kiến Chúa Jesus bị hành quyết, cũng là nơi tọa lạc của Nhà thờ Mộ Thánh.

Trụ sở của nhiều cơ quan chính phủ Israel như Quốc hội và Tòa án tối cao đã được xây dựng ở Tây Jerusalem kể từ thời điểm Israel chiếm được khu vực này sau Chiến tranh Ả Rập - Israel vào năm 1948. Sau khi Israel sáp nhập Đông Jerusalem từ Jordan vào năm 1967, quốc gia này đã giành quyền kiểm soát trên thực tế đối với Đông Jerusalem nói riêng và toàn bộ  Jerusalem  nói chung. Năm 1980, Israel đã thông qua Luật Jerusalem tuyên bố “Jerusalem, hoàn chỉnh và thống nhất, là thủ đô của Israel”.

Cả Hoa Kỳ và Nga đều công nhận  Jerusalem  là  thủ đô của Israel. Tính đến năm 2005, có hơn 719.000 người sống ở Jerusalem; 465.000 trong số đó là người Do Thái (chủ yếu sống ở Tây Jerusalem) và 232.000 là người Hồi giáo (chủ yếu sống ở Đông Jerusalem). 

Tháng 10/2023, cuộc chiến lớn, thương vong lớn ở dải Gaza nhỏ bé, lại một lần nữa khiến người ta trăn trở. Hơn một vạn người chết trong ít ngày (và con số chưa dừng lại), là do đâu? Do những kẻ nhân danh đạo đức, nhân danh chính nghĩa và nhân danh những tín đồ hết lòng vì niềm tin tôn giáo của mình đã “xuống tay”. Kẻ tám lạng, người nửa cân, không bên nào nhường bên nào. Sai lầm đáp trả bằng sai lầm, thái quá đáp trả bằng bất cập, oán trả

27. Trang 140

bằng oán, tất cả chất chồng lên nhau. Cuộc chiến và những mâu thuẫn tôn giáo sắc tộc rồi sự hơn thua “hòn bấc ném đi hòn chì ném lại” còn dẫn miền đất hằng nghìn năm binh lửa nối tiếp nhau hết lưu vong lại phục quốc, hết chiến tranh lại hoà giải rồi giả đò lừa dối nhau, nã rốc két và không kích đẫm máu - y như các cuộc chiến thời trung cổ, thời man rợ…. Cuộc chiến đó còn tiếp diễn đến bao giờ? Israel tấn công tiêu diệt Hamas bằng mọi giá, bới đất lật cỏ lên tìm, quan sát viên quốc tế cũng nói là “nếu đình chiến” thì Hamas sẽ tập hợp và khôi phục lực lượng, tìm thêm vũ khí và sẽ khó tiêu diệt hơn trong tương lai. Xe viện trợ nhân đạo thì họ nghi ngờ có vận chuyển cả chất đốt, nhiên liệu phục vụ chế tạo vũ khí cho Hamas thì sao. Trong khi Israel huy động cả không chiến, thuỷ chiến và bộ binh với vũ khí hạng nặng rà soát từng lá cây ngọn cỏ hòng tiêu diệt Hamas trên dải Gaza, thì các “đồng minh” của Hamas đã tấn công Israel từ phía sau bất ngờ. Cụ thể, Hezbollah đã phóng UAV gắn thuốc nổ, nã rốc két “núi lửa” hạng nặng vào đồn chỉ huy quân sự Israel. Chiến tranh có nguy cơ không dừng ở bán đảo Gaza và dòng người tị nạn cũng như nhiều vấn đề phát sinh khác cũng sẽ đem khủng hoảng lan tới Ai Cập. Biểu tình phản đối chiến tranh diễn ra trên nhiều quốc gia ở nhiều châu lục. 

Đã đến lúc, chúng ta cần nói nhiều hơn và hành động thật sự cho một con đường sáng, tìm lối ra cho các điểm nóng kéo dài liên miên chiến sự, xung đột như thế này. Ấy là cần một nền giáo dục hoà bình, từ sơ sinh, thơ ấu, đến quá trình học và làm việc, con người ta cần được trang bị một niềm tin tôn giáo sáng suốt, có lòng vị tha, nhân ái và tình trắc ẩn. Tránh bị đánh tráo khái niệm, bị các thế lực lôi kéo và biến mình thành các quân cờ cực đoan, quá khích, liều chết, cảm tử, “thánh chiến” cho một ván cờ ảo tưởng hay nhầm lẫn nào đó. Bản chất và sâu xa của tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới, là đều hướng tới sự đoàn kết, hoà bình, có niềm tin

28. Trang 141

đăm đắm vào một con đường, một tín ngưỡng, một vị giáo chủ (như chúa Giê-su, Thánh Ala hay Đức Phật, Đức Chúa trời…), để rồi họ cùng nhau sống tốt đời đẹp đạo, tôn trọng cảm xúc và các giá trị sống của người khác, của tôn giáo khác. 

Nhìn lại lịch sử thì các cuộc chiến tranh ác liệt làm đau đầu hoang mang cả thế giới hiện nay, đều có nguyên nhân đáng tiếc do chậm triển khai hiệu quả, quyết liệt nền giáo dục hoà bình. Cuộc xung đột ở Nga - Ukraine, cuộc chiến đẫm máu trên dải Gaza giữa Israel - Hamas rồi cả các thế lực ngầm, thế lực công khai khác nữa, đều là kết quả của việc hiếu chiến, việc dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp phát sinh mà bất chấp nhiều giá trị nhân ái khác của một thế giới đang khát khao các giá trị tiến bộ. Các vị chủ soái ở hai điểm nóng chiến tranh đang “rung chuyển” truyền thông, dư luận, tâm trạng thế giới mỗi ngày kia, rồi các vị tướng lĩnh, các binh sĩ, cả những thường dân bị lôi kéo vô tình hay hữu ý vào đó… - tất cả họ, dường như đã bị ngọn lửa chiến tranh thiêu đốt trong đầu. Dù nhân danh điều gì đi nữa, thì chiến tranh vẫn không nên coi là giải pháp cần phải triển khai, là duy nhất, là đầu tiên, là biện pháp cuối cùng. Đặc biệt, các thế lực đứng đằng sau Hamas là ai? Ai đã tiếp tay, cung cấp đủ “nhân tài vật lực” rồi trục lợi khi Israel đem quân vào lãnh thổ dải Gaza với một nhà nước độc lập được Liên hợp quốc công nhận từ nhiều thập niên qua? Báo chí thế giới nói nhiều về các phe phái trong cuộc chiến này, các cái tên được nhắc đến nhiều là Mỹ, Iran, rồi các lực lượng vũ trang được công nhận và không được công nhận khác nhau ở dải Gaza và ở các quốc gia lân cận. Chiến tranh ở Gaza, nhưng vì sao các đối tượng lại tấn công vào các cơ sở có “bàn tay” của Mỹ ở nhiều nơi? Vì sao các chiến binh ở nước khác lại nã đạn pháo vào Israel để bênh vực Hamas? Chỉ ít ngày trong tháng 10 năm 2023, 3 căn cứ quân sự của Iraq, vốn được binh sĩ Mỹ sử dụng đã bị tấn công tới 5 lần. Bộ Ngoại

29. Trang 142

giao Mỹ đưa ra cấp độ cảnh báo cao nhất (cấp độ 4) sau khi liên tiếp các cuộc tấn công gần đây nhằm vào quân đội và nhân viên Mỹ trong khu vực. 

Vậy, đây là cuộc chiến của cả những kẻ “ném đá giấu tay”, họ có bài toán trục lợi trên xương máu của khoảng 17.000 người đã chết (tính đến đầu tháng 12 năm 2023), nhiều trăm người bị bắt làm con tin, hàng triệu người bị mất nhà cửa. Các video được các hãng thông tấn uy tín hàng đầu thế giới đăng tải, có những cậu bé ở dải Gaza hiện nay, chỉ biết gào lên sau hành trình trốn chạy bom rơi đạn lạc trong tuyệt vọng. Có khi đi bộ, lúc đi xe bò, lúc đi ô tô, đi đâu cũng có súng nổ, pháo kích, cả thuỷ lục không quân cùng nã vào lãnh thổ với cuộc sống thê thảm của lương dân đang tìm cách trốn chạy. Cậu bé nói: Tôi muốn sống, tôi cần cuộc sống, nhưng họ sẽ đưa chúng tôi đi đâu? Có thể là cái chết. Có gia đình chết không còn một ai. 

Vậy, các thế lực đứng đằng sau, họ “đục nước béo cò”, “miệng nam mô” rao giảng điều đạo đức, sự minh bạch, nhưng “bụng một bồ dao găm”. Giáo dục hoà bình, “tẩy não” những tham vọng của những người cầm cương các điểm nóng chiến tranh trên thế giới, chắc chắn không dễ; nhưng là việc phải làm. Bắt đầu tư việc “ăn sâu bám rễ” tuyên truyền, giáo dục trẻ em, thanh thiếu niên từ thuở nhỏ. Việc giáo dục phải toàn diện và rộng khắp, với chiến lược, nhân sự, tài chính từ các tổ chức mang tầm vóc toàn cầu. Người lính cầm súng ở hai bên chiến tuyến và siết cò. Nhiều khi họ say máu mà giết chóc, nhưng ai đã điều khiển hành vi của những người trực tiếp cầm súng đó. Ai đã nhen ngọn lửa chiến tranh từ trong trứng nước, ai bí mật cung cấp vũ khí, tài chính, thông tin tình báo cho các phe phái để rồi chiến tranh nổ ra ác liệt, “xác người chồng lên xác người”? Ai / thế lực nào đã, đang và sẽ trục lợi nhờ buôn bán vũ khí cho các bên?

30. Trang 143

Tất cả, về bản chất là câu chuyện về nhận thức, sự lựa chọn giữa hành động theo hướng chiến tranh hay theo hướng hoà bình. Lịch sử nhân loại ghi rõ, từ cuối những năm 1940, tức là sau chiến tranh thế giới thứ 2, các chủ thuyết về giáo dục hoà bình đã được đưa ra. Lúc ấy, nhân loại vẫn còn choáng váng trước sức mạnh, sự huỷ diệt của vũ khí hạt nhân, khi Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản, khiến 140 nghìn người chết theo cách thảm khốc nhất. Lúc ấy, hậu quả của đệ nhị thế chiến quá lớn và loài người ghê sợ chiến tranh thật sự. Chủ thuyết về giáo dục hoà bình được đưa ra, nếu nó sớm lan toả, hữu hiệu trong cuộc sống của cả thế giới, thì chỉ chục năm sau, loài người đã có những nhân cách yêu hoà bình, phản đối chiến tranh, thì hậu quả các cuộc chiến tranh, xung đột không kinh khủng như bây giờ. 

Năm 1949, khi Thực dân Pháp ầm ầm đem vũ khí đạn dược và cả binh lính tinh nhuệ hòng tái chiếm Việt Nam, chúng ta xúc động thấy hình ảnh chị Raymonde Dien (một phụ nữ sinh năm 1929, tại miền Tây nước Pháp), tại một nhà ga xe lửa của Pháp, chị đã nằm xoài ra, vắt ngang thân mình qua đường ray để chặn đoàn tàu lại. “Chiến tranh” và bóng ma kinh hoàng của nó đã phải chào thua, đoàn tàu chở vũ khí phải dừng lại trước thân hình mảnh mai của cô gái 20 tuổi Raymonde Dien. Cùng chặn đoàn tàu cùng “chị” còn có nhiều người yêu hoà bình nữa. Một con đường ở TP. Hồ Chí Minh Việt Nam đã mang tên “chị” Ramonde Dien, ở Nga, trong công viên, họ dựng bức tượng người nằm ra đường ray, chặn đoàn tàu hoả chở vũ khí chiến tranh. Chị đã nằm trên đường ray ngăn chiến tranh xâm lược một đất nước ở cách xa chị hàng chục nghìn cây số. Sau hành động đáng khâm phục trên, chị Raymonde Dien đã bị toà án ở Pháp kết án tù. Nhân dân cả nước Pháp lúc bấy giờ đồng loạt phản đối, gây sức ép buộc nhà cầm quyền phải thả “biểu tượng yêu hoà bình”.

31. Trang 144

Tiếc thay, các câu chuyện như trên, dù có sức truyền cảm hứng mãnh liệt cho tình yêu hoà bình, cho nỗ lực phản đối chiến tranh, thì vẫn chỉ là rất cá biệt. Sau các “chủ thuyết” về giáo dục hoà bình, thế giới vẫn liên miên bom đạn, chiến tranh tràn lan. Mãi đến cuối năm 2023 này, Israel - Hamas đốt nóng, thiêu rụi dải Gaza với nhiều “kỷ lục thế giới buồn”; chiến tranh Nga - Ukraine vẫn chưa hề hạ nhiệt kể từ năm 2022, Liên bang Nga chính thức tấn công toàn diện vào Ukraine. Những thế lực hàng đầu thế giới vẫn chưa thôi tham vọng chiến tranh và đặc biệt là việc họ bí mật hay công khai “nhúng mũi” vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền khác. Trượt dài từ các điểm nóng, dân lành bị bắt cóc, giết chóc phục vụ các mưu đồ chính trị và tham vọng của nhiều thế lực khác nhau; các nỗ lực nhân đạo của nhân loại tiến bộ chỉ như muối bỏ biển, nhân viên cứu trợ cũng bị giết chết, toà án quốc tế cứ tuyên bố về tội của các nhân vật sừng sỏ cầm đầu cuộc chiến, họ cũng phớt lờ và tiếp tục “ùng oàng” bom đạn. Với cung cách này, thử hỏi ngọn lửa chiến tranh sẽ đưa thế giới về đâu?


32. Trang 145

Mọi tư tưởng cực đoan, thù hận, thảm sát, chống lại các giá trị tốt đẹp của loài người - đều là đáng lên án. Để có một thế hệ biết phân biệt trắng đen, biết con đường sáng và lối đi tối để sáng suốt lựa chọn, thì cần một nền giáo dục hoà bình đích thực trên quy mô đủ lớn. Xây dựng nhân sinh quan, thế giới quan cho mỗi thành viên và cả cộng đồng rộng lớn, ở các vùng lãnh thổ khác nhau, ngôn ngữ khác nhau, tôn giáo / chế độ chính trị khác nhau, thậm chí khác nhau cả màu da và châu lục… - điều này không bao giờ và chưa bao giờ là dễ dàng cả. Chính vì thế, cần sự chung tay của các nhà lãnh đạo thế giới, các tổ chức toàn cầu (như Liên hợp quốc) và cần sự gánh vác trách nhiệm tận tâm của tất cả chúng ta. Ít ra thì, bạn không thể nào có được bình yên, khi phần còn lại của thế giới không bình yên. Bạn làm tất cả những điều trên và hơn thế nữa, vì lòng bác ái, vì trách nhiệm cộng đồng; và cũng là vì hạnh phúc của chính bạn và gia đình bạn.