Thân mời bạn đọc Chương 6 tại đây nhé.
Site: | Earth Is My Home Land |
Course: | Địa Cầu Quê Tôi |
Book: | Thân mời bạn đọc Chương 6 tại đây nhé. |
Printed by: | Guest user |
Date: | Saturday, 19 July 2025, 2:37 AM |
Table of contents
- 1. Trang 203
- 2. Trang 204
- 3. Trang 205
- 4. Trang 206
- 5. Trang 207
- 6. Trang 208
- 7. Trang 209
- 8. Trang 210
- 9. Trang 211
- 10. Trang 212
- 11. Trang 213
- 12. Trang 214
- 13. Trang 215
- 14. Trang 216
- 15. Trang 217
- 16. Trang 218
- 17. Trang 219
- 18. Trang 220
- 19. Trang 221
- 20. Trang 222
- 21. Trang 223
- 22. Trang 224
- 23. Trang 225
- 24. Trang 226
- 25. Trang 227
- 26. Trang 228
- 27. Trang 229
- 28. Trang 230
- 29. Trang 231
- 30. Trang 232
- 31. Trang 233
- 32. Trang 234
- 33. Trang 235
- 34. Trang 236
- 35. Trang 237
- 36. Trang 238
- 37. Trang 239
- 38. Trang 240
- 39. Trang 241
- 40. Trang 242
- 41. Trang 243
- 42. Trang 244
- 43. Trang 245
- 44. Trang 246
- 45. Trang 247
- 46. Trang 248
- 47. Trang 249
- 48. Trang 250
- 49. Trang 251
- 50. Trang 252
- 51. Trang 253
- 52. Trang 254
- 53. Trang 255
- 54. Trang 256
- 55. Trang 257
- 56. Trang 258
- 57. Trang 259
- 58. Trang 260
- 59. Trang 261
- 60. Trang 262
- 61. Trang 263
- 62. Trang 264
- 63. Trang 265
- 64. Trang 266
- 65. Trang 267
- 66. Trang 268
- 67. Trang 269
- 68. Trang 270
- 69. Trang 271
- 70. Trang 272
- 71. Trang 273
- 72. Trang 274
- 73. Trang 275
- 74. Trang 276
- 75. Trang 277
- 76. Trang 278
- 77. Trang 279
1. Trang 203
Chương 6
MÔ HÌNH XÃ HỘI KHÔNG CHIẾN TRANH
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
CÔNG DÂN TOÀN CẦU
- “Chiến tranh không phải là bản chất của con người” - nghiên cứu của Giáo sư nhân chủng học R. Brian Ferguson.
- Cuộc đời và sự nghiệp đấu tranh bất bạo động của Mahatma Gandhi.
- Mô hình xã hội không chiến tranh: dựa trên nền tảng tư tưởng Trái đất là quê hương của loài người.
- Những yếu tố cấu thành mô hình xã hội không chiến tranh: Luật Trái đất, quyền tự nhiên - tăng tưởng GDP không nên là thước đo quan trọng duy nhất - chiến tranh cần chấm dứt dưới mọi hình thức - lực lượng quân sự sẽ chuyển sang phục vụ cho các hoạt động hòa bình.
- Cuộc đời và sự nghiệp giáo dục vì hòa bình của Maria Montessori.
- Cần có một tổ chức quốc tế đứng ra soạn thảo môn học “Giáo dục công dân toàn cầu” và buộc tất cả các quốc gia trên toàn thế giới cùng tham gia, thực hiện.
- Nơi “hạt giống hòa bình” nảy nở và phát triển.
2. Trang 204
“Chiến tranh không phải là một phần bản chất của con người”
Trên đây là kết luận của Giáo sư nhân chủng học R. Brian
Ferguson, sau khi đã dành bốn thập kỷ nghiên cứu về
nguồn gốc của chiến tranh. Trong nghiên cứu của mình, Ferguson
đã quay ngược thời gian hàng nghìn năm để xem xét nguồn gốc
lịch sử của chiến tranh nhằm làm sáng tỏ một điều rằng: liệu con
người có luôn gây chiến với nhau, từ thượng cổ tới giờ vẫn thế?
Hay là xung đột vũ trang chỉ xuất hiện khi các điều kiện xã hội thay
đổi đã tạo ra động cơ và các tổ chức giết người tập thể? Nghiên cứu
trên là một nỗ lực để giải quyết cuộc tranh luận học thuật lâu đời
về việc liệu có phải con người có khuynh hướng “tiến hóa” để…
giết đồng loại (?) hay chiến tranh chỉ là một phát minh cách đây
chưa lâu của xã hội loài người?
3. Trang 205
Tất nhiên, người ta luôn có bằng chứng khảo cổ về các vụ giết người, thậm chí việc giết người có thể khá phổ biến trong thế giới tiền sử; nhưng theo Ferguson: giết người không phải là chiến tranh. Chiến tranh thường được nói nhiều hơn theo cách hiểu về các cuộc xung đột vũ trang, tức là những hành động có tổ chức và giết chóc được xã hội chấp thuận rồi được thực hiện bởi các thành viên của một nhóm này nhằm chống lại các thành viên của một (hoặc nhiều) nhóm khác. Dù vậy sau khi xem xét các hồ sơ khảo cổ, Ferguson nhận ra rằng con người không tiến hành chiến tranh trong toàn bộ lịch sử loài người mà là một hiện tượng tương đối gần đây, chiến tranh hầu như không phổ biến và không xuất hiện vô tận trong hồ sơ khảo cổ.
Nhiều nhà khảo cổ cho rằng chiến tranh đã xuất hiện ở một
số khu vực trong thời kỳ Đồ đá giữa, bắt đầu sau khi Kỷ băng hà
cuối cùng kết thúc vào khoảng năm 9700 TCN, khi những người
săn bắn hái lượm châu Âu định cư và phát triển các xã hội phức tạp
hơn. Nhưng sự thật không đơn giản như vậy. Chiến tranh xuất hiện
vào những thời điểm khác nhau ở những nơi khác nhau, theo nghĩa
rộng khắp hơn nhiều. Trong khoảng nửa thế kỷ qua, các nhà khảo
cổ học đã đồng ý rằng: nhiều cái chết bạo lực tại Jebel Sahaba dọc
theo sông Nile ở phía bắc Sudan là hậu quả của một cuộc chiến
tranh xảy ra khoảng 12.000 năm TCN. Sự cạnh tranh gay gắt giữa
các nhóm săn bắn hái lượm định cư trong một khu vực từng có
nguồn thức ăn phong phú nhưng đang suy giảm… có thể dẫn đến
xung đột. Các khu định cư, vũ khí và khu vực chôn cất ở phía bắc
Tigris cho thấy chiến tranh liên quan đến các ngôi làng định cư
của những người săn bắn hái lượm trong khoảng thời gian từ năm
9750 đến 8750 TCN. Ngược lại, các nhà khảo cổ học không tìm
thấy bằng chứng thuyết phục nào về các khu định cư, vũ khí hoặc
hài cốt ở miền nam Levant (từ Sinai đến miền nam Lebanon và
Syria) có niên đại khoảng năm 3200 TCN. Ở Nhật Bản, những cái
4. Trang 206
chết bạo lực do bất kỳ nguyên nhân nào rất hiếm xảy ra trong các nhóm săn bắn hái lượm từ năm 13.000 đến năm 800 TCN.
Với sự phát triển của nghề trồng lúa nước vào khoảng năm 300 TCN, cứ 10 hài cốt thì có hơn 1 người chết vì bạo lực. Tại các địa điểm được nghiên cứu kỹ lưỡng ở Bắc Mỹ, một số chấn thương xương rất sớm dường như là kết quả của xung đột cá nhân hơn là tập thể. Một địa điểm ở Florida có bằng chứng về nhiều vụ giết người vào khoảng năm 5400 TCN. Ở các vùng của tây bắc Thái Bình Dương, điều tương tự cũng xảy ra vào năm 2200 TCN, nhưng ở phía nam Great Plains chỉ duy nhất một cái chết bạo lực được ghi nhận trước năm 500 sau Công nguyên.
Tại sao chiến tranh lại xảy ra? Theo nghiên cứu của Ferguson, các điều kiện tiên quyết khiến chiến tranh dễ xảy ra hơn bao gồm sự chuyển đổi sang một cuộc sống ít vận động hơn, dân số khu vực ngày càng tăng, sự tập trung các nguồn tài nguyên có giá trị như gia súc, sự phức tạp và phân cấp xã hội ngày càng tăng, buôn bán hàng hóa có giá trị cao, thiết lập ranh giới nhóm và bản sắc tập thể. Những điều kiện này khi phối hợp với những thay đổi môi trường nghiêm trọng sẽ khiến chiến tranh càng dễ xảy ra. Chiến tranh tại Jebel Sahaba có thể chỉ là phản ứng của con người đối với một cuộc khủng hoảng sinh thái khi sông Nile chia cắt một hẻm núi loại bỏ các vùng đầm lầy màu mỡ, cuối cùng dẫn đến việc con người từ bỏ khu vực này. Sau đó, nhiều thế kỷ sau khi nông nghiệp bắt đầu, châu Âu thời kỳ Đồ đá mới là một ví dụ chứng minh rằng khi con người có nhiều thứ để tranh giành hơn, xã hội của họ bắt đầu tự tổ chức theo cách khiến họ sẵn sàng hơn để tiến tới và chấp nhận chiến tranh.
Những nhà dân tộc học - nghiên cứu các nền văn hóa khác
nhau từ quá khứ đến hiện tại - có một sự giải thích khác về nguồn
gốc chiến tranh: đó là sự khác biệt cơ bản giữa các cộng đồng săn
bắt hái lượm “đơn giản” và “phức tạp”.
5. Trang 207
Săn bắn và hái lượm đơn giản là đặc trưng cơ bản của xã hội loài người trong phần lớn thời gian cách nay hơn 200.000 năm. Nhìn chung, những cộng đồng này có mật độ dân số thấp, ít tài sản, họ sống di cư và có xu hướng hợp tác bình đẳng trong việc chia sẻ một khu vực sống rộng lớn. Ngược lại, những người săn bắn hái lượm phức tạp sống trong các khu định cư với dân số lên đến hàng trăm người. Họ duy trì cấp bậc xã hội của các nhóm họ hàng và cá nhân, hạn chế khả năng tiếp cận nguồn lương thực theo dòng dõi và có khả năng “lãnh đạo” phát triển hơn. Dấu hiệu của một xã hội phức tạp như vậy lần đầu tiên xuất hiện trong thời kỳ Đồ đá giữa. Và đôi khi, những nhóm này đã tiến hành cái mà ngày nay chúng ta gọi là “chiến tranh”.
Tuy nhiên, các điều kiện tiên quyết dẫn đến chiến tranh chỉ là một phần của câu chuyện và tự thân những điều kiện này có thể không đủ để dự đoán sự bùng nổ của các xung đột tập thể. Ví dụ, ở nam Levant, những điều kiện tiên quyết như kể trên đã tồn tại hàng nghìn năm nhưng không có bằng chứng về chiến tranh. “Hóa ra nhiều xã hội cũng có những điều kiện tiên quyết riêng biệt cho hòa bình. Nhiều thỏa thuận xã hội cản trở chiến tranh, chẳng hạn như mối quan hệ họ hàng và hôn nhân giữa các nhóm; sự hợp tác trong săn bắn, nông nghiệp hoặc chia sẻ thực phẩm; tính linh hoạt trong các sắp xếp xã hội cho phép các cá nhân chuyển sang các nhóm khác; các chuẩn mực coi trọng hòa bình, kỳ thị việc giết chóc và các phương tiện được công nhận để giải quyết xung đột. Những cơ chế này không loại bỏ được xung đột nghiêm trọng nhưng chúng chuyển hướng xung đột theo cách ngăn chặn việc giết chóc hoặc giảm thiểu xung đột giữa một số cá nhân hạn chế”, Brian Ferguson viết trong bài báo Chiến tranh không phải là một phần của bản chất con người (War Is Not Part of Human Nature) đăng trên tạp chí Scientific American, năm 2018.
Vậy nhưng, một khi đã bắt đầu, chiến tranh có xu hướng lan
rộng, với các dân tộc bạo lực thay thế những dân tộc ít bạo lực hơn.
6. Trang 208
Các quốc gia bắt đầu phát triển ở nhiều nơi trên thế giới, họ có khả năng quân sự hóa các dân tộc nằm trên các vùng ngoại vi và các tuyến đường thương mại của họ. Những thảm họa môi trường như hạn hán thường xuyên làm gia tăng điều kiện dẫn đến chiến tranh. Thời kỳ ấm áp Trung cổ kéo dài từ khoảng năm 950 đến năm 1250 và sự suy giảm nhanh chóng của nó vào thời kỳ Kỷ băng hà nhỏ bắt đầu vào khoảng năm 1300, để rồi chứng kiến sự gia tăng của chiến tranh ở các khu vực trên khắp châu Mỹ, Thái Bình Dương và nhiều nơi khác. Sau đó là sự bành trướng toàn cầu của châu Âu, điều này đã biến đổi, tăng cường và đôi khi tạo ra chiến tranh bản địa trên khắp thế giới. Người dân địa phương bắt đầu gây chiến với nhau, bị lôi kéo vào những hành động thù địch mới bởi các cường quốc thuộc địa và hàng hóa mà họ cung cấp.
Sau khi chứng minh chiến tranh là một hiện tượng tương đối mới so với hòa bình (12.000 năm so với 200.000 năm), Giáo sư Ferguson tiếp tục bác bỏ lập luận của nhiều nhà nhân chủng học cho rằng chiến tranh là một khuynh hướng tiến hóa ở con người kể từ khi họ chia sẻ tổ tiên chung với loài tinh tinh. Ferguson đã dành hai thập kỷ để phân tích tất cả các vụ bạo lực liên quan đến tinh tinh và viết một quyển sách có tên Tinh tinh, Chiến tranh và Lịch sử (Chimpanzees, War, and History). “Công việc của tôi bác bỏ tuyên bố rằng những con tinh tinh đực có xu hướng giết chóc bẩm sinh, thay vào đó lập luận rằng hành vi bạo lực cực đoan nhất của chúng có thể gắn liền với những hoàn cảnh cụ thể do cuộc sống của chúng bị gián đoạn bởi tiếp xúc với con người. Chỉ có hai cuộc chiến tinh tinh diễn ra trong khoảng thời gian 9 năm, trong tổng thời gian 426 năm quan sát thực địa. Hai cuộc chiến kéo dài trong 9 năm quan sát, cho thấy tỷ lệ giết chóc hàng năm là 1,67 trong những năm này, trong khi 417 năm còn lại tỷ lệ giết chóc chỉ là 0,03 mỗi năm”.
Điều thú vị là Ferguson cũng dành thời gian nghiên cứu hành
vi của loài tinh tinh lùn (bonobo), một loài có quan hệ họ hàng với
7. Trang 209
con người tương tự tinh tinh. Ông chưa bao giờ nhìn thấy một con tinh tinh lùn giết một con tinh tinh lùn khác. Phát hiện này khiến ông đặt ra câu hỏi về khuynh hướng bẩm sinh giết chóc, rằng nếu tinh tinh lùn không giết chóc thì phải chăng bằng cách nào đó, tinh tinh lùn đã tiến hóa về mặt sinh học để không giết chóc?
Câu trả lời Ferguson tìm được chính là: tổ chức xã hội của tinh
tinh lùn đã khiến chúng chống lại việc đánh nhau. Trong xã hội
của loài tinh tinh, một con tinh tinh đực con lớn lên trong một “thế
giới trưởng thành”, nơi con đực thống trị con cái và không quan
tâm đến những con tinh tinh cái khác. Thay vào đó, tinh tinh đực
dành thời gian đi chơi với những con đực khác, điều này dẫn đến
khả năng chúng tham gia vào cuộc cạnh tranh địa vị giữa các con
tinh tinh đực với nhau. Thông thường, một nhóm gồm hai hoặc
ba con tinh tinh đực sẽ cùng nhau thăng tiến trong hệ thống phân
cấp xã hội bằng cách tụ tập với nhau và tấn công bất kỳ con đực
nào khác và đó là cách chúng đánh bại con đầu đàn ở những nhóm
8. Trang 210
khác. Ferguson cho rằng những con đực có địa vị cao thường có tính cách hung dữ bất thường và có thể tham gia vào các vụ “giết chóc phô trương” những cá thể bất lực hoặc thậm chí tinh tinh con trong nhóm chúng để đe dọa các đối thủ cạnh tranh địa vị.
Ngược lại, xã hội tinh tinh lùn có xu hướng tôn vinh vị thế của con cái. Nếu một con đực muốn vươn lên trong hệ thống phân cấp địa vị của tinh tinh lùn, những gì chúng cần làm là bám sát mẹ của mình. Đồng minh tốt nhất cho một con tinh tinh lùn đực trong việc tiếp cận nguồn thức ăn, giao phối và thăng tiến trong hệ thống phân cấp địa vị là ở gần một con tinh tinh cái có địa vị cao. Địa vị trong xã hội tinh tinh lùn là trò chơi giữa các bà mẹ, không phải giữa các huynh đệ, điều đó khiến con đực thường không gắn bó với những con đực khác. Tinh tinh lùn cũng có xu hướng chấp nhận những con đực trưởng thành lạ mặt vào nhóm của chúng, đó là sự khác biệt về chất giữa tinh tinh và tinh tinh lùn.
Các nghiên cứu của Ferguson chỉ ra rằng bạo lực chết chóc giữa các nhóm tinh tinh không phải là một kiểu hành vi tiến hóa thông thường của loài tinh tinh cũng như cấu trúc xã hội có ảnh hưởng lớn đến việc loài tinh tinh (hay tinh tinh lùn) có trở nên hiếu chiến hay không. Tinh tinh không giết chóc bẩm sinh và đúng như lời nhà nhân chủng học Margaret Mead: “Chiến tranh chỉ là một phát minh, không phải là nhu cầu sinh học của con người”. “Trong nhiều năm qua, tôi đã nghiên cứu về bản chất con người và chiến tranh. Câu hỏi lớn của tôi không phải là ‘Có phải bản chất con người là gây chiến không?’ mà là ‘Làm thế nào để giải thích các cuộc chiến đã thực sự xảy ra trong các xã hội bộ lạc và trong xã hội hiện đại?’”.
Brian Ferguson kết luận nghiên cứu của mình: “Nếu ý tưởng
chiến tranh là một phần của bản chất con người không được hỗ trợ
bởi các bằng chứng khoa học thì tương lai hòa bình có thể được mở
ra. Không có định hướng chung về hòa bình nhưng tôi nghĩ một phần
9. Trang 211
quan trọng của nó là để mọi người thúc đẩy hòa bình và để hòa bình trở nên có giá trị. Điều quan trọng là mọi người phải thấy rằng một thế giới không có chiến tranh là một khả năng thực tế. Nếu bạn nghĩ đó là điều không bao giờ có thể xảy ra thì thuyết định mệnh là một trong những công cụ chính giúp chiến tranh tiếp diễn. Thật tốt khi chúng ta có thể thoát khỏi suy nghĩ đó”.
***
Con đường đấu tranh bất bạo động của Mahatma Gandhi
Dù chưa từng gặp gỡ Brian Ferguson cho đến khi biết đến ông qua nghiên cứu về nguồn gốc chiến tranh nhưng tôi rất đồng cảm với những suy nghĩ của ông. Chiến tranh đã từng đóng một vai trò quan trọng trong việc kiến tạo nên các quốc gia, nhưng chúng ta phải cùng nhìn nhận: nếu hiểu, chiến tranh là một phương thức giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thì điều này có gì đó… quá man rợ. Nó hoàn toàn không phù hợp với loài người và các giá trị nhân văn trong thế kỷ 21 (và mãi mãi sau này). Chiến tranh ở thời đại mới với hàng nghìn quả bom nguyên tử ở khắp nơi trên thế giới có thể dẫn đến sự xóa sổ tất cả nền văn minh của nhân loại. Sự xóa sổ này diễn ra còn nhanh, trên diện rộng khắp hơn so với tất cả những tác động vốn được coi là khủng khiếp khác của thiên nhiên mà chúng ta từng biết đến.
Cũng như Ferguson, tôi tin rằng nếu con người tin chiến tranh
không phải là định mệnh, thì chúng ta sẽ có những giải pháp thay
thế không bạo lực. Tôi tin rằng hòa bình có thể đạt được bằng các
giải pháp không có đạn bom, không đổ máu, không có sự hủy diệt
tang tóc. Con đường đấu tranh bất bạo động của Mahatma Gandhi
là một minh chứng như vậy.
10. Trang 212
Mahatma Gandhi tên thật là Mohandas Karamchand Gandhi, sinh ra tại Porbandar, Ấn Độ trong một gia đình thuộc giai cấp thương gia, có thế lực. Từ nhỏ, ông đã được dạy dỗ, học hành chu đáo. Dù vậy, thuở thiếu thời Mohandas Gandhi chỉ là một cậu bé nhút nhát và học hành bình thường. Ở tuổi 13, Gandhi kết hôn với Kasturba trong một cuộc hôn nhân sắp đặt, họ có với nhau 4 người con.
Năm 18 tuổi, Gandhi một mình rời Ấn Độ để đi học Luật ở Anh. Tại đây, Gandhi bắt đầu ăn chay và tham gia Hiệp hội ăn chay London, nơi các nhà trí thức đã giới thiệu Gandhi với các tác giả danh tiếng Henry David Thoreau và Leo Tolstoy. Ông cũng nghiên cứu Bhagavad Gita, một sử thi quan trọng của những người theo đạo Hindu, tác phẩm là nguồn cảm hứng đặt nền tảng cho những niềm tin sau này của ông.
Tốt nghiệp Đại học Luật năm 1891, Gandhi trở về Ấn Độ và hành nghề luật sư tại Bombay. Hai năm sau, Gandhi nhận tư vấn pháp lý cho một hãng buôn Ấn Độ tại Nam Phi. Sau một tuần đến Nam Phi, Gandhi được yêu cầu đến tỉnh Transvaal do Hà Lan quản lý. Khi Gandi lên tàu, các quan chức đường sắt yêu cầu ông chuyển sang toa hạng 3 vốn dành cho dân da màu trong khi Gandhi đang cầm vé hạng 1. Ông từ chối và bị cảnh sát ném xuống tàu. Khi trò chuyện với những người da đỏ ở Nam Phi, Gandhi mới biết những trải nghiệm như vậy là phổ biến. Trong đêm đầu tiên của chuyến đi, ngồi trong cái lạnh của ga đường sắt sau khi bị ném khỏi xe lửa, Gandhi đã đấu tranh tư tưởng về việc ông có nên quay về Ấn Độ hay là ở Nam Phi và tiến hành chống lại sự phân biệt đối xử, sau cùng ông quyết định mình sẽ không thể bỏ qua những bất công này.
Gandhi đã dành 20 năm để cải thiện quyền của người da đỏ
ở Nam Phi. Trong ba năm đầu tiên, Gandhi đã tìm hiểu thêm về
11. Trang 213
những bất bình của Ấn Độ, nghiên cứu luật pháp, viết thư cho các quan chức và kiến nghị tới các tổ chức. Ngày 22/5/1894, Gandhi thành lập Đại hội Natal Ấn Độ (NIC). Dù NIC khởi đầu như một tổ chức dành cho người Ấn Độ giàu có nhưng nhờ nỗ lực siêng năng làm việc của Gandhi, tổ chức đã mở rộng tư cách thành viên đến mọi tầng lớp, Gandhi trở nên nổi tiếng và thậm chí các hoạt động của ông luôn được báo chí Ấn Độ và báo chí Anh đưa tin.
Năm 1896, sau ba năm ở Nam Phi, Gandhi đi thuyền trở về Ấn Độ để mang theo vợ và hai con trai. Tàu của Gandhi đã bị cách ly tại bến cảng trong 23 ngày để kiểm dịch nhưng lý do chậm trễ thực sự là sự cản trở của một đám đông người da trắng giận dữ tại bến tàu, những người tin rằng Gandhi sẽ quay trở lại cùng đông đảo những người Ấn Độ nhằm cùng nhau tràn vào Nam Phi.
Gandhi đưa gia đình đến nơi an toàn, nhưng ông bị tấn công bằng gạch, trứng thối và nắm đấm. Cảnh sát đã đến đúng lúc để cứu Gandhi khỏi đám đông và đưa ông đến nơi an toàn. Khi Gandhi bác bỏ những cáo buộc chống lại mình và từ chối truy tố những người liên quan đến cuộc tấn công, bạo lực chống lại ông đã dừng lại. Toàn bộ vụ việc này đã củng cố uy tín của Gandhi ở Nam Phi.
Bị ảnh hưởng bởi “Gita”, Gandhi muốn thanh lọc cuộc sống
của mình bằng cách tuân theo các khái niệm về aparigraha (không
ràng buộc) và samabhava (bình đẳng). Một người bạn đã tặng ông
cuốn Unto This Last của John Ruskin, cuốn sách đã truyền cảm
hứng cho Gandhi thành lập Khu định cư Phoenix, một cộng đồng
bên ngoài Durban, vào tháng 6/1904. Khu định cư này tập trung
vào việc loại bỏ của cải không cần thiết và sống trong cuộc sống
hoàn toàn bình đẳng. Gandhi đã chuyển gia đình và cả tờ báo của
ông, tờ Indian Opinion, đến đây định cư. Bên cạnh một tòa nhà
cho báo chí, mỗi thành viên cộng đồng được phân bổ 3 mẫu đất để
xây dựng nhà ở. Ngoài nông nghiệp, tất cả các thành viên của cộng
đồng đều được huấn luyện và mong muốn giúp đỡ tờ báo.
12. Trang 214
Năm 1906, tin rằng cuộc sống gia đình đã lấy đi hết tiềm năng của mình với tư cách là một người ủng hộ công chúng, Gandhi đã nhận lời thề của brahmacharya (một lời thề chống lại quan hệ tình dục, ngay cả với vợ của mình). Đây không phải là một lời thề dễ dàng, nhưng ông đã tuân thủ nghiêm ngặt trong suốt phần còn lại của cuộc đời mình. Gandhi cũng đơn giản hóa chế độ ăn uống, chuyển sang ăn chay nghiêm ngặt với trái cây và hạt.
Gandhi tin rằng lời thề brahmacharya đã cho phép ông tập trung đưa ra khái niệm về satyagraha vào cuối năm 1906. Theo nghĩa đơn giản nhất, satyagraha là sự phản kháng thụ động, tuy nhiên Gandhi cho rằng cụm từ “phản kháng thụ động” trong tiếng Anh không đại diện cho tinh thần thực sự của cuộc kháng chiến Ấn Độ. Thay vào đó, Gandhi mô tả satyagraha là “lực lượng chân lý” hay “quyền tự nhiên”. Theo nghĩa này, satyagraha là sự phản kháng bất bạo động đối với sự bất công. Một người áp dụng tư tưởng satyagraha có thể chống lại sự bất công bằng cách từ chối tuân theo luật bất công hoặc chịu các cuộc hành hung thể xác hoặc bị tịch thu tài sản mà không tức giận. Sẽ không có người chiến thắng hay kẻ thua cuộc trong một cuộc chiến mà sau cùng tất cả mọi người sẽ chấp nhận chân lý và đồng ý hủy bỏ luật bất công.
Gandhi lần đầu tiên tổ chức satyagraha chống lại Sắc lệnh sửa
đổi Luật châu Á (hay còn gọi là Đạo luật Đen) được chính quyền
Anh thông qua vào tháng 8/1906 để kiểm soát việc người da đỏ
nhập cảnh vào Transvaal. Mọi đàn ông, phụ nữ và trẻ em Ấn Độ
trên 8 tuổi đều phải đăng ký với Cơ quan đăng ký người châu Á.
Luật yêu cầu người dân Ấn Độ phải lấy dấu vân tay để được cấp
giấy chứng nhận đăng ký và giấy này phải luôn được mang theo
người để xuất trình cho bất kỳ cảnh sát nào yêu cầu. Một người Ấn
Độ không thể xuất trình giấy chứng nhận có thể bị phạt và bị tống
vào tù.
13. Trang 215
Gandhi đã liên lạc với Leung Quinn, lãnh đạo cộng đồng người Hoa, để thảo luận về Đạo luật Đen khi nó cũng áp dụng cho cộng đồng này. Phần lớn người Hoa ở Nam Phi được đưa đến làm lao động hợp đồng tại các mỏ vàng ở Transvaal. Trong vòng vài ngày, hàng ngàn người Ấn Độ và Trung Quốc đã tham dự cuộc họp được tổ chức tại Nhà hát Empire và thề sẽ không tuân theo Đạo luật Đen, bất kể hậu quả và các mối đe dọa của chính phủ. Hàng loạt cuộc biểu tình đã nổ ra trên toàn quốc, các thợ mỏ đình công và khối lượng người da đỏ không có giấy đăng ký xuất hiện đông đảo ở Transvaal bất chấp tất cả. Nhiều người biểu tình đã bị đánh đập và bị bỏ tù, kể cả Gandhi. Sau khoảng 7 năm phản đối, Đạo luật Đen cuối cùng đã bị bãi bỏ. Gandhi đã chứng minh cuộc biểu tình bất bạo động cũng có thể đạt được thành công.
Sau 20 năm ở Nam Phi, Gandhi trở về Ấn Độ. Danh tiếng ở Nam Phi đã biến ông trở thành một anh hùng dân tộc khi trở về quê nhà. Mặc dù rất háo hức được cải cách Ấn Độ nhưng một người bạn khuyên ông nên đợi một năm và dành thời gian đi du lịch vòng quanh Ấn Độ để làm quen với đời sống của người dân. Từ hành trình này, Gandhi bắt đầu thay đổi hình ảnh của mình trước công chúng: mặc một chiếc khố, mang một đôi dép và quấn thêm một chiếc khăn choàng khi trời lạnh. Ông đã mặc như thế suốt phần đời còn lại của mình.
Khi Chiến tranh thế giới thứ Nhất kết thúc, Gandi bắt đầu tập
trung vào cuộc chiến giành quyền tự trị cho Ấn Độ. Năm 1919,
Đạo luật Rowlatt của người Anh ra đời cho phép bắt giữ người
Ấn Độ vô thời hạn mà không cần xét xử. Để đáp lại đạo luật này,
Gandhi đã tổ chức một cuộc biểu tình quy mô lớn nhưng không
may nó đã vượt qua sự kiểm soát và trở nên bạo lực, 300 người
Ấn Độ đã chết và hơn 11.000 người bị thương sau sự trả thù của
người Anh tại thành phố Amirstar. Bạo lực nổ ra khiến Gandhi
14. Trang 216

nhận ra người Ấn Độ vẫn chưa
hoàn toàn tin tưởng vào sức mạnh
của satyagraha vì thế ông đã dành
nguyên năm 1920 để đấu tranh và
tìm cách kiểm soát các cuộc biểu
tình trên toàn quốc, để chúng nhất
định phải diễn ra trong hòa bình.
Gandhi cũng bắt đầu ủng hộ
sự tự lực như một con đường dẫn
đến tự do. Kể từ khi người Anh
biến Ấn Độ thành thuộc địa, người
da đỏ đã cung cấp cho Anh vải sợi
thô và sau đó nhập khẩu vải từ
Anh. Gandhi ủng hộ việc người Ấn
Độ tự quay vải, phố biến ý tưởng này bằng cách di chuyển bánh xe quay, ông thường quay sợi trong
khi diễn thuyết. Hình ảnh bánh xe quay (charkha) sau đó đã trở
thành biểu tượng cho sự độc lập.
Năm 1922, Gandhi bị bỏ tù sau một phiên tòa, ông bị kết án 6 năm tù giam. Hai năm sau Gandhi được thả ra sau một cuộc phẫu thuật điều trị viêm ruột thừa khi đất nước của ông đang đắm chìm trong bạo lực giữa người Hồi giáo và người theo đạo Hindu. Vào tháng 12 năm 1928, Gandhi và Quốc hội Ấn Độ (INC) đã công bố một thách thức mới đối với chính phủ Anh. Nếu Ấn Độ không được cấp trạng thái của Thịnh vượng chung vào ngày 31/12/1929 thì họ sẽ tổ chức một cuộc biểu tình toàn quốc chống lại chính sách thuế của người Anh.
15. Trang 217
cả đối với người nghèo nhất ở Ấn Độ. Người Anh đã tạo ra loại thuế không cho phép người Ấn Độ bán hay sở hữu muối, họ chỉ được sử dụng muối do chính phủ Anh sản xuất. Cuộc diễu hành Muối khởi động một cuộc tẩy chay muối trên toàn quốc bắt đầu từ ngày 12/3/1930 đến ngày 6/4/1930. Gandhi đã đi bộ 400km từ Sabarmati Ashram ra đến biển Dandi để lấy muối cho riêng mình. Số lượng người tham gia vào đoàn diễu hành tăng suốt chặng đường và đạt đến con số 3.000 người ở cuối cuộc tuần hành. Được truyền cảm hứng bởi hành động của Gandhi, hàng nghìn người dân đã đến bãi biển để lấy muối lỏng, trong khi người khác làm bốc hơi muối. Muối Ấn Độ đã sớm được bán trên toàn quốc. Năng lượng được tạo ra từ cuộc biểu tình đã lan truyền, khắp Ấn Độ đều cảm nhận luồng không khí này. Các cuộc diễu hành và tuần hành hòa bình cũng được tiến hành trên toàn quốc.
Khi Gandhi thông báo rằng ông đã lên kế hoạch cho một cuộc diễu hành đến công ty muối Dharasana thuộc sở hữu của chính phủ, người Anh đã bỏ tù ông mà không cần xét xử. Dù họ hy vọng rằng việc bắt giữ Gandhi sẽ ngăn chặn cuộc tuần hành nhưng họ đã đánh giá thấp những người đi theo ông. Nhà thơ Sarojini Naidu đã tiếp quản và lãnh đạo 2.500 người diễu hành, khi họ đến chỗ cảnh sát đang đợi, những người tuần hành đã bị đánh bằng gậy. Tin tức về vụ đánh đập dã man những người biểu tình ôn hòa đã gây chấn động toàn thế giới.
Nhận ra phải làm một cái gì đó để ngăn chặn các cuộc biểu
tình, đại diện người Anh là Lord Irwin đã gặp Gandhi. Hai người
đã ký thỏa thuận về Hiệp ước Gandhi - Irwin vào tháng 3/1931
cho phép sản xuất muối hạn chế và giải phóng tất cả những người
biểu tình hòa bình khỏi án tù. Hiệp ước này được Gandhi xem là
một thắng lợi trên con đường dẫn đến độc lập của Ấn Độ.
16. Trang 218
Gandhi từ giã sự nghiệp chính trị vào năm 1934 ở tuổi 64. Năm năm sau khi ông nghỉ hưu, người đại diện nước Anh tuyên bố Ấn Độ sẽ hợp tác với Anh trong Thế chiến thứ Hai mà không tham khảo ý kiến bất kỳ nhà lãnh đạo Ấn Độ nào, điều này đã làm hồi sinh các cuộc biểu tình quần chúng.
Cả cuộc đời Gandhi đã sống và đấu tranh cho sự độc lập Ấn Độ. Khái niệm biểu tình bất bạo động của Gandhi đã truyền cảm hứng cho nhiều cuộc biểu tình, phong trào đấu tranh hiện đại về sau, các nhà lãnh đạo như Martin Luther King Jr và Nelson Mandela cũng áp dụng mô hình Gandhi cho các cuộc đấu tranh của họ. Hơn 70 năm sau khi Gandhi qua đời, dù trên trái đất vẫn còn nhiều tiếng súng nhưng thế giới vẫn không ngừng nhắc tên ông với tinh thần đấu tranh bất bạo động nổi tiếng và làm thổn thức lòng người. Vinh danh di sản của Gandhi, kể từ năm 2007, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chính thức chọn ngày 2 tháng 10 hàng năm là Ngày Quốc tế Phi bạo lực, nhằm quảng bá văn hóa hòa bình, lòng bao dung và tinh thần chống chiến tranh thông qua giáo dục và nhận thức cộng đồng.
Thật khó lòng tin được rằng: người Anh phải hạ súng, bỏ vũ khí trước sức mạnh kiên cường của một người quyết chỉ dùng ý chí của mình để giải quyết cuộc đấu tranh - như Gandhi, nhưng hành trình kiên định của Gandhi đã chứng minh bạo lực không phải là giải pháp duy nhất để có được hòa bình. Mà chính tinh thần không chấp nhận bạo động mới làm nên thành công trong một cuộc chiến ít đổ máu và thương tổn cho cả hai bên như thế. Phương pháp của Gandhi dù có vẻ không phù hợp với truyền thống chiến tranh của lịch sử loài người nhưng chính sự khác biệt ấy mới làm cho ông trở thành ngọn lửa bất tử trong một thế giới hòa bình mà cả nhân loại đang nỗ lực tìm kiếm.
***
17. Trang 219
Mô hình xã hội không chiến tranh
Như tôi đã trình bày xuyên suốt quyển sách, hành tinh trái đất đang đứng trước hai mối hiểm họa lớn. Sự nóng lên toàn cầu và “mùa đông hạt nhân”, dù phát sinh theo những cách khác nhau nhưng có mối liên hệ chặt chẽ. Điều này càng chứng tỏ hầu hết cư dân và sinh vật trên trái đất đang gặp nhiều hiểm họa theo cách này hay cách khác. Sự nóng lên toàn cầu khiến môi trường sống của bầu sinh quyển trở nên cực đoan, khắc nghiệt đến mức không thể đảo ngược hoặc có thể sẽ diễn ra cái chết của hàng trăm triệu người bởi cuộc chiến tranh hạt nhân, theo sau đó là những ngày tháng băng giá toàn cầu (mùa đông hạt nhân) sẽ tiêu diệt phần lớn dân số thế giới. Điều quan trọng là cả hai mối đe dọa này đều có thể tránh được bằng một con đường duy nhất: đó là một cuộc cách mạng toàn cầu bắt nguồn từ quan điểm sinh thái và hòa bình. Con người cần phải quay lưng với sự hủy diệt có hệ thống với trái đất bằng cách hợp tác cùng nhau giải trừ vũ khí hạt nhân trên toàn cầu, chấm dứt chiến tranh và đoàn kết nhau trong các hiệp ước, thỏa thuận đối phó với những thách thức chung của hành tinh như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, an ninh lương thực, khủng hoảng di cư...
Một khi chúng ta đã chấp nhận hai tiền đề “chiến tranh không phải là bản chất của con người” và “đấu tranh bất bạo động có thể thành công”, tôi tin rằng loài người có thể xây dựng thành công một xã hội không chiến tranh giống như thời kỳ hòa bình kéo dài đến 200.000 năm trước thời kỳ Đồ đá giữa mà lịch sử đã từng chứng kiến.
Sự khác biệt cơ bản giữa thời đại hôm nay so với thời cổ đại là
chúng ta phải đánh giá lại cách thức tổ chức xã hội loài người. Cần
18. Trang 220
phải thay đổi nhận thức về sự phân chia quốc gia, khu vực, lục địa, phân chia màu da, chủng tộc; phân chia tín ngưỡng, ý thức hệ.
Mô hình xã hội không chiến tranh mà tôi đề xuất dựa trên nền tảng tư tưởng Trái đất là quê hương của loài người. Hệ tư tưởng này gồm hai nhận thức quan trọng. Một là, con người là một phần của tự nhiên và tự nhiên cũng sở hữu những quyền của riêng mình giống như con người sở hữu các quyền vốn có đối với cuộc sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc. Hai là, lợi ích chung của hành tinh trái đất phải được đặt lên trên lợi ích riêng của từng quốc gia, dân tộc. Dựa trên hai nhận thức này, từng yếu tố trong mô hình xã hội chiến tranh: luật pháp, kinh tế, quân sự, chính phủ, giáo dục cần phải được thiết kế, tổ chức lại để hướng đến một lối sống hòa bình, bền vững trên toàn hành tinh.
Việc công nhận kỷ nguyên địa chất mới - kỷ Anthropocene
- đã tạo ra không gian diễn ngôn cần thiết cho hàng loạt nỗ lực
thay đổi nhận thức nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp do quá
trình công nghiệp hóa gây ra trên quy mô của toàn bộ hệ thống
trái đất. Luật Trái đất là một mô hình pháp lý mới, tìm cách khắc
phục những bất công sinh thái xã hội bằng cách phá vỡ các giả định
cơ bản của luật môi trường quốc tế đã không còn phù hợp. Tầm
nhìn mới trong hệ thống luật này lấy trái đất làm trung tâm và thừa
nhận rằng vạn vật đều gắn kết với nhau trong một hệ thống sinh
thái xã hội do con người thống trị. Luật Trái đất áp dụng phép ẩn
dụ của hệ thống trái đất, bao gồm các “thế giới” có liên quan với
nhau: “thế giới vật chất” (địa quyển, thủy quyển, băng quyển’ và
khí quyển), “thế giới sinh học” (sinh quyển) và “thế giới tinh thần
(tầng công nghệ). Tầng công nghệ bao gồm những công nghệ quy
mô lớn như hệ thống năng lượng, mạng truyền thông, cơ quan
chính phủ, thành phố, trang trại và các thành phần cấu thành của
chúng (máy tính, máy móc hạng nặng và con người…). Điều quan
trọng là Luật Trái đất thừa nhận rằng: nhờ sự tồn tại của các liên
19. Trang 221
kết không thể tách rời giữa các thế giới này, nên: tất cả các thực thể con người và không phải con người, các thành phần và quy trình tạo nên toàn bộ hệ thống trái đất, từ địa phương đến toàn cầu, đều dễ bị tổn thương. Từ quan điểm này, mục tiêu Luật Trái đất là giải quyết toàn diện tất cả các khía cạnh của những bất công về sinh thái xã hội do con người và phi con người gây ra cho thế hệ hiện tại và tương lai, tạo cơ hội để xem xét lại các loại thực thể đáng được quan tâm về mặt pháp lý và đề xuất điều chỉnh các công nghệ pháp lý như nhân cách và quyền.
Sự sửa đổi mang tính kiến tạo này được chứng minh bằng sự gia tăng đa quốc gia của các quyền đối với tự nhiên. Cùng với sự ra đời của Luật Trái đất, quyền tự nhiên đã được thể hiện cụ thể trong các tòa án, hiến pháp và trưng cầu dân ý ở nhiều khu vực tài phán trên toàn thế giới.
Khái niệm về quyền tự nhiên khởi nguồn từ bài báo có nhiều
ảnh hưởng của giáo sư người Mỹ Christopher Stone Cây cối
có nên đứng vững? - Hướng tới các quyền hợp pháp đối với các đối
tượng tự nhiên (Should Trees Have Standing? - Toward Legal Rights
for Natural Objects) xuất bản năm 1972. Trong bài báo, Stone lập
luận rằng nhiều vụ kiện tụng môi trường không thành công là do
những người khởi kiện thiếu tư cách pháp lý. Thật khó để một
nguyên đơn, như Tổ chức bảo vệ môi trường Hoa Kỳ chẳng hạn,
chứng minh tại sao tổ chức này có quyền khởi kiện về thiệt hại môi
trường. Như một giải pháp thay thế, Stone đề nghị trao quyền hợp
pháp cho rừng, đại dương, sông và các vật thể tự nhiên khác trong
môi trường. Stone nhấn mạnh rằng thay vì xem thiên nhiên là tài
sản, thiên nhiên ở tất cả các dạng sống có quyền tồn tại, duy trì và
tái tạo các chu kỳ sống của nó. Những quyền này sẽ được khẳng
định bởi một người giám hộ được công nhận, giống như luật cho
phép người giám hộ cho trẻ em, người lớn mất năng lực và những
người khác có quyền nhưng yêu cầu ai đó phát biểu thay mặt họ.
20. Trang 222
Quyền tự nhiên, đơn giản theo Stone, là một cách để tạo điều kiện cho tự nhiên có phiên điều trần hợp pháp.
Thẩm phán Douglas, một nhà bảo vệ môi trường nhiệt thành,
đã đọc bài báo của Stone ngay trước ngày Tòa án Tối cao Hoa Kỳ
đưa ra phán quyết trong vụ kiện của Câu lạc bộ Sierra tìm cách
ngăn chặn sự phát triển của một khu nghỉ mát trượt tuyết tại thung
lũng Mineral King. Thung lũng Mineral King là một phần chưa
phát triển của Rừng Quốc gia Sequoia. Vào cuối những năm 1940,
các nhà đầu tư bắt đầu đấu thầu khu đất để phát triển dịch vụ giải
trí. Walt Disney Enterprises đã thắng thầu và bắt đầu khảo sát
thung lũng với hy vọng phát triển một khu nghỉ mát trượt tuyết
rộng 80 mẫu Anh. Quy mô của khu nghỉ mát sẽ bao gồm việc xây
dựng một đường cao tốc mới và các đường dây điện cao thế khổng
lồ chạy qua Rừng Quốc gia Sequoia. Câu lạc bộ Sierra đã theo dõi
dự án này trong nhiều năm và họ hy vọng có thể ngăn chặn nó để
bảo vệ vùng đất chưa phát triển. Dù sau cùng Tòa án đã bác bỏ
đơn kiện của Câu lạc bộ Sierra vì cho rằng tổ chức này không có tư
cách kiện tụng và khu nghỉ mát trượt tuyết của Disney không làm
tổn hại bản thân họ theo bất kỳ cách nào. Thẩm phán Douglas là
người có quan điểm trái ngược với tòa án, ông đứng về phía Câu
lạc bộ Sierra và đã có một bài luận đầy tranh cãi, khẳng định rằng
tự nhiên có thể đủ tư cách là một chủ thể hợp pháp - mà về sau
đã trở thành huyền thoại trong luật môi trường hiện đại. “Câu hỏi
quan trọng về “tình trạng” sẽ được đơn giản hóa và đặt trọng tâm một
cách rõ ràng nếu chúng ta tạo ra một quy tắc liên bang cho phép các
vấn đề môi trường được khởi kiện trước các cơ quan hoặc tòa án liên
bang dưới danh nghĩa của vật thể vô tri vô giác sắp bị hủy hoại, bị hủy
hoại hoặc bị xâm chiếm bởi các con đường và máy ủi nơi các thương
tích là nguyên nhân gây nên sự phẫn nộ của công chúng. Mối quan
tâm của công chúng đương đại đối với việc bảo vệ trạng thái cân bằng
sinh thái của tự nhiên sẽ dẫn đến việc trao quyền cho các đối tượng môi
trường khởi kiện để bảo tồn chính chúng”, Douglas viết.
21. Trang 223
Theo ông, các thung lũng, đồng cỏ trên núi cao, sông, hồ, cửa sông, bãi biển, rặng núi, lùm cây, đầm lầy hoặc thậm chí không khí cũng chịu áp lực hủy diệt của công nghệ và cuộc sống hiện đại. Chẳng hạn, dòng sông là biểu tượng sống động của tất cả sự sống mà nó duy trì hoặc nuôi dưỡng - cá, côn trùng sống dưới nước, bọ nước, rái cá, ngư dân, hươu nai, nai sừng tấm, gấu và tất cả các loài động vật khác, kể cả con người, những người phụ thuộc vào nó hoặc những người tận hưởng hình ảnh, âm thanh của nó. “Dòng sông như nguyên đơn nói thay cho đơn vị sinh thái của sự sống là một phần của nó. Những người có mối quan hệ có ý nghĩa với vùng nước đó - cho dù đó là ngư dân, người chèo thuyền, nhà động vật học hay người khai thác gỗ - phải có khả năng lên tiếng về những giá trị mà dòng sông đại diện và những giá trị đang bị đe dọa hủy hoại”.
Theo lập luận của Douglas, nguyên đơn chính trong vụ kiện
phải là Thung lũng Mineral King với người đại diện pháp luật là
Câu lạc bộ Sierra hoặc một người có mối liên hệ cụ thể với chủ thể
này (người đi bộ đường dài, săn bắn, câu cá hoặc cắm trại trong
hoặc gần khu vực bị ảnh hưởng). Theo gợi ý của Douglas, Câu
lạc bộ Sierra đã sửa đổi đơn khiếu nại, cáo buộc rằng các chuyến
đi chơi của câu lạc bộ trong thung lũng sẽ bị tổn hại bởi một khu
22. Trang 224
nghỉ mát trượt tuyết lớn và bổ sung thêm một số nhân vật khác làm nguyên đơn. Sau một thời gian dài theo đuổi vụ kiện, Câu lạc bộ Sierra đã chiến thắng, Walt Disney Enterprises quá mệt mỏi với cuộc chiến trước tòa đã từ bỏ dự án xây dựng.
Bài báo có ảnh hưởng của Stone và ứng dụng thực tế của Douglas về các quyền tự nhiên trong phán quyết của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã mở đường cho việc tiếp thu khái niệm này trong các hệ thống pháp luật trên toàn thế giới. Năm 2006, Tamaqua Borough ở Pennsylvania, Hoa Kỳ, trở thành đô thị đầu tiên áp dụng sắc lệnh về quyền tự nhiên. Sắc lệnh xử lý bùn thải khu vực Tamaqua công nhận và thực thi quyền của cư dân để bảo vệ quyền cộng đồng tự nhiên và hệ sinh thái. Năm 2010, Hội đồng thành phố Pittsburgh, Pennsylvania nhất trí thông qua sắc lệnh công nhận quyền tự nhiên như một phần của lệnh cấm khoan và khai thác khí đá phiến.
Năm 2016, quốc gia Ho-Chunk (một bộ lạc của người HoChunk có lãnh thổ được công nhận trên năm tiểu bang Hoa Kỳ
Wisconsin, Illinois, Iowa, Minnesota và Missouri) đã đưa các
quyền tự nhiên vào hiến pháp bộ lạc của họ nhằm chống lại hoạt
động thăm dò dầu khí trên các vùng đất thiêng. Năm 2017, quốc
gia Ponca (một trong hai bộ lạc người da đỏ Ponca được Hoa Kỳ
công nhận) ở Okahama đã thông qua một đạo luật công nhận các
quyền tự nhiên trong nỗ lực kêu gọi sự chú ý và ngăn chặn tình
trạng nứt vỡ thủy lực - hậu quả gây ra do một kỹ thuật dùng trong
quá trình khai thác mỏ - gọi là fracking - xung quanh các khu bảo
tồn của họ. Cuối năm 2018, quốc gia Trái đất trắng (White Earth
Nation hay White Earth Band, một ban nhạc người Mỹ bản địa
được Hoa Kỳ công nhận nằm ở phía tây bắc Minnesota) đã thông
qua luật trao quyền cho manoomin (lúa dại) để bảo vệ loại lương
thực truyền thống này khỏi các hoạt động công nghiệp gây hại cho
chất lượng nước và đưa các sinh vật biến đổi gene vào hệ sinh thái.
23. Trang 225
Công cụ trong nỗ lực ban đầu này là hoạt động đào tạo và vận động chính sách được cung cấp bởi Quỹ Bảo vệ Pháp lý Môi trường Cộng đồng (CELDF), một công ty luật hoạt động vì lợi ích công cộng có trụ sở tại Hoa Kỳ. CELDF đã hỗ trợ hàng chục cộng đồng địa phương ở Hoa Kỳ cũng như các quốc gia khác trong việc soạn thảo các điều khoản về quyền đối với tự nhiên. Ecuador đã ban hành các quyền tự nhiên, mà người dân Ecuador gọi là Quyền của Pachamama (Đất mẹ), trong hiến pháp năm 2008 với sự giúp đỡ của CELDF. Điều khoản 71 trong hiến pháp Ecuador liên quan đến Quyền của Pachamama nêu rõ: “Thiên nhiên, hay Pachamama, nơi sự sống được tái tạo và diễn ra, có quyền được tôn trọng toàn diện đối với sự tồn tại của nó cũng như đối với việc duy trì, tái tạo các vòng đời, cấu trúc, chức năng và quá trình tiến hóa của nó. Tất cả mọi người, cộng đồng, dân tộc và quốc gia đều có thể kêu gọi các cơ quan công quyền thực thi Quyền đối với thiên nhiên”.
Năm 2011, điều khoản về quyền tự nhiên đã được cặp vợ
chồng Richard Frederick Wheeler và Eleanor Geer Huddle sử
dụng trong vụ kiện chống lại một nhà thầu vì họ đã xây dựng một
con đường bắc qua sông Vilcabamba của Ecuador bằng cách sử
dụng thuốc nổ và máy móc hạng nặng. Đá, cát, sỏi, cây cối và các
mảnh vụn khác từ quá trình khai quật và xây dựng bị đổ bên vệ
đường, dọc theo sông, khiến lòng sông bị thu hẹp khoảng một nửa
chiều rộng, từ đó làm tăng gấp đôi dòng chảy của nó. Điều này gây
ra hiện tượng xói mòn và lũ lụt nghiêm trọng ở các vùng đất hạ lưu,
tác động tiêu cực đến những người dân sống dọc theo con sông.
Những người khiếu nại lập luận rằng dự án đã vi phạm quyền tự
nhiên, nhưng cụ thể hơn là quyền của chính sông Vilcabamba. Tòa
án Tư pháp cấp tỉnh ở Loja ủng hộ Wheeler và Huddle, đã ra phán
quyết cấm xây dựng dựa trên cơ sở các quyền tự nhiên của sông
Vilcabamba đã bị vi phạm. Và họ đã quy trách nhiệm cho chính
quyền tỉnh về việc gây ra các thiệt hại.
24. Trang 226
Phán quyết công nhận quyền khởi kiện của nguyên đơn trên cơ sở Điều 71 trong Hiến pháp của Ecuador. Sau khi tham khảo Hiến pháp, quyết định của tòa án tiếp tục giải thích “những tổn thương đối với thiên nhiên là những tổn thương mang tính thế hệ mà mức độ nghiêm trọng của chúng có tác động đến con người ở cả hiện tại và tương lai”. Sau cùng, để hỗ trợ các quan điểm trước đó, tòa án đã trích dẫn một bài phát biểu dài của Thẩm phán Tòa án Quyền tự nhiên quốc tế Alberto Acosta (ông đồng thời là Chủ tịch Quốc hội Lập hiến Ecuador năm 2007 - 2008) ủng hộ việc thúc đẩy nền dân chủ trái đất “Quyền con người của cá nhân và tập thể phải hài hòa với quyền của các cộng đồng tự nhiên khác trên trái đất. Các hệ sinh thái có quyền tồn tại và có những giá trị riêng không phụ thuộc vào tính hữu ích của chúng đối với con người. Con người là một phần của tự nhiên, vì thế các hệ thống pháp luật phải cấm con người gây ra sự tuyệt chủng của các loài khác hoặc phá hủy chức năng của các hệ sinh thái tự nhiên”.
Chiến thắng của con sông Vilcabamba đánh dấu trường hợp đầu tiên tòa án thực thi và công nhận Quyền thiên nhiên, mở đường cho bốn con sông khác tìm được công lý vào năm 2017: sông Whanganui ở New Zealand, sông Rio Atrato ở Colombia, sông Hằng và sông Yamuna ở Ấn Độ. Tòa án Hiến pháp Colombia nổi danh khắp thế giới sau khi họ cấp quyền văn hóa sinh học hợp pháp cho dòng sông Atrato. Đây là một phán quyết chưa từng có tiền lệ khi tòa án lần đầu tiên công nhận một khuôn khổ quyền mới: Quyền văn hóa sinh học.
Dù có lẽ ít được biết đến hơn so với rừng nhiệt đới Amazon,
vùng Chocó nơi có dòng sông Atrato chảy qua có một khu rừng
nhiệt đới rậm rạp và được xem là một trong 10 điểm đa dạng sinh
học nhất trên thế giới, lưu trữ một số lượng lớn các loài đặc hữu.
Nằm ở góc tây bắc Colombia, Chocó kết nối lục địa Nam Mỹ với
25. Trang 227
Panama và biên giới của nó tiếp giáp với cả Thái Bình Dương và biển Caribe. Ba yếu tố này kết hợp cùng các mỏ khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên phong phú như vàng và gỗ khiến Chocó trở thành một trung tâm thương mại lớn về mặt địa lý. Chocó cũng là một trong những nơi ẩm ướt nhất trên trái đất với một hệ thống sông ngòi khổng lồ gồm hơn 15 con sông và hơn 300 con suối khác. Đây là một bể chứa carbon quan trọng có khả năng lưu trữ một lượng lớn khí thải carbon dioxide trong các khu rừng và rừng ngập mặn của nó.
Dân số Chocó bao gồm 87% người Colombia gốc Phi và 10% cộng đồng bản địa. Các cộng đồng này được hưởng quyền tự quản và sở hữu 96% diện tích của bộ lạc dưới hình thức sở hữu đất đai tập thể. Phần lớn dân số da đen có nguồn gốc từ nô lệ, những người châu Phi được người Tây Ban Nha đưa đến làm việc tại các mỏ vàng ở Chocó vào thế kỷ 17. Người Tây Ban Nha bắt buộc các nô lệ thành lập các đội công nhân phân tán dọc theo các bờ sông, những người này phải tự tìm kiếm thực phẩm, đó là lý do tại sao một nửa số người trong này chuyên khai thác mỏ trong khi nửa còn lại tham gia vào nông nghiệp. Cách tổ chức này đã dẫn đến việc hình thành các tập quán văn hóa và xã hội mới liên quan đến tự nhiên, gia đình, công việc, tài sản và tín ngưỡng tôn giáo. Theo thời gian, sau khi bãi bỏ chế độ nô lệ, các cộng đồng này đã sống định cư dọc theo các dòng sông vùng Chocó trong đó có Atrato. Các dòng sông đóng vai trò trung tâm trong việc đảm bảo sinh kế của cộng đồng cư dân Chocó theo truyền thống sống dựa vào nông nghiệp tự cung tự cấp, đánh cá và khai thác vàng phù sa. Ngoài ra, dòng sông cũng là trung tâm xã hội của cộng đồng, là nơi họ gặp gỡ, nấu ăn, giặt giũ, là nơi lũ trẻ vui đùa dưới nước.
Khai thác vàng là một tập quán tổ tiên và là nguồn thu nhập
cho các cộng đồng có con cháu gốc Phi sống ở Chocó. Các hoạt
26. Trang 228
động khai thác của cộng đồng được đặc trưng bởi việc sử dụng các thiết bị thủ công được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác mà không sử dụng hóa chất. Họ khai thác đá cứng và phù sa quy mô nhỏ bằng cách rửa sạch cát từ lòng sông hoặc bờ sông bằng nước, sử dụng máng, chảo và nhựa cây để tách khoáng chất. Tuy nhiên, kể từ những năm 1980, những kỹ thuật truyền thống này bị thay thế bằng các hình thức khai thác cơ giới hóa đặc trưng bởi việc sử dụng máy móc hạng nặng, bao gồm máy xúc đào liên hợp, máy nạo vét, máy bơm động cơ, máy ủi và xe ben, và bằng cách sử dụng ồ ạt các hóa chất như thủy ngân và xyanua. Trong hình thức khai thác này, các cộng đồng địa phương chỉ đóng một vai trò hạn chế, vì họ không có phương tiện để có được máy móc như vậy, khai thác cơ giới chủ yếu được thực hiện bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường là từ bên ngoài khu vực, hoạt động bất hợp pháp.
Cần phải nói thêm rằng Chocó thường được gọi là khu vực “bị
lãng quên” do thiếu sự quản lý của nhà nước. Phần lớn khu vực này
nằm dưới sự kiểm soát của các nhóm tội phạm và vũ trang có tổ
chức, bao gồm ELN, AGC và các nhóm còn sót lại của FARC-EP
đã giải ngũ. Các nhóm này tham gia vào các cuộc đối đầu bạo lực
với nhau và cả với quân đội. Họ cũng tống tiền và thực hiện kiểm
soát xã hội đối với các cộng đồng địa phương, tuyển dụng trẻ vị
thành niên và thực hiện các vụ giết người có chọn lọc, đặc biệt là
các nhà lãnh đạo cộng đồng được coi là hợp tác với nhà nước hoặc
các nhóm vũ trang cạnh tranh hoặc hành động chống lại lợi ích của
họ. Đối với các nhóm này, khai thác vàng bất hợp pháp tạo thành
một nguồn doanh thu quan trọng và cũng là cơ hội để rửa tiền thu
được từ buôn bán ma túy. Việc khai thác vàng trái phép đã phá hủy
10 nghìn hecta rừng, để lại những hố chứa thủy ngân nhiễm độc,
chất này ngấm vào các con sông, tạo ra thiệt hại sinh thái chưa từng
có và đe dọa sức khỏe của các cộng đồng địa phương trong nhiều
thế hệ tới.
27. Trang 229
Vào tháng 1/2015, các cộng đồng người Colombia gốc Phi và người bản địa sống dọc theo Atrato đã đệ đơn lên Tierra Digna (một tổ chức Colombia chuyên bảo vệ các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi các chính sách và dự án kinh tế đe dọa lãnh thổ của họ, dẫn đến vi phạm nhân quyền và tàn phá môi trường) khởi kiện 20 tổ chức nhà nước và chính quyền địa phương. Họ lập luận rằng bằng cách cho phép cách hoạt động khai thác bất hợp pháp tiếp diễn dẫn đến việc suy thoái quần xã sinh vật Chocó, chính phủ đã vi phạm nhân quyền của họ, bao gồm quyền có một môi trường sống trong lành được thiết lập theo hiến pháp Colombia năm 1991.
Trong bối cảnh các tác động môi trường và xã hội tàn khốc do khai thác trái phép ở vùng Atrato gây ra và nhà nước không giải quyết được các vấn đề này, Tòa án Hiến pháp Colombia đã ra phán quyết có lợi cho các cộng đồng nguyên đơn vào năm 2017. Lập luận rằng việc bảo vệ môi trường là mục tiêu cơ bản và yếu tố xuyên suốt của trật tự hiến pháp Colombia, tòa án lần đầu tiên thông qua cách tiếp cận lấy sinh thái làm trung tâm để bảo vệ môi trường, trao quyền pháp nhân cho sông Atrato.
Cách tiếp cận bắt đầu từ tiền đề cơ bản là trái đất không thuộc
về con người mà ngược lại con người thuộc về trái đất như bất kỳ
loài nào khác. Theo quan điểm này, thiên nhiên không chỉ được
xem là môi trường xung quanh con người mà còn là một chủ thể có
các quyền riêng của mình, do đó, phải được bảo vệ. Kết luận được
củng cố bởi cuộc thảo luận của tòa án về quyền văn hóa sinh học
được định nghĩa là “các quyền của các cộng đồng dân tộc được tự quản
lý và bảo vệ lãnh thổ - phù hợp với luật pháp và phong tục của họ - cũng
như các nguồn tài nguyên thiên nhiên tạo nên môi trường sống, nơi văn
hóa, truyền thống và cách sống được phát triển dựa trên mối quan hệ
đặc biệt của họ với môi trường và đa dạng sinh học”. Khái niệm về
quyền văn hóa sinh học của tòa án không xây dựng các quyền mới
28. Trang 230
cho các cộng đồng bản địa và người gốc Phi mà tìm cách tích hợp
các quyền hiến định hiện có đối với tài nguyên thiên nhiên và văn
hóa của họ trong một danh mục duy nhất (Công ước 169 của ILO
về Người bản địa và Bộ lạc, Công ước về Đa dạng sinh học, Tuyên
bố của Liên hợp quốc về Quyền của Người bản địa, Tuyên bố của
Mỹ về Quyền của Người bản địa, và Công ước của UNESCO về
Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể), thừa nhận rằng nhiều dạng sống

29. Trang 231
quyết định Atrato là nó kết hợp sự công nhận hợp pháp của dòng sông với một loạt các lệnh thủ tục toàn diện cho các thực thể nhà nước bị đơn liên quan đến việc xây dựng các chính sách công để bảo vệ các quyền của dòng sông cũng như một cơ chế giám sát liên thể chế để theo dõi việc thực hiện của họ. Các mệnh lệnh chính sách công bao gồm: (1) Xây dựng một kế hoạch khử nhiễm lưu vực sông Atrato, các dòng chảy vào của nó và các vùng lãnh thổ ven sông, để khôi phục hệ sinh thái của chúng và ngăn chặn các thiệt hại về môi trường một cách hiệu quả hơn nữa (2) Xóa bỏ dứt điểm hoạt động khai thác bất hợp pháp không chỉ ở vùng Atrato mà còn trên toàn bộ khu vực Chocó (3) Thực hiện một kế hoạch hành động toàn diện nhằm khôi phục các tập quán sinh tồn và nuôi dưỡng truyền thống của các cộng đồng bản địa và con cháu gốc Phi - với mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực và ngăn chặn việc di dời liên quan đến khai thác mỏ.
Câu chuyện của sông Vilcabamba và sông Atrato là những tín hiệu lạc quan cho thấy hệ thống Luật Trái đất đang hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên không phải lúc nào các con sông, những dãy núi, các vùng đất cũng tìm được công lý, quyền tự nhiên, quyền văn hóa sinh học. Quả là, vẫn còn một chặng đường dài phía trước để tìm được chỗ đứng chính thức của vấn đề đầy tính nhân văn này trong hệ thống luật pháp toàn cầu. Dù vậy, chúng ta vẫn có nhiều hy vọng, như Musonda Mumba, Trưởng ban Hệ sinh thái trên cạn của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc đã chỉ ra rằng: Thập kỷ Phục hồi Hệ sinh thái của Liên hợp quốc là lời kêu gọi chung tay bảo vệ và hồi sinh các hệ sinh thái trên toàn thế giới vì lợi ích của con người và thiên nhiên. “Chỉ với các hệ sinh thái lành mạnh chúng ta mới có thể nâng cao sinh kế của người dân, chống lại biến đổi khí hậu và ngăn chặn sự sụp đổ của đa dạng sinh học”.
Ở góc độ sinh thái, hệ thống Luật Trái đất đang bảo vệ tiếng
nói của các thực thể phi con người trong các vụ kiện môi trường;
30. Trang 232
nhưng sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu ở chiều ngược lại con người cũng điều chỉnh hành vi để làm giảm những tác động có hại lên các ngưỡng giới hạn của trái đất.
Nền kinh tế tiêu dùng gắn liền với tổng sản phẩm quốc nội GDP - một thước đo được tạo ra vào đầu thế kỷ 20 - không còn phù hợp với bối cảnh hiện tại. Kể từ khi Thế chiến thứ Hai chấm dứt, thúc đẩy tăng trưởng đã là chính sách chính của hầu hết mọi quốc gia. Nhưng sự tập trung quá lớn và bằng mọi giá vào tăng trưởng GDP và vai trò của nó trong việc định hình các quyết sách kinh tế và chính trị… đã lỗi thời. GDP chỉ đo lường các giao dịch thị trường; nó không ảnh hưởng chủ đạo, không là điều kiện tiên quyết khi đề cập đến sự thịnh vượng hay tiến bộ xã hội của một quốc gia. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng kinh tế có mối tương quan chặt chẽ với sự gia tăng phát thải khí nhà kính (GHG) - tác nhân chính gây ra biến đổi khí hậu, theo nghĩa này, nếu không có các giải pháp hợp lý và kịp thời, dường như, con người càng phát triển kinh tế, môi trường sống của hành tinh càng bị đe dọa.
Vì thế, trong mô hình xã hội không chiến tranh, tăng trưởng GDP không nên là thước đo quan trọng duy nhất. Vừa muốn tăng trưởng GDP vừa muốn giảm phát thải khí nhà kính là một mục tiêu bất khả. Liệu chúng ta có thể không tăng trưởng mà vẫn thịnh vượng? - Đây là câu hỏi được nhiều chuyên gia đặt ra trong bối cảnh thế giới đứng trước những thách thức lớn của biến đổi khí hậu buộc các nền kinh tế phải thay đổi cách tiếp cận về thước đo GDP.
Bhutan là quốc gia nổi tiếng với triết lý thúc đẩy chỉ số Tổng
Hạnh phúc Quốc gia (GNH) lên trên GDP từ năm 1972 khi Quốc
vương thứ 4 của Bhutan, vua Jigme Singye Wangchuck, lần đầu
tiên tuyên bố “Tổng Hạnh phúc Quốc gia quan trọng hơn Tổng sản
phẩm quốc nội”.
31. Trang 233
Ý tưởng Tổng Hạnh phúc Quốc gia bắt nguồn từ các nguyên
tắc tôn giáo của đất nước Bhutan, tập trung vào các giáo lý và giá
trị của Phật giáo với trọng tâm là lòng từ bi, sự mãn nguyện và cảm
giác bình yên. Việc xác định chỉ số GNH dựa trên việc phân loại
tỉ mỉ và theo dõi cẩn thận cuộc sống của 800.000 công dân của
Bhutan. Cứ 5 năm một lần, dưới sự chỉ đạo của Trung tâm Nghiên
cứu Bhutan và Nghiên cứu GNH, những người thực hiện khảo sát
phân bổ khắp đất nước để thực hiện bảng câu hỏi đối với khoảng
8.000 hộ gia đình được lựa chọn ngẫu nhiên. Cuộc khảo sát phức
tạp được chia thành 9 lĩnh vực, 33 chỉ số và hàng trăm biến số
khác. 9 lĩnh vực - bao gồm mức sống, y tế, giáo dục, tâm lý, sức
sống cộng đồng, quản trị, đa dạng sinh thái, đa dạng văn hóa, cách
sử dụng thời gian - là sự phản ánh toàn diện về phúc lợi chung của
người dân Bhutan chứ không phải là một bảng xếp hạng tâm lý chủ
quan về “hạnh phúc” đơn thuần. Số lượng câu hỏi lên đến 300 câu
với những câu hỏi như: Bạn cầu nguyện thường xuyên như thế nào?
Bạn dành bao nhiêu thời gian và tiền bạc cho cộng đồng của mình?
Bạn ngủ bao nhiêu giờ và làm việc bao nhiêu giờ? Bạn có thường xuyên
cãi vã với gia đình không? Bạn có tin tưởng hàng xóm của bạn không?
Kết quả khảo sát sẽ xác định bốn nhóm người: không hạnh phúc,
32. Trang 234
hạnh phúc vừa phải, rất hạnh phúc và hạnh phúc sâu sắc, để từ đó đưa ra những chính sách giúp cải thiện mức độ hạnh phúc đối với nhóm người cảm thấy cuộc sống bất hạnh.
Bhutan vốn là một quốc gia nhỏ thuộc nhóm kém phát triển nhất (LDC) nằm trong đất liền ở Nam Á. Nhờ việc áp dụng chỉ số GNH, Bhutan đã có mức tăng trưởng ấn tượng trong bốn thập kỷ qua. Bhutan ghi nhận mức tăng trưởng GDP trung bình hàng năm là 7,5% kể từ đầu những năm 1980 và tỷ lệ nghèo đói đã giảm từ 36% năm 2007 xuống còn 10% vào năm 2019. Báo cáo Phát triển Con người năm 2020 của UNDP, xếp hạng Bhutan cao nhất trong số các nước kém phát triển nhất về phát triển con người nói chung, công nhận Bhutan là quốc gia có tổng diện tích rừng tự nhiên, nguyên sinh bao phủ tới là 72,5% lãnh thổ. Nhờ lượng khí thải carbon thấp, mức độ cô lập carbon cao và xuất khẩu thủy điện, Bhutan là quốc gia âm carbon duy nhất trên thế giới.
Năm 2011, nhờ vào công việc tiên phong của chính phủ Bhutan trong việc phát triển chỉ số GNH, Liên hợp quốc đã nhất trí thông qua nghị quyết của Đại hội đồng kêu gọi cách tiếp cận toàn diện đối với sự phát triển nhằm thúc đẩy hạnh phúc và phúc lợi bền vững. Nghị quyết được 68 quốc gia thành viên Liên hợp quốc ủng hộ. Tiếp nối, trong năm 2012, một cuộc họp cấp cao của Liên hợp quốc về Hạnh phúc và an sinh: Xác định một mô hình kinh tế mới được thiết kế để giúp các nhà lãnh đạo thế giới, các chuyên gia, xã hội dân sự cùng nhau phát triển một mô hình kinh tế mới dựa trên an sinh và phát triển bền vững.
Nhiều quốc gia phương Tây không tạo ra một chỉ số khác thay
thế GDP như Bhutan, thay vào đó họ tìm cách tách sự tăng trưởng
kinh tế khỏi sự phát thải khí nhà kính. Quá trình này gọi là sự tách
rời - decoupling (tách GDP khỏi GHG). Tách rời tương đối là nơi
mà cả tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch tiếp tục
tăng, nhưng với tốc độ khác nhau, với tốc độ GDP tăng nhanh hơn
33. Trang 235
GHG. Tách rời tuyệt đối là khi tăng trưởng kinh tế tăng nhưng việc tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch giảm, dẫn đến GHG giảm.
Yếu tố quan trọng để hiểu sự tách rời (GDP và GHG) và làm thế nào để thành công là bản sắc Kaya. “Bản sắc Kaya mô tả bốn yếu tố thúc đẩy tổng mức phát thải khí nhà kính, bao gồm dân số, GDP bình quân đầu người, cường độ năng lượng (năng lượng sử dụng trên một đơn vị GDP) và cường độ carbon (phát thải trên một đơn vị năng lượng tiêu thụ). Rõ ràng chúng ta quan sát thấy sự phân tách xảy ra khi GDP tăng lên trong khi tổng lượng phát thải khí nhà kính không đổi hoặc giảm xuống. Điều này có thể đạt được nếu hai yếu tố sau trong bản sắc Kaya giảm - cụ thể là cường độ năng lượng và cường độ carbon giảm”, Tiến sỹ Lorenza Campagnolo, nhà nghiên cứu tại CMCC Foundation và Đại học Ca’Foscari của Venice, phân tích. Khi hiểu được bản sắc Kaya, các chính sách khí hậu có thể được điều chỉnh để thúc đẩy các nền kinh tế trên thế giới hướng đến việc sử dụng các nguồn năng lượng ít hoặc không carbon. “Các chính sách giảm thiểu đóng một vai trò quan trọng trong cường độ sử dụng năng lượng, kích thích sự gia tăng hiệu quả năng lượng trong sản xuất và tạo ra những thay đổi về hành vi từ phía nhu cầu. Các chính sách cũng là yếu tố cơ bản trong việc xác định những thay đổi cấu trúc liên quan đến cường độ carbon, kích thích quá trình chuyển đổi từ các nguồn năng lượng carbon cao sang năng lượng carbon thấp hoặc không có carbon (thủy điện, điện hạt nhân, điện gió, điện mặt trời, sinh khối)”.
Thụy Điển được xem là một quốc gia điển hình trong việc
tách GDP khỏi GHG thành công với nhiều chính sách hiệu quả.
Ở Thụy Điển, định giá carbon thông qua đánh thuế CO2 là công
cụ chính sách chính để giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch. Thuế
CO2 ở Thụy Điển lần đầu tiên được áp dụng vào năm 1991 cùng
với các loại thuế năng lượng hiện có và dần dần được tăng lên đáng
kể, từ 29 Euro năm 1991 lên 125 Euro năm 2014. Thuế CO2 tích
hợp với Chương trình mua bán khí thải của Liên minh châu Âu
(EU ETS) được thông qua vào năm 2005.
34. Trang 236
Với mức thuế CO2 cao nhất trên toàn thế giới, Thụy Điển cung cấp bằng chứng mạnh mẽ rằng có thể tách tăng trưởng GDP khỏi phát thải nhà kính và thuế CO2 là một cách hiệu quả để giảm phát thải CO2 có nguồn gốc hóa thạch. Đáng chú ý là sự phân tách này là tuyệt đối, tức là lượng phát thải đã giảm về mức tuyệt đối cùng lúc với sự gia tăng GDP. Bên cạnh áp thuế CO2 đối với việc sử dụng than, dầu, khí đốt tự nhiên, xăng dầu và nhiên liệu hàng không, Thụy Điển cũng có chính sách khuyến khích tài chính cho việc sử dụng sinh khối, chẳng hạn như chất thải từ rừng và các ngành công nghiệp rừng, trong hệ thống sưởi ấm thay vì sử dụng carbon.
Theo một nghiên cứu do Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) thực hiện năm 2016, có 21 quốc gia đã cố gắng tăng trưởng kinh tế đồng thời giảm lượng khí thải carbon. Từ năm 2000 đến năm 2014, 21 quốc gia trên khắp bốn châu lục - bao gồm Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Úc, Bungari và Uzbekistan… - đã cùng nhau giảm lượng khí thải CO2 lên tới hơn 1 tỷ tấn hàng năm. Các quốc gia này cũng báo cáo tăng trưởng kinh tế trong cùng thời kỳ, theo dữ liệu thu thập được từ các đánh giá thống kê của BP và Ngân hàng Thế giới. Ví dụ, Slovakia đã cắt giảm 22% lượng khí thải nhà kính, đồng thời đạt được mức tăng trưởng GDP cao tới 75%. Hoa Kỳ, một trong hai quốc gia phát thải lớn nhất thế giới, đã công bố mức tăng 28% GDP với mức cắt giảm 6% lượng khí thải nhà kính trong cùng thời kỳ.
Theo WRI, Hoa Kỳ là quốc gia lớn nhất được đưa vào nghiên
cứu mà tăng trưởng kinh tế đồng thời với việc giảm lượng khí thải
trong vài năm liên tiếp. Từ năm 2010 đến 2012, lượng khí thải
carbon liên quan đến năng lượng đã giảm 6% ở Hoa Kỳ, từ 5,58
xuống 5,23 tỷ tấn, trong khi GDP tăng 4%. Với việc thực hiện Kế
hoạch Năng lượng sạch của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Obama,
Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ dự báo rằng xu
35. Trang 237
hướng tách rời nền kinh tế và lượng khí thải carbon ở Hoa Kỳ có thể sẽ được duy trì sau năm 2020.
Trong số 20 quốc gia khác đang trải qua quá trình tách rời kể trên, 19 quốc gia đã chứng kiến sản lượng công nghiệp của họ - một thành phần của GDP - giảm từ năm 2000 đến 2013, cho thấy sự chuyển đổi trọng tâm kinh tế khỏi các ngành công nghiệp nặng, phát thải nhiều. Tuy nhiên, cả Bungary và Uzbekistan đều đã quan sát thấy sự tiến bộ trong lĩnh vực công nghiệp của họ ngay cả khi giảm lượng khí thải carbon. Điều này càng chứng minh rõ hơn chân lý: việc tách nền kinh tế khỏi phát thải nhà kính có thể khả thi ngay cả ở các quốc gia có hoạt động công nghiệp đang phát triển. Những phát hiện của WRI là một dấu hiệu đầy hứa hẹn cho thấy: có thể giải quyết các thách thức khí hậu toàn cầu mà không cần phải hy sinh sự phát triển kinh tế.
Giải pháp đầu tiên cho mục tiêu trên, là: chiến tranh phải được chấm dứt dưới mọi hình thức. Điều này không có nghĩa là quân sự thế giới phải giải trừ toàn bộ dù chúng ta đều đồng ý rằng sự đồng lòng và quyết tâm trong việc giải trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân là hành động quan trọng nhất để ngăn ngừa thảm họa “mùa đông hạt nhân”. Các quốc gia cần giữ lại một lượng tối thiểu vũ khí để răn đe trong việc thực thi pháp luật, trong khi đó phần lớn lực lượng quân sự sẽ chuyển sang phục vụ cho các hoạt động hòa bình.
Mặc dù không trực tiếp dẫn đến các mối đe dọa an ninh quốc
gia nhưng biến đổi khí hậu có thể đóng vai trò là “gánh nặng nhân
lên”, là động lực hoặc chất xúc tác gây ra sự bất an trong xã hội loài
người thông qua việc phá hủy các hệ sinh thái, tài nguyên, cơ sở hạ
tầng, các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra tình trạng khan hiếm
nước và lương thực, các vấn đề sức khỏe và tổn thất nghiêm trọng
về sinh kế. Trong những môi trường vốn đã khan hiếm tài nguyên,
các thảm họa do khí hậu gây ra có thể thúc đẩy sự cạnh tranh về
lĩnh vực này. Rủi ro an ninh này là nguy cơ lớn nhất đối với các xã
36. Trang 238
hội với ngành kinh tế phụ thuộc vào tài nguyên. Khi thiên tai xảy ra trong các xã hội được điều hành bởi các thể chế mong manh không thể cung cấp cho người dân các dịch vụ cơ bản thiết yếu, thì khi ấy, sẽ gia tăng nhanh chóng sự bất bình đẳng kinh tế xã hội, làm trầm trọng thêm sự bất mãn xã hội và làm suy yếu sức mạnh của chính phủ; tiềm tàng nguy cơ gây ra bạo lực và xung đột. Một nghiên cứu xác nhận tình trạng hạn hán kéo dài ở Syria từ năm 2006 đến 2010 là nguyên nhân dẫn đến bạo lực mà đỉnh điểm là cuộc nội chiến ở Syria. Sự kết hợp các yếu tố: năng suất nông nghiệp giảm, mất an ninh lương thực và các phản ứng không đầy đủ của chính phủ cũng tạo ra mảnh đất màu mỡ để nhà nước Hồi giáo giành được sự ủng hộ và chiêu mộ các chiến binh là những người dân địa phương thiếu thốn ở đông bắc Syria. Ở Đông và Tây Phi, hạn hán kéo dài đôi khi gây ra xung đột bạo lực giữa các cộng đồng chăn gia súc và nông nghiệp, những người tìm cách đảm bảo tiếp cận các nguồn tài nguyên và bảo vệ sinh kế của họ.
Femke Remmits và Michel Rademaker trong chuyên đề Hành
động tập thể: Tại sao biến đổi khí hậu kêu gọi đổi mới sự đóng góp
và hợp tác quân sự? (Acting Collectively: Why Climate Change Calls
for Innovative Military Contributions and Collaboration?) nhận định
rằng: trong những xã hội không có đủ cơ chế ứng phó thảm họa và
quản lý khủng hoảng, các sự kiện thời tiết cực đoan quy mô lớn sẽ
gây ra mối đe dọa an ninh nghiêm trọng và đó là lúc họ cần đến sự
trợ giúp nhân đạo của quân đội. “Quân đội sở hữu nhiều loại nguồn
lực và khả năng độc đáo mà nhờ đó họ có thể đóng góp hiệu quả vào
các chiến lược giảm thiểu rủi ro và quản lý thảm họa với các biện pháp
như giám sát và cảnh báo sớm, viễn thám, dự đoán chiến lược, nhận
thức tình huống và các hoạt động có tầm nhìn xa có thể được tận dụng
để hỗ trợ phòng ngừa, chuẩn bị và giảm nhẹ thiên tai”, chuyên đề viết.
Với nhiều nguồn lực đa dạng, lực lượng quân đội có thể hỗ trợ các
tổ chức nhân đạo chính phủ và phi chính phủ lập kế hoạch ứng
37. Trang 239
phó chiến lược nhằm giảm thiểu những tác động thảm khốc nhất từ các hiểm họa tự nhiên và ngăn chặn chúng phát triển thành các thảm họa thiên nhiên quy mô lớn. Trong các nỗ lực ứng phó với thảm họa và cứu trợ khẩn cấp, quân đội có thể đưa ra những đánh giá nhanh về chủng loại cụ thể và số lượng hàng cứu trợ cần thiết, hỗ trợ lập kế hoạch dự phòng và kiểm soát thiệt hại. Năng lực trinh sát, giám sát và tình báo quân sự có thể hỗ trợ các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ. Các chuyên gia quân sự về y tế và kỹ thuật có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế và khôi phục cơ sở hạ tầng quan trọng. Với chuyên môn của mình, nhân viên quân sự có thể nhanh chóng thiết lập “nơi trú ẩn an toàn” tạm thời, hệ thống sơ tán và vận chuyển đường biển và đường hàng không.
Có nhiều bằng chứng cho thấy quân đội có thể giúp các chính
phủ đối phó với biến đổi khí hậu rất hiệu quả. Quân đội Senegal
đang tham gia cuộc chiến chống nạn phá rừng, tiến tới xóa bỏ nạn
buôn bán gỗ. Để duy trì và tăng cường khả năng sẵn sàng tác chiến
ở khu vực Bắc cực - một khu vực nhạy cảm dễ bị tác động bởi
biến đổi khí hậu - quân đội Hoa Kỳ đặt mục tiêu phát triển các
mô hình dự đoán các sự kiện thời tiết và sự xói mòn bờ biển bắc
Slope Alaska chính xác hơn. Cùng với Microsoft, quân đội Hoa
Kỳ đang thử nghiệm cách thức hệ thống mô hình hóa cơn bão ven
biển của họ, CSTORM-M, hoạt động trong môi trường đám mây
Azure của Microsoft. CSTORM-M đang tiếp tục được nâng cấp,
cho phép hệ thống chạy các ứng dụng mới chưa từng có trước đây
như thực hiện mô phỏng mực nước biển dâng ven biển. Các lực
lượng quân sự đã đóng một vai trò quan trọng trong cộng đồng hỗ
trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai (HADR) của các quốc gia trong
khu vực Ấn Độ Dương - châu Á - Thái Bình Dương. Đơn vị Cứu
trợ Thảm họa CARICOM (CDRU) thuộc Cơ quan Quản lý Khẩn
cấp Thảm họa Caribe (CDEMA) tập hợp các lực lượng quân sự,
cảnh sát và sở cứu hỏa từ 18 quốc gia thuộc vùng Caribe trong các
38. Trang 240
hoạt động ứng phó với thiên tai và cứu trợ khẩn cấp. Nhóm quân sự sẵn sàng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AMRG) điều phối việc triển khai quân đội đa phương ASEAN để đối phó với thiên tai ở Đông Nam Á. Việc Nhật Bản thường xuyên phải đối mặt với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt đã mang lại cho quân đội nước này những kiến thức và kinh nghiệm phức tạp về hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai. Do đó, các lực lượng vũ trang Nhật Bản đã chia sẻ chuyên môn của họ với một số quốc gia Đông Nam Á để giúp tăng cường khả năng chống lại thảm họa.
Sau khi đã có những giải pháp chung sống hòa bình giữa con người và tự nhiên, chúng ta sẽ chuyển sang bàn về các giải pháp hòa bình trong mối quan hệ giữa người với người.
Theo Femke và Michel, bản chất xuyên biên giới và không
phân biệt đối xử của biến đổi khí hậu tác động đến con người và
an ninh quốc gia là một thách thức nguy hiểm hơn bao giờ hết nếu
quân đội trên toàn thế giới không hợp tác với nhau. Có rất nhiều
việc mà quân đội có thể làm nhưng quan trọng hơn là họ cần phải
hoàn thành cùng nhau, sự hợp tác quân sự đa quốc gia trong các
hành động tập thể thúc đẩy hòa bình là điều tất yếu. Kế hoạch hành
động về An ninh và Biến đổi khí hậu của NATO được 30 quốc gia
thành viên thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2021,
Tuyên bố chung về Biến đổi khí hậu và Lực lượng vũ trang tại Diễn
đàn Hòa bình Paris 2021 được 25 quốc gia ủng hộ là những nỗ lực
ban đầu cho thấy lực lượng quân đội thế giới ngày càng nhận thức
rõ ràng hơn về những thách thức và nguy cơ của biến đổi khí hậu,
dẫn họ đến những mục tiêu hành động mới. Sự chuyển đổi sang
nguồn năng lượng tái tạo nhằm giảm lượng khí thải carbon cũng
như sự chuyển đổi mục tiêu hành động từ chiến tranh sang các
hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu của lực lượng quân đội của
nhiều quốc gia là một tín hiệu tích cực vừa đủ để chúng ta kỳ vọng
về một kỷ nguyên tươi sáng trong tương lai gần, như lời của Bộ
39. Trang 241
trưởng Bộ Quốc phòng Estonia Kalle Laanet. “Chúng ta phải hành động chống lại hậu quả của biến đổi khí hậu tương tự như thể chúng ta đang bảo vệ các quốc gia, các giá trị dân chủ và con người. Và khi làm như vậy quân đội chúng ta sẽ tự hào vì chúng ta đang có những điều đẹp đẽ đáng để bảo vệ trên chiến trường”.
Nếu lực lượng quân đội được chuyển sang các hoạt động hòa bình, làm thế nào để giải quyết xung đột giữa các quốc gia?
Làm thế nào để bảo vệ quyền lợi riêng của từng quốc gia? Tôi đồng ý rằng trong các cuộc chiến, mỗi bên tham chiến đều có lý lẽ riêng của họ. Nhưng nếu cứ tiếp tục bảo vệ lý lẽ của từng quốc gia theo lối tư duy cũ, chiến tranh sẽ mãi mãi không bao giờ kết thúc. Vì thế, giải pháp thứ hai tôi đề xuất là một nhận thức chung được phổ biến trên toàn thế giới: trong thiên niên kỷ thứ ba này, hòa bình là điều kiện tiên quyết để bảo vệ nền văn minh của nhân loại.
Chúng ta cần có một tổ chức hòa giải xung đột quốc tế với hệ thống luật lệ được soạn thảo dựa trên sự công bằng và hợp lý. Cần phát huy phương pháp đấu tranh bất bạo động trong giải quyết xung đột. Trong tranh chấp lãnh thổ chẳng hạn, các quốc gia cần nhận ra: nếu lãnh thổ đó thuộc về họ, họ phải có nghĩa vụ và trách nhiệm làm cho người dân vùng đất ấy sống tốt hơn, hạnh phúc hơn. Tranh giành lãnh thổ là giành về phần trách nhiệm và nghĩa vụ an sinh xã hội chứ không phải giành lấy phần lợi ích khai thác vùng đất ấy. Tất cả các bên tham gia đều phải thống nhất với hệ thống luật lệ này. Chỉ khi các quốc gia cùng nhau tôn trọng luật lệ, thì hòa bình mới có cơ hội nảy mầm và phát triển.
Ai sẽ là người phân xử, giải quyết các mâu thuẫn, xung đột
quốc tế, làm cho mỗi bên đều cảm thấy thỏa mãn? Kể từ khi ra
đời năm 1945, đến nay tổ chức Liên hợp quốc vẫn là diễn đàn đa
phương quan trọng nhất của thế giới. Trải qua hơn 75 năm tồn tại
40. Trang 242
(tính đến khi cuốn sách này ra đời, năm 2023), Liên hợp quốc đã
có nhiều đóng góp cho nền hòa bình thế giới. Nhưng, ngày nay,
khi thế giới phải đối mặt với các mối đe dọa toàn cầu (xung đột
bạo lực, phổ biến vũ khí hạt nhân, bệnh truyền nhiễm, biến đổi
khí hậu, khủng bố và chiến tranh mạng), hoạt động của Liên hợp
quốc đang phơi bày nhiều bất cập, đòi hỏi chúng ta phải liên tục
cải tổ và củng cố.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gồm 15 thành viên luôn là cánh
tay đắc lực của Liên hợp quốc, để có thể áp đặt các biện pháp trừng
phạt như đã làm với Iran và Libya vào năm 2011. Tuy nhiên, trong
Hội đồng Bảo an, 5 quốc gia thành viên thường trực là Nga, Anh,
Mỹ, Trung Quốc, Pháp đều có quyền phủ quyết, tức là chỉ cần một
trong năm quốc gia này phản đối thì việc biểu quyết sẽ không có
41. Trang 243
hiệu lực. Cơ chế này gây ra sự bất bình đẳng về quyền lực khi tất cả các quyết định đa phương quan trọng đều phải đặt dưới quyền quyết định của các siêu cường kể trên. Chủ nghĩa đa phương dường như chết yểu ngay từ khi sinh ra. Kể từ năm 1946 đến nay, quyền phủ quyết của Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an đã được sử dụng đến 295 lần, trong đó Nga là nước sử dụng quyền này nhiều nhất với 121 lần, Mỹ dùng 82 lần, Anh 29 lần, Trung Quốc và Pháp dùng 16 lần. Chiến sự ở Ukraine là minh chứng sinh động nhất cho thấy sự bế tắc của Hội đồng Bảo an trong những tình huống khẩn cấp. “Các ủy viên thường trực sử dụng quyền phủ quyết để bảo vệ lợi ích quốc gia, duy trì các nguyên tắc trong chính sách đối ngoại và trong một số trường hợp là thúc đẩy những vấn đề đặc biệt quan trọng với họ”, báo cáo năm 2015 của chính Hội đồng Bảo an thừa nhận.
Hiến chương Liên hợp quốc dường như vẫn còn mơ hồ trong việc xác định nhiệm vụ của Tổng thư ký Liên hợp quốc. Vị trí này được cho là sẽ không thiên vị cho bất kỳ quốc gia cụ thể nào nhưng vì văn phòng của Tổng thư ký lại dường như vẫn vận hành chủ yếu phụ thuộc vào nguồn tài trợ và thiện chí của các quốc gia hùng mạnh nhất, điều này cản trở hoạt động của văn phòng nói trên.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) được giao nhiệm vụ kiểm soát
sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm, hỗ trợ các chương trình y
tế công cộng, xây dựng các tiêu chuẩn về dinh dưỡng, vệ sinh và
thành lập một trung tâm dữ liệu y tế so sánh. Tuy nhiên, gần đây
WHO đã bị Mỹ chỉ trích do xử lý sai các nội dung liên quan đến
đại dịch Covid-19 và sau đó đã đình chỉ đóng góp tài chính cho
WHO. Ngoài ra, từ lâu WHO đã chịu áp lực từ chính phủ Hoa Kỳ
trong việc áp dụng một cách tiếp cận ủng hộ lợi ích của các công
ty dược phẩm Hoa Kỳ thay vì một tổ chức ủng hộ chính sách y tế
công cộng toàn cầu.
42. Trang 244
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có nhiệm vụ mở rộng chương trình nghị sự thương mại tự do và là cơ quan tiêu chuẩn cho các thị trường toàn cầu mở và hiệu quả. Tuy nhiên, các nước tiên tiến quyết tâm thúc đẩy loại quy tắc thân thiện với doanh nghiệp phù hợp với lợi ích kinh tế của họ và không quan tâm đến Chương trình nghị sự phát triển Doha.
Với nhiều bất cập như hiện tại, giải pháp thứ ba tôi đề xuất là Liên hợp quốc cần phải có một sự cải tổ toàn hệ thống để tạo ra một chính quyền dân chủ và mạnh mẽ hơn để có thể vận hành “quốc gia Trái đất” một cách thật sự hiệu quả.
Khi đề cập đến “quốc gia Trái đất”, tôi không có ngụ ý rằng các quốc gia phải từ bỏ chính phủ của mình để thành lập một chính phủ duy nhất quản lý 8 tỷ (và nhiều hơn nữa) số công dân trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử Trung Quốc nghìn năm trước có thể thống nhất hàng trăm dân tộc thành một quốc gia duy nhất và vận hành một xã hội hòa bình trong hàng trăm năm, tôi tin rằng con người thế kỷ 21 cũng có thể tạo ra một chính quyền đủ mạnh để vận hành và quản lý “quốc gia Trái đất” trên quy mô rộng lớn, đông đúc và hiệu quả.
Hoa Kỳ từ lâu đã là hình mẫu về nền dân chủ cho thế giới.
Hệ thống tam quyền phân lập trong đó Quốc hội Hoa Kỳ đóng
vai trò cơ quan lập pháp (bao gồm Hạ viện và Thượng viện); cơ
quan hành pháp do Tổng thống Hoa Kỳ đứng đầu và nhánh Tư
pháp, bao gồm Tòa án Tối cao và các tòa án liên bang cấp dưới.
Các quan chức được bầu phổ thông ở cấp liên bang, tiểu bang và
địa phương, với ngoại lệ chính là Tổng thống, người được bầu
gián tiếp bởi người dân thông qua Đại cử tri đoàn. Nền chính trị
Hoa Kỳ thường bị chi phối bởi hai đảng, kể từ Nội chiến Hoa Kỳ,
là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa, mặc dù các đảng khác cũng
tranh cử. Mặc dù vậy, cả hai đảng đều không có tổ chức trung
ương chính thức ở cấp quốc gia kiểm soát tư cách thành viên, các
43. Trang 245
quan chức được bầu hoặc các chính sách chính trị, do đó, mỗi đảng đều có các phe phái và cá nhân đi chệch khỏi đường lối của đảng. Chính sự thiếu vắng của một cơ quan kiểm soát độc lập đã khiến Hoa Kỳ bị đánh giá là “một nền dân chủ khiếm khuyết”.
Tham khảo mô hình dân chủ của Hoa Kỳ nhưng để xây dựng bộ máy quyền lực thế giới (mô hình Liên hợp quốc mới) thật sự dân chủ, tôi đề xuất cần có một chân độc lập trong hệ thống quyền lực của chế độ dân chủ: ngoài tam quyền (lập pháp, hành pháp, tư pháp) cần có thêm một quyền lực độc lập đó là kiểm sát, tức là phải có tứ quyền phân lập. Kiểm sát là một quyền quan trọng trong chế độ dân chủ. Quyền kiểm sát (kiểm tra, kiểm soát, giám sát) không thể được thành lập bởi một trong ba cơ quan quyền lực đã kể ở trên, mà cần phải có sự độc lập.
Sau cơ cấu tổ chức là cách bầu chọn nhân sự. Những người
tài đức xuất chúng được chọn đưa vào bộ máy quyền lực thế giới
cần theo một phương pháp khác hiệu quả hơn so với phương cách
bầu cử bằng phổ thông đầu phiếu mang nhiều cảm tính trong quá
khứ. Đó là sử dụng thành tựu của Cuộc cách mạng 4.0, trong đó có trí
tuệ nhân tạo AI trong việc lựa chọn ứng viên bầu cử. Công nghệ 4.0
hiện đại có thể đo lường các chỉ số IQ, EQ, kiến thức chuyên môn,
sự chính trực; nhân trắc học có thể dựa vào dấu vân tay, dựa trên
dung mạo để đánh giá sở trường sở đoản của mỗi ứng viên. Tất cả
những tiêu chí lựa chọn nhân sự đều được số hóa để có thể dùng
AI phân tích, đánh giá và chọn ra những người tài giỏi để đưa vào
bốn cơ quan Liên hợp quốc: lập pháp, tư pháp, hành pháp và kiểm
sát. Với sự giúp đỡ của công nghệ 4.0, kết quả bầu chọn sẽ đảm bảo
tính khách quan, khoa học và không thiên vị. Trăm ngàn thứ máy
móc, dù trí tuệ nhân tạo giỏi nhất đi nữa, thì chúng vẫn cơ bản vận
hành theo chỉ đạo của con người. Mọi kết quả bình chọn đều có
thể bị bóp méo, nếu các cá nhân tổ chức vận hành hoạt động “lựa
chọn nhân tài” theo cách ở trên không thật sự trung thực. Và ở đây,
44. Trang 246
một lớp người có tài, có đức, thật sự xả thân vì lý tưởng cống cho thế giới bình yên và thịnh phát cần được đào tạo, truyền cảm hứng. Cần có giám sát và trau dồi để đảm bảo chắc chắn, họ luôn giữ mình trong sạch vì mình và vì phần còn lại của nhân loại tiến bộ!
Đây là bài toán không dễ, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể làm được, nếu thế giới biết đoàn kết và quyết tâm.
Tổ chức Liên hợp quốc mới cần xây dựng một bộ nguyên tắc ứng xử văn minh chung: hướng về hòa bình mà hy sinh lợi ích riêng cho lợi ích chung; đây là một nguyên tắc cần được xem trọng. Mô hình xã hội không chiến tranh, không cần can thiệp vào mô hình chính trị và kinh tế của mỗi quốc gia. Hình thái chính trị của các quốc gia theo tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa đều cần được tôn trọng miễn sao hoạt động của họ không mâu thuẫn với quy định pháp luật về thương mại quốc tế khi tham gia giao thương với các nước khác. Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu và có lợi cho hòa bình thế giới. Các phát minh, ứng dụng, hàng hóa, giao thương, vận chuyển, du lịch… đều cần dựa trên luật lệ quốc tế. Các quốc gia hoàn toàn có quyền lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp nhất cho mình miễn sao không gây ra xung đột lợi ích với các nước khác, phù hợp với luật thương mại và các công ước bảo vệ nhân quyền, bảo vệ môi trường.
Mô hình xã hội không chiến tranh cần tôn trọng và dung hòa các dị biệt về văn hóa giữa các dân tộc trong mọi hoạt động xã hội miễn là không trái ngược với những nguyên tắc chung sống hòa bình. Cần phải duy trì bản sắc văn hóa từng quốc gia, dân tộc, tạo nên một thế giới phong phú, đa dạng, muôn màu muôn vẻ. Tôn trọng sự khác biệt, sự phong phú trong chủng tộc, tôn giáo, phong tục, tập quán của mỗi quốc gia, dân tộc.
Tương tự như chính trị và kinh tế, mỗi quốc gia hoàn toàn có
quyền duy trì và phát triển văn hóa, giáo dục theo cách riêng của
45. Trang 247
mình miễn sao không mâu thuẫn với chương trình giáo dục công dân toàn cầu mà mỗi nước đều phải dạy cho học sinh của mình. Nội dung này, tôi sẽ xin phép trình bày trong phần tiếp theo.
***
Chương trình giáo dục công dân toàn cầu
“Ngăn ngừa xung đột là công việc của chính trị, thiết lập hòa bình là công việc của giáo dục. Chúng ta phải thuyết phục thế giới về nhu cầu đòi hỏi một nỗ lực tập thể, toàn cầu để xây dựng nền móng cho hòa bình” (Maria Montessori).
Maria Montessori là một người phụ nữ kỳ lạ. Cuộc đời bà là một chuỗi các sự kiện khác thường mà không phụ nữ nào sống cùng thời có thể hiểu được. Sinh ngày 31/8/1870 tại thị trấn tỉnh Chiaravalle, Ý, trong một gia đình trí thức, Maria Montessori từ nhỏ đã là một người hiếu học, tự tin, nhiều khát vọng và không muốn bị giới hạn bởi những kỳ vọng truyền thống đối với phụ nữ. Năm 13 tuổi, bà học trong một học viện kỹ thuật dành cho nam giới để chuẩn bị cho sự nghiệp kỹ sư. Tuy nhiên, sau đó bà đã thay đổi và quyết định theo đuổi nghề bác sĩ. Bà nộp đơn vào chương trình y tế của Đại học Rome, nhưng bị từ chối vì lĩnh vực y khoa - theo truyền thống ở Ý - chỉ dành cho nam giới. Không bỏ cuộc, Montessori đã tham gia các khóa học bổ sung và kiên trì nộp đơn cho đến khi trường chấp nhận. Khi tốt nghiệp trường y năm 1896, Maria Montessori là một trong những nữ bác sĩ đầu tiên của nước Ý.
Công việc đầu tiên của Montessori là làm bác sĩ trợ lý tại
Phòng Lâm sàng Tâm thần học thuộc Đại học Rome (Italia).
Một trong những nhiệm vụ của bà là ghé thăm các trại tâm thần
ở Rome để chọn những bệnh nhân thích hợp cho Phòng Lâm
46. Trang 248
sàng. Chính công việc này đã hướng sự quan tâm của Montessori đến những trẻ em thiểu năng trí tuệ mà vào thời đó các em bị xếp chung với những bệnh nhân tâm thần. Càng gắn bó với những đứa trẻ này nhiều hơn, Montessori nhận ra rằng thiểu năng tâm thần là một vấn đề sư phạm hơn là vấn đề y học. Dần dần Maria hướng sự quan tâm của mình đến giáo dục và những phương pháp dạy học dành cho trẻ khuyết tật trí tuệ.
Từ năm 1899 đến năm 1901, Montessori có cơ hội nghiên cứu sâu hơn và cải tiến phương pháp giảng dạy khi bà được bổ nhiệm làm đồng Giám đốc Trường Orthophrenic, nơi nhận những đứa trẻ bị xem là khuyết tật hết hy vọng trong các trường học ban ngày cũng như tất cả những đứa trẻ thiểu năng trí tuệ ở các trại tâm thần ở Rome. Hai năm dưới sự hướng dẫn tài tình của Montessori, những đứa trẻ đã tiến bộ một cách bất ngờ, các em có thể đọc, viết và làm toán ở cấp độ tương đương những đứa trẻ bình thường cùng tuổi.
Được truyền cảm hứng từ những thành công ban đầu,
Montessori tiếp tục học thêm các khóa học về nhân chủng học,
triết học giáo dục và sẵn sàng đón nhận lời mời thành lập một cơ
sở chăm sóc trẻ em, có tên là Casa de Bambini (Ngôi nhà dành cho
trẻ em), tại một khu ổ chuột San Lorenzo ở ngoại ô Rome năm
1907. Khu ổ chuột ở San Lorenzo là nơi sống của hàng nghìn
người nghèo khổ, họ sống trong môi trường vệ sinh thấp kém và
bao xung quanh rất nhiều loại tội phạm và gái mại dâm. Sau nhiều
năm, ban quản lý khu dân cư đã chấp nhận các phương án cải thiện
đời sống xã hội của những người bất hạnh sống trong khu vực này
nhưng những đứa trẻ đã bị lãng quên. Khi các bậc bố mẹ đi làm cả
ngày, những đứa trẻ lêu lổng không được học hành sẽ tự chơi đùa
lên xuống các cầu thang, bôi bẩn các bức tường khiến ban quản lý
khu dân cư rất phiền lòng. Gọi các em là “một bọn nhóc phá hoại
vô ý thức”, họ đã quyết định gom đám trẻ lộn xộn này vào một căn
47. Trang 249
phòng và trả tiền cho bất kỳ ai trông coi chúng sẽ kinh tế hơn việc suốt ngày đi sơn sửa lại những thứ chúng nghịch phá. Montessori sẵn lòng nhận công việc này, vì: sau thời gian làm việc với những đứa trẻ khuyết tật, bà mong muốn thử nghiệm phương pháp giảng dạy của mình với những đứa trẻ bình thường.

Ở đây, Montessori đã phát triển một phương pháp giáo dục hoàn toàn mới có tên chính bà: Phương pháp Montessori. Phương pháp học tập thông qua khám phá của Montessori bắt nguồn từ niềm tin rằng mọi con người - kể cả những đứa trẻ nhỏ tuổi nhất - đều có mong muốn cố hữu là hiểu về thế giới. Động lực học hỏi cũng mạnh mẽ như mong muốn được bước đi, nếu người lớn không can thiệp mà ủng hộ sự tò mò vốn có này của con người, trẻ em sẽ phát triển mạnh mẽ. Trường học Montessori thể hiện nhiều phẩm chất độc đáo so với các trường học cùng thời. Bàn, ghế và các đồ nội thất khác có trọng lượng nhẹ và nhỏ cho trẻ em. Các vật liệu độc đáo được sử dụng cho các hoạt động trong lớp học, chẳng hạn như các chữ cái được cắt ra từ giấy nhám và thẻ hình, đặt trên giá thấp để học sinh dễ dàng tiếp cận. Những đứa trẻ ở Casa de Bambini ban đầu tỏ ra ngỗ ngược, nhưng nhanh chóng yêu thích việc giải các câu đố, học cách chuẩn bị bữa ăn,
48. Trang 250
dọn dẹp và giữ cho lớp học sạch sẽ và gọn gàng. Sử dụng quan sát khoa học và kinh nghiệm thu được từ công việc trước đây với trẻ nhỏ, Montessori đã thiết kế tài liệu học tập và môi trường lớp học nhằm thúc đẩy mong muốn học hỏi tự nhiên của trẻ em, cho phép các em không chỉ tự do đi lại mà còn tự do lựa chọn tài liệu của riêng mình. Sau một thời gian, những đứa trẻ từng được xem là “vô vọng” trong trường học Montessori đã thể hiện sự tập trung cao độ, tính tự giác, đồng thời học đọc và viết vượt quá mong đợi. Phương pháp Montessori bắt đầu thu hút sự chú ý của các nhà giáo dục, nhà báo và các nhân vật nổi tiếng. Đến năm 1910, các trường Montessori có thể được tìm thấy ở khắp Tây Âu và lan ra toàn thế giới, bao gồm cả ở Hoa Kỳ, nơi trường Montessori đầu tiên được mở ở Tarrytown, New York, vào năm 1911.
Nghiên cứu ban đầu của Maria Montessori tập trung vào việc giáo dục trẻ nhỏ, nhưng vào những năm 1920, bà chuyển sự chú ý sang lứa tuổi thanh thiếu niên. Bà quan sát thấy rằng ở giai đoạn phát triển này học sinh cần các hoạt động giúp các em hiểu bản thân, tìm thấy vị trí của mình trên thế giới và trở thành những công dân toàn cầu. Bà đề xuất các trường nội trú nơi những thanh thiếu niên trẻ tuổi (12 - 18 tuổi) gọi là Erdkinder (Con của Mẹ Đất hay Những đứa trẻ trên trái đất) có thể làm việc và sống trong một cộng đồng đáng tin cậy, tham gia vào các hoạt động trong thế giới thực như trồng trọt, chăm sóc động vật, tiếp thị và bán sản phẩm thủ công của chính các em. Bà tin rằng bằng cách trải nghiệm sự phụ thuộc lẫn nhau của con người, học sinh sẽ học cách tổ chức xã hội và phát triển các kỹ năng cần thiết để đáp ứng những thách thức của thế giới theo hướng tích cực.
“Bởi vì làm việc trên đất đai là một sự dẫn nhập đến với thiên
nhiên và nền văn minh, mở ra một cảnh giới bao la cho việc nghiên cứu
khoa học và lịch sử. Chúng ta đã gọi những đứa trẻ này là Erdkinder vì
chúng đang học về nền văn minh qua khởi nguồn là trong nông nghiệp.
49. Trang 251
Chúng là “Con của Mẹ Đất”. Chúng đang học về sự bắt đầu của nền văn minh xảy ra khi những bộ lạc an cư ở một chỗ và bắt đầu một cuộc sống thanh bình, tiến bộ trong khi dân du cư vẫn còn là những kẻ man rợ và những chiến binh. Một ý tưởng lớn: nền văn minh mở ra trong môi trường tự nhiên ắt phải nâng cao mô típ về cuộc sống mà “những người tập sinh của xã hội” này dẫn dắt. Cũng như thiên nhiên được đưa lên một tầm cao hơn về vẻ đẹp và sự hữu ích bởi lao động của con người thế nào. Đến lượt mình, con người cũng phải tự nâng mình lên cao hơn trạng thái tự nhiên của con người vốn có. Và đứa trẻ của đất đai phải thấy rằng xã hội đó đang ở một trạng thái vượt lên từ tự nhiên mà trong đó đứa trẻ phải đóng vai trò của mình, với tư cách là một người văn minh và có tín ngưỡng tâm linh”, Montessori viết trong tác phẩm Từ tuổi ấu thơ đến tuổi thanh thiếu niên.
Maria Montessori đã theo đuổi con đường giáo dục của mình trong một thời kỳ hỗn loạn. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít ở châu Âu đã gây ra tổn thất lớn vì tất cả các trường Montessori ở Đức đều bị Đức Quốc xã đóng cửa vào năm 1933. Sau khi Maria từ chối tham gia vào kế hoạch của Mussolini - là kết hợp các trường Montessori vào phong trào thanh niên chống phát xít - họ đã đóng cửa tất cả các trường học của bà. Năm 1939, Montessori và con trai đến Ấn Độ để thực hiện một khóa đào tạo trong 3 tháng tại Madras, nhưng do chiến tranh giữa Ý và Anh bùng nổ, bà buộc phải sống lưu vong ở Ấn Độ 7 năm sau đó. Trong thời gian này, bà đã tận dụng cơ hội để đào tạo phương pháp Montessori cho hơn một nghìn giáo viên ở Ấn Độ.
Sống qua hai cuộc chiến tranh thế giới, chứng kiến hai quả
bom hạt nhân đầu tiên của loài người nổ kinh hoàng vào tháng 8
năm 1945 giết chết nhiều sinh linh vô tội; chứng kiến những biến
động chính trị kể trên, tất cả, đã truyền cảm hứng cho Montessori
nhiều hơn về vấn đề giáo dục hòa bình vào các chương trình giảng
dạy Montessori. Bà nhận định rằng hầu hết mọi người đều nói về
50. Trang 252
hòa bình nhưng hầu như không ai giáo dục về hòa bình, con người luôn được giáo dục để cạnh tranh nhau và đó là điểm khởi đầu của các cuộc chiến tranh đau xót. “Nếu một người lớn lên với sự tôn kính đối với nhân loại, anh ta sẽ không đồng ý trở thành một thế lực vô thức để hủy diệt nhân loại. Họ sẽ không sẵn lòng sử dụng sức mạnh siêu nhiên và vũ trụ mà họ sở hữu để phá hủy thành quả của nền văn minh. Khi đã phát triển lương tâm và tình cảm đối với cuộc sống con người, họ sẽ không có khả năng tàn ác, vì sự tàn ác thuộc về một linh hồn đã chết”, bà viết về mối liên hệ quan trọng giữa giáo dục sớm và hòa bình trong tác phẩm Một thế giới mới và giáo dục. Theo Montessori, trẻ em vừa là niềm hy vọng vừa là lời hứa của nhân loại”. Để giáo dục cho hòa bình lâu dài, chúng ta phải bắt đầu từ những đứa trẻ mới sinh. Trẻ em đến với thế giới này với tình yêu trong sáng và nguồn ánh sáng trong trái tim. Khi tình yêu này được công nhận và phản ánh một cách nhất quán, các em có thể phát huy hết tiềm năng của mình và trở thành những công dân có trách nhiệm với thế giới”.
Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh trong giáo dục
Montessori là một mối quan hệ hòa bình, tôn trọng lẫn nhau. Giáo
viên Montessori được đào tạo để nói và làm việc với trẻ như một
đồng nghiệp thay vì một người giám hộ hoặc phụ trách. Những
khác biệt này đặt nền tảng cho một đứa trẻ hòa bình. Một đứa trẻ
hòa bình sau này sẽ phát triển thành một người lớn hòa bình. Trẻ
em Montessori có thế giới quan từ khi còn nhỏ và nhận ra rằng các
em là một phần của một cộng đồng lớn hơn. Thông qua các bài
học địa lý, trẻ nhận thức được nơi mình sống trên thế giới. Trẻ học
cách xác định các lục địa và nhiều quốc gia. Các bài học văn hóa
Montessori cho trẻ tiếp xúc với những người khác nhau trong nền
văn hóa của họ. Những bài học này bao gồm cách con người đã
thích nghi với các khí hậu khác nhau, nhà cửa, quần áo, thực phẩm
và phong tục tập quán của họ. Thông qua các nghiên cứu về lục địa
và văn hóa, trẻ em học về sự liên kết của mọi sự sống trên trái đất.
51. Trang 253
Chương trình Montessori giúp trẻ nhỏ tiếp xúc sớm với khái niệm bạn bè xung quanh mình đến từ những nơi khác nhau nhưng tất cả đều… khá giống nhau. Một giáo viên Montessori nhận thức được tầm quan trọng của việc có sách và áp phích đa văn hóa trong lớp học. Lễ kỷ niệm văn hóa là một phần thường xuyên của lớp học Montessori. Các ngày lễ Diwali (một trong những lễ hội tôn giáo lớn của Ấn Độ giáo, Kỳ Na giáo và đạo Sikh), Tết Nguyên đán (Tết âm lịch của các quốc gia Đông Á như Trung Quốc, Đài Loan, bán đảo Triều Tiên và các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Singapore, Malaysia, Indonesia), Hanukkah (một lễ hội khôi phục Jerusalem của người Do Thái), Eid (lễ hội của người Hồi giáo, gồm hai ngày lễ lớn. Eid ul Fitr là lễ hội ăn chay và Eid ul Adha là lễ hội hiến tế), Ramadan (tên gọi tháng thứ 9 của âm lịch Ả Rập - trong tháng này, tất cả các tín đồ đạo Hồi đều thực hiện nghiêm túc quy định: không ăn, không uống, không hút thuốc vào ban ngày) đều được tôn vinh. Giáo viên Montessori khuyến khích phụ huynh tham gia các giờ học bằng cách tình nguyện chia sẻ một số truyền thống văn hóa tiêu biểu đặc trưng của họ. Cha mẹ đọc sách, dạy một số từ bằng ngôn ngữ quê hương họ hoặc giải thích một số truyền thống bằng cách sử dụng đồ vật và tranh ảnh. Trẻ em cũng có cơ hội mặc thử trang phục truyền thống và ăn các món ăn địa phương. Những trải nghiệm này dạy cho trẻ về sự tôn trọng và đánh giá cao sự khác biệt các nền văn hóa.
Giáo dục hòa bình trong các lớp học Montessori không có
nghĩa là không có xung đột. Xung đột được xem là cơ hội để phát
triển lòng nhân ái, các mối quan hệ và hiểu sâu hơn về quan điểm
của người khác. Bông hồng hòa bình là một công cụ phổ biến được
sử dụng trong các lớp học Montessori để dạy trẻ em tôn trọng sự
khác biệt. Bạn nào đang cầm bông hồng hòa bình sẽ có quyền phát
biểu và chia sẻ cảm xúc của mình, sau đó em sẽ chuyền bông hồng
cho bạn tiếp theo. Lần lượt như thế mỗi đứa trẻ cảm thấy mình
52. Trang 254
được lắng nghe cho đến khi xung đột được giải quyết - bằng một lời xin lỗi hoặc một hành động mà cả hai bên đều đồng thuận. Thông qua cách lắng nghe quan điểm của một bạn khác, đứa trẻ bắt đầu phát triển sự đồng cảm với người khác. Trẻ cũng học cách giải quyết xung đột một cách hòa bình trên sân chơi. Các kỹ năng sống và kỹ năng giao tiếp quan trọng như lắng nghe, đồng cảm, giải quyết vấn đề, thương lượng và khoan dung được học mỗi ngày vào giờ giải lao.
Nền tảng để tạo ra một “đứa trẻ hòa bình” nằm trong triết lý
giáo dục của Maria Montessori. Bà cho rằng giáo dục phải quan
tâm đến sự phát triển của cá thể và cho phép cá nhân trẻ thơ không
chỉ những năm sớm nhất của thời thơ ấu mà còn trải qua những
giai đoạn phát triển của nó. Hai điều cần thiết là: sự phát triển của
tính cá nhân và sự tham gia của cá nhân vào một đời sống thực
sự xã hội. Bà cho rằng có một sự tương tác liên lụy giữa cá thể và
môi trường của nó. Con người được định hình qua việc sử dụng
các đồ vật và các đồ vật được con người nhào nặn ra. Đây là một
biểu hiện tình yêu của con người đối với môi trường xung quanh
nó. Sự tương tác hài hòa - khi nó tồn tại, như trong đứa trẻ - thể
hiện mối quan hệ bình thường phải hiện hữu giữa cá thể và môi
trường của nó, đây là mối quan hệ về tình yêu. Tình yêu thúc đẩy
đứa trẻ không sở hữu một vật mà thứ nó quan tâm hơn là có thể
làm gì hữu ích - cho mình và cho cộng động - với vật ấy. Khi công
việc bắt đầu trong một môi trường nào đó, sự liên kết với đồng
loại của mình sẽ bắt đầu, bởi vì không ai có thể làm việc thường
xuyên và lâu dài chỉ với… một mình. Nếu không được giáo dục
bằng phương pháp trên, có thể xảy ra tình huống dễ gặp là: đứa
trẻ bắt đầu muốn chiếm hữu tất cả những gì xung quanh nó. Thay
vì làm việc với người khác, đứa trẻ bắt đầu gây gổ với họ, hệ lụy sẽ
dẫn đến sự xung đột.
53. Trang 255
“Hai con đường mở ra trong sự phát triển nhân cách - một đường dẫn đến tình yêu và con đường kia dẫn đến con người chiếm hữu. Khi các cá nhân phát triển bình thường, chúng đơn thuần cảm thấy một tình yêu không những đối với các sự vật, mà còn đối với các sinh vật khác. Tình yêu này không phải là cái gì được dạy cho, nó là hệ quả của việc họ đã sống một cuộc đời đúng nghĩa. Tình yêu không phải là nguyên nhân mà là kết quả của một sự phát triển bình thường của cá nhân. Đứa trẻ đã cảm nhận được một tình yêu mạnh mẽ cho các môi trường của nó và cho tất cả các sinh vật, đã khám phá ra niềm vui và lòng nhiệt thành trong lao động, nó cho chúng ta lý do để hy vọng rằng nhân loại có thể phát triển theo chiều hướng mới. Hy vọng của chúng ta về nền hòa bình tương lai không thể (không chỉ) được tìm thấy trong kiến thức chính quy mà người lớn có thể truyền lại cho đứa trẻ mà nó tùy thuộc vào sự phát triển bình thường của con người mới”, bà viết trong tác phẩm Giáo dục và Hòa bình.
Maria Montessori qua đời năm 1952 ở tuổi 81, sau khi đã dành cả đời mình cho trẻ em, giáo dục và hòa bình. Một thế kỷ kể từ khi thành lập ngôi trường Montessori đầu tiên ở San Lorenzo, Rome, Phương pháp Montessori đã lan rộng toàn cầu. Ước tính có khoảng 20.000 ngôi trường Montessori trên toàn thế giới mà chỉ riêng Hoa Kỳ đã có đến 4.500 trường. Hiệp hội Montessori Hoa Kỳ là một tổ chức phi chính phủ được công nhận tại Liên hợp quốc, có tiếng nói lớn hơn đối với giáo dục Montessori và hòa bình.
***
Với riêng cá nhân tôi, sự xuất hiện của Maria Montessori và
sự nghiệp đáng kính trọng của bà, là một lời nhắc về sứ mệnh.
Vào ngày ra mắt quyển sách Thập kỷ vàng, trang sử mới của tôi,
vào Tết Đoan ngọ năm 2020 (ngày 5/6/2020), một người bạn đã
nhắn tin và gửi ảnh tờ lịch ngày cho tôi. Tôi giật mình khi đọc được
thông điệp của Maria Montessori ghi trên tờ lịch “Hòa bình là điều
54. Trang 256
mà con người ai cũng muốn và hòa bình có thể đến với nhân loại thông
qua trẻ nhỏ”. Bởi lẽ từ lâu tôi đã suy nghĩ đến một giải pháp giáo
dục nhận thức đúng về trái đất và nguy cơ chiến tranh sẽ dẫn đến
sự hủy diệt như thế nào. Trong quyển sách kể trên của mình, tôi
đã từng viết: “Muốn có một thế giới tươi đẹp cho muôn đời sau, chúng
ta cần có một thứ ánh sáng có thể soi rọi vào mọi ngóc ngách tâm hồn
con người. Ngay từ khi còn thơ dại, cần giáo dục kích thích phát triển
những tính cách tốt một cách toàn diện và tất nhiên tính xấu sẽ không
còn tồn tại. Cội nguồn của nó là dưỡng dục, chăm sóc lòng nhân ái, vị
tha trong mỗi con người từ lúc thơ dại cho đến lúc lìa đời”. Sự trùng
hợp khi tôi đọc được thông điệp của Maria Montessori vào đúng
ngày ra mắt quyển sách đầu tay đã giúp tôi nhận ra giáo dục chính
là chìa khóa để giải quyết vấn đề hòa bình cho thế giới.
55. Trang 257
Dựa trên nền tảng giáo dục hòa bình của Maria Montessori, sáng kiến của tôi đề xuất là cần có một tổ chức quốc tế đứng ra soạn thảo môn học Giáo dục công dân toàn cầu và tổ chức ấy có đủ quyền lực và quyền hạn để buộc tất cả các quốc gia trên toàn thế giới cùng tham gia, thực hiện. Hòa bình là một chủ đề không mới, giáo dục hòa bình cũng đã được đưa vào giảng dạy ở một số quốc gia, điều khác biệt trong đề xuất của tôi là phương thức thực hiện giáo dục hòa bình.
Đầu tiên là nội dung giáo dục hòa bình
Chương trình Giáo dục công dân toàn cầu phải dạy cho trẻ em nhận thức đúng về nguồn gốc loài người. Khi nhìn vào lịch sử loài người, các em sẽ nhận ra loài người có chung một nguồn gốc, một tổ tiên, cùng một hệ DNA. Tất cả trẻ em sinh ra trên trái đất này đều được xem là công dân toàn cầu, cần được chăm sóc chu đáo và đối xử bình đẳng. Dù sinh ra ở vùng đất địa lý nào đi nữa thì khu vực ấy cũng thuộc ngôi nhà chung là trái đất nên tất cả trẻ em trên thế giới đều là đồng hương, là anh em với nhau. Để làm được việc này, lịch sử loài người phải được biên soạn lại với quan điểm thống nhất, với sợi chỉ đỏ xuyên suốt, rằng: Trái đất, với một lịch sử khoa học, khách quan và không phục vụ lợi ích chính trị của bất kỳ quốc gia nào.
Các em phải được dạy: Trái đất là quê hương của loài người và trái đất đang đứng trước nguy cơ bị hủy diệt. Từ nhận thức ấy, các em phải có nghĩa vụ bảo vệ sự sống và sự phát triển bền vững của quê hương mình. 17 mục tiêu phát triển bền vững của thế giới do Liên hợp quốc đề xướng sẽ được lồng ghép vào chương trình để giúp các em nhận thức được tình trạng và những nguy cơ, thách thức mà trái đất đang phải đối diện để từ đó có hành động phù hợp.
Các em phải được dạy: tự nhiên ưu tiên sự đa dạng. Không thể
vì yêu mến một loài hoa đẹp mà buộc cả thế giới này phải trồng
56. Trang 258
cùng một loài hoa. Không thể vì yêu mến loài bướm mà tiêu diệt hết các loài khác. Thế giới tự nhiên chứa đựng sự sống muôn màu muôn vẻ của muôn loài. Đồng quan điểm với Maria Montessori, tôi cho rằng bằng cách tiếp cận với nông nghiệp các em sẽ học được những bài học trực quan sinh động về khoa học trái đất và cách con người đã xây dựng nền văn minh như thế nào. Thông qua những bài học trồng trọt, như phương pháp trồng khoai tây nhiều kích cỡ và nhiều màu sắc khác nhau của người da đỏ châu Mỹ chẳng hạn, các em sẽ hiểu và trân trọng sự đa dạng cây trồng. Khi quan sát các giống khoai tây phát triển và thích nghi ở những môi trường sống khác nhau, các em sẽ hiểu được sự đa dạng môi trường sẽ ảnh hưởng đến đặc tính khác biệt của từng loại khoai tây. Sự đa dạng này cũng phản ánh trong xã hội loài người, sự đa dạng về địa lý sẽ dẫn đến sự khác biệt về lối sống, văn hóa, ẩm thực, ngôn ngữ. Nền tảng về khoa học nông nghiệp kết hợp với những trải nghiệm đa văn hóa trong chương trình học sẽ dạy cho trẻ hiểu biết, đồng cảm và tôn trọng những khác biệt.
Các em nên được dạy phải biết đặt cái chung lên trên quyền lợi riêng. Quyền lợi của các quốc gia là quan trọng nhưng lợi ích chung của nhân loại, sự tồn tại của trái đất phải được xem là điều quan trọng nhất. Bởi nếu trái đất không còn, loài người bị diệt vong thì không còn quốc gia, dân tộc nào nữa.
Các em phải được dạy về những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế để giải quyết các vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn, xung đột. Từ sự hủy diệt của chiến tranh trong quá khứ, các em cần phải được dạy rằng tiến hành chiến tranh, tham gia, ủng hộ chiến tranh bằng bất kỳ hình thức nào cũng là đáng trách. Các em phải được dạy rằng: trong mọi hoàn cảnh, tốt nhất, con người không nên dùng vũ lực để giải quyết xung đột mà phải tôn trọng luật pháp quốc tế và tìm đến những giải pháp hòa bình.
57. Trang 259
Những nguyên tắc cần tôn trọng và cách thức khi soạn thảo chương trình môn học Giáo dục công dân toàn cầu bao gồm triết lý, phương pháp, nội dung đều cần phải hướng đến mục tiêu giúp trẻ em biết yêu mến thiên nhiên; biết trân quý sự sống; biết kiểm soát sân si, tham vọng; biết nuôi dưỡng lòng nhân ái, bao dung, vị tha; biết tôn trọng sự khác biệt; chống lại mọi hình thái của chiến tranh - đồng thời hiểu được sâu sắc giá trị của hòa bình. Nội dung các bài học sẽ được phân chia sao cho phù hợp với đặc điểm tính cách và khả năng tiếp nhận của từng nhóm tuổi.
Cách thức triển khai toàn cầu
Liên hợp quốc cần lập ra một Hội đồng lên kế hoạch tổ chức và triển khai chương trình Giáo dục công dân toàn cầu với phương thức đề cử những người có trình độ, năng lực và tâm huyết vào Hội đồng tương tự như phương pháp tôi đã trình bày ở phần trước. Nội dung chương trình học sau khi được các chuyên gia giáo dục hàng đầu thế giới soạn thảo sẽ được dịch ra nhiều ngôn ngữ để có thể tiếp cận đến 204 quốc gia trên 7 châu lục. Cần có một cơ chế từ Liên hợp quốc mới - chính quyền của “nhà nước Trái đất” - khuyến nghị tất cả các quốc gia triển khai chương trình đến trẻ em toàn cầu. Thông qua hình thức dạy online, các giáo sư có thể dạy cho hàng triệu giáo viên để rồi những tư tưởng này sẽ được truyền đạt lại cho hàng triệu triệu học sinh trên toàn thế giới.
Tạo dựng những không gian hòa bình trên toàn thế giới
Nếu như chương trình Giáo dục công dân toàn cầu là hạt giống
hòa bình cho thế hệ mới, chúng ta cần môi trường nuôi dưỡng để
hạt giống ấy nảy mầm, đơm hoa, kết quả. Môi trường ấy không chỉ
là không gian hòa bình trong các lớp học của Montessori mà còn
phải là những không gian trong cộng đồng, nơi trẻ em tiếp xúc với
người lớn, với những đứa trẻ khác cùng nhiều giá trị văn hóa quý
giá và đa sắc. Có đủ loại xung đột xảy ra trong đời sống hàng ngày,
58. Trang 260
nếu chúng ta không xây dựng được những không gian hòa bình trong môi trường sống tự nhiên của đứa trẻ, chương trình giáo dục hòa bình sẽ không phát huy tác dụng.
Hãy đi quanh thế giới một vòng để xem một số quốc gia đã tạo dựng nên những không gian hòa bình như thế nào. Liệu những bài học ấm lòng này có giúp phần còn lại của thế giới tỉnh ngộ và quyết tâm hơn nữa trên con đường giảm trừ rồi loại bỏ chiến tranh xung đột, kiến tạo và tìm kiếm hòa bình vĩnh cửu, theo nguyên tắc trái đất này đích thực là quê hương của tất cả chúng ta hay không?
***
Gathering Place Tusa - Công viên nhân văn nhất nước Mỹ
Nơi tập hợp là nơi sẽ khôi phục hy vọng của bạn về con người.
(Leslie Foster)
The Gathering Place - nghĩa đơn giản là nơi tập hợp - là khái niệm về bất kỳ không gian nào mà cộng đồng có thể tụ họp với số lượng lớn. Do tính chất hòa nhập của nó, các địa điểm tụ họp không chỉ tôn vinh sức mạnh của một cộng đồng mà còn là nơi lưu giữ những giá trị quan trọng như công nhận giá trị cơ bản và phẩm giá của mỗi cá nhân trong cộng đồng, xây dựng lòng tin giữa các thành viên đồng thời cung cấp sự tôn trọng và chấp nhận vô điều kiện. Hai loại địa điểm tập hợp nổi bật là bất kỳ không gian công cộng nào ví dụ như quảng trường thị trấn, đường phố, công viên, quán cà phê, rạp hát và sân vận động, cả một số công viên độc quyền, di tích lịch sử và không gian tôn giáo…
Ở Hoa Kỳ có một vài địa điểm tập hợp nổi tiếng. The Gathering
Place tại Denver (thành phố lớn nhất của tiểu bang Colorado, Hoa
59. Trang 261
Kỳ) được thành lập vào năm 1986 là một trung tâm hỗ trợ miễn phí
phụ nữ, trẻ em và những cá nhân chuyển giới đang đối mặt với đói
nghèo hoặc vô gia cư. The Gathering Place tại Ohio (tiểu bang khu
vực Trung Tây nằm ở miền đông bắc Hoa Kỳ) hoạt động theo chủ
nghĩa bình đẳng, cung cấp các dịch vụ miễn phí cho những người
trưởng thành đã trải qua chấn thương, bệnh tâm thần, nghiện ngập
hoặc các vấn đề sức khỏe tâm thần khác. The Gathering Place tại
Brunswick, Georgia (một tiểu bang ở đông nam Hoa Kỳ) được
thành lập bởi sự nỗ lực tổng hợp của các gia đình, cơ sở, doanh
nghiệp và nhà thờ địa phương vào năm 1981 để phục vụ giới trẻ
miền đông nam Hoa Kỳ, là một tổ chức ươm mầm và trau dồi khả
năng lãnh đạo của sinh viên trong tương lai.
The Gathering Place Tulsa là một câu chuyện hoàn toàn
khác biệt. Dù chỉ vừa mới đi vào hoạt động năm 2018, công viên
Gathering Place tọa lạc ở thành phố Tulsa, Oklahoma đã thu hút
hơn 3 triệu lượt khách mỗi năm và gặt hái hàng loạt giải thưởng
danh tiếng. Tạp chí Time và USA Today bình chọn Gathering
60. Trang 262
Place là một trong những điểm tham quan mới hàng đầu nước Mỹ vào năm 2019. National Geographic xếp công viên này vào danh sách 12 sân chơi hấp dẫn nhất thế giới. Gathering Place cũng lọt top 6 không gian công cộng tuyệt vời nhất quốc gia do Hiệp hội Quy hoạch Hoa Kỳ bình chọn.
Điều gì đã làm nên kỳ tích của Gathering Place Tulsa?
Để hiểu đúng về bối cảnh nơi công viên Gathering Place khởi nguồn và phát triển ấn tượng như ngày hôm nay, chúng ta hãy quay trở lại thời điểm 100 năm trước khi Tulsa là thủ phủ dầu mỏ của thế giới và là một trong những thành phố phát triển nhanh nhất Hoa Kỳ. Trong thời kỳ này, một cộng đồng nhỏ người Mỹ gốc Phi sinh sống ở quận Greenwood cũng phát triển mạnh mẽ. Greenwood thịnh vượng và hùng mạnh đến nỗi từng được nhà giáo dục, nhà lãnh đạo cộng đồng người Mỹ gốc Phi Booker Taliaferro Washington trân trọng gọi quận là “Phố Wall đen”.
Nhưng một bi kịch đã ập đến Greenwood. Vào ngày
30/5/1921, một thanh niên đánh giày người Mỹ gốc Mỹ 19 tuổi
tên là Dick Rowland bị buộc tội hành hung một cô gái da trắng làm
công việc điều hành thang máy tên là Sarah Page tại tòa nhà Drexel
ở trung tâm Tulsa. Rowland đã bị cảnh sát bắt ngay ngày hôm sau
và tiến hành điều tra. Không ai biết chính xác chuyện gì đã xảy
ra trong thang máy, những lời đồn thổi cứ lưu truyền trong cộng
đồng và trở nên phóng đại hơn sau mỗi lần kể. Tờ Tulsa Tribune
đưa tin đầu tiên kể câu chuyện Rowland đã cố gắng tấn công tình
dục Page kèm theo một bài xã luận chi tiết về kế hoạch đã được
chàng trai chuẩn bị kỹ càng trước đó. Câu chuyện phản cảm này
đã lan truyền hai loại cảm xúc trái ngược giận dữ và uất ức, mở
ra một cuộc đối đầu có vũ trang giữa hai dòng người da trắng và
người da đen cùng nhau ùn ùn đổ về phía tòa án nơi đang giam giữ
Rowland. Cảnh sát trưởng Willard McCullough từ chối yêu cầu
giao Rowland cho cả hai bên, ông và các đồng nghiệp đã tạo ra
một hàng rào chắn để bảo vệ Rowland.
61. Trang 263
Giữa bầu không khí căng thẳng và hỗn loạn ấy, phát súng từ một người vô danh nào đó vang lên trong không trung như một cú kích nổ khơi mào cho vụ “Thảm sát Tulsa” kinh hoàng. Khi bình minh ló rạng vào ngày 1 tháng 6, hàng ngàn người da trắng đã tràn vào quận Greenwood cướp bóc, đốt phá nhà cửa và các cơ sở kinh doanh trên tổng diện tích 35 khu phố. Quận Greenwood bị phá hủy hoàn toàn, 10.000 người Mỹ gốc Phi mất nhà cửa, hàng trăm người thiệt mạng và hàng triệu USD bị mất trắng. Vài giờ sau Thảm sát Tulsa, mọi cáo buộc chống lại Dick Rowland đã được bãi bỏ. Cảnh sát kết luận rất có thể Rowland đã vấp phải Page hoặc chỉ đơn giản là giẫm vào chân cô. Được bảo vệ an toàn trong nhà tù suốt thời gian diễn ra cuộc bạo động, Rowland rời khỏi thành phố vào sáng hôm sau và không ai còn thấy chàng trai xuất hiện ở Tulsa mãi về sau. “Thảm sát Tulsa” được xem là một trong những vụ bạo lực phân biệt chủng tộc chết chóc nhất lịch sử Hoa Kỳ, Cục thống kê Oklahoma ghi nhận có khoảng 36 người chết sau cuộc thảm sát nhưng các nhà sử học ước tính số người chết có thể lên đến 300 người.
Trở lại thời hiện tại, dù một thế kỷ đã trôi qua nhưng vết
thương “Thảm sát Tulsa” vẫn còn hằn sâu trong ký ức của những
cư dân vùng đất này. Tulsa đang trên đường hướng đến sự chữa
lành nhưng lịch sử bất bình đẳng xã hội lâu dài đã khiến nền kinh
tế của thành phố phát triển chậm chạp. Là một cư dân sinh ra trên
chính mảnh đất Tulsa, lại là con trai của một người tị nạn Do Thái
chạy trốn khỏi Đức Quốc xã, nhà từ thiện tỷ phú George B. Kaiser
thấu hiểu và trăn trở với nỗi đau của Tulsa trong nhiều năm liền.
Công viên Gathering Place ra đời trong bối cảnh ấy. “Trên khắp
đất nước, chúng ta đang trở nên chia rẽ hơn do chủng tộc, giai cấp, bất
bình đẳng kinh tế và gần đây nhất là do chính trị. The Gathering Place
được tạo ra để tập hợp mọi người trong khu vực Tulsa để khám phá
lại rằng tất cả chúng ta đều gắn bó với nhau bởi những điểm chung,
đặc biệt là những hy vọng và ước mơ mà chúng ta dành cho gia đình
62. Trang 264
mình”, Kaiser bày tỏ ước mơ của ông khi đầu tư xây dựng công viên Gathering Place.
Để hiện thực hóa ý tưởng, Quỹ Gia đình George Kaiser đã tặng bốn lô đất và 200 triệu đô la để thiết kế và xây dựng công viên Gathering Place. Thành phố Tulsa cung cấp 65 triệu đô la cải thiện cơ sở hạ tầng để đảm bảo việc tiếp cận công viên, mở rộng và tăng cường các đường mòn đi bộ và đi xe đạp hiện có để liên kết với công viên. 80 nhà tài trợ và quỹ tư nhân khác cũng tham gia dự án. Với tổng số tiền tài trợ 465 triệu đô la, Gathering Place là món quà tư nhân lớn nhất dành cho một công viên cộng đồng trong lịch sử Hoa Kỳ.
Sau bốn năm xây dựng, đơn vị thi công dự án là các kiến trúc
sư cảnh quan của công ty Michael Van Valkenburgh Associates
(MVVA) đã biến đổi địa điểm được chọn xây dựng Gathering
Place có diện tích lên đến 269.115 mét vuông thành một khu vực
nhiều cảnh quan với các vùng đất ngập nước, đồng cỏ, suối và các
khu vực khô hạn để truyền cảm hứng cho các kiểu tương tác khác
nhau với thiên nhiên. Điểm nhấn của công viên là sân chơi phiêu
lưu Chapman Adventure Playground rộng 20.234 mét vuông có
7 không gian khác biệt với nhiều địa hình khác nhau như đường
hầm, núi sương mù, bát trượt băng, sân thể thao, đường mòn tự
nhiên, khu vườn cây cỏ, tàu cướp biển, nhà thuyền, cầu treo, khu
thể thao dưới nước. Mỗi khu vực được thiết kế cho một nhóm tuổi
trẻ em khác nhau từ 2 đến 12 tuổi. Điều đặc biệt là mọi thiết kế tại
khu vực sân chơi đều có chủ đích thu hút, giáo dục và thử thách
trẻ em chứ không chỉ đơn thuần là những trò chơi giải trí thụ động.
Khu vườn giác quan là nơi trẻ em có thể tạo ra âm nhạc và một số
âm thanh đặc sắc khác. Khu vui chơi dưới nước mời gọi trẻ em vận
hành đập, máy bơm và suy nghĩ như một quân đoàn công binh cỡ
nhỏ. Các em có thể dẫn một phần nước vào một hộp cát khổng lồ
tạo ra các lâu đài và đường hầm bằng cát. Spiral Connector là một
trong khu vực mang tính biểu tượng nhất ở Gathering Place, bao
63. Trang 265
gồm bảy tòa tháp với nhiều cấu trúc leo núi, cầu trượt, cầu treo, câu đố và nhiều dụng cụ phụ trợ. Mỗi tòa tháp đều mang đến một trải nghiệm độc đáo, khuyến khích hoạt động thể chất và trí tưởng tượng của trẻ.
Gathering Place cũng có nhiều khu vực dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên và người lớn với 5 sân chơi đa dụng có thể điều chỉnh cho các môn thể thao tập thể như bóng rổ, bóng chuyền, khúc côn cầu đường phố, bóng đá, công viên trượt băng và đạp xe đạp, đường đua... Những người chạy bộ có thể đi theo con đường mòn xuyên suốt công viên đến trung tâm thành phố Tulsa. Skywalk Forest, một khu vực nơi du khách có thể đi xuống các đường trượt cảm giác mạnh, thử sức với môn leo lưới khi họ treo mình ở độ cao 6 mét. Công viên cũng có một con sông nhân tạo và nhà thuyền, nơi các gia đình có thể trải nghiệm cảm giác đi thuyền kayak, ca nô và thuyền có mái chèo. Một quán cà phê và kem, sân ăn uống và các khu dã ngoại nằm ở phía bắc công viên gần các không gian vui chơi là những khoảng dừng được thiết kế để du khách thư giãn trước khi khám phá phần còn lại của công viên.
Các nhà thiết kế Gathering Place đã cam kết tạo ra một công
viên dễ tiếp cận theo tầm nhìn ban đầu của các nhà sáng lập là
tạo ra một không gian công bằng dân chủ, nơi tất cả mọi người
từ mọi tầng lớp xã hội có thể đến vui chơi, khám phá và học hỏi
cùng nhau. Nhờ vậy, công viên không chỉ đáp ứng các yêu cầu của
Đạo luật Người khuyết tật Hoa Kỳ (ADA) mà còn kết hợp nhiều
nguyên tắc thiết kế phổ quát. Trẻ em ngồi trên xe lăn có thể dễ
dàng tiếp cận các khu vui chơi thông qua các đường dốc kéo dài
trên tất cả các cấu trúc. Công viên cũng có các tính năng được thiết
kế cho trẻ em mắc chứng tự kỷ như Williams Lodge, không gian có
chức năng như một phòng khách lớn với hai lò sưởi và đồ nội thất
tiện nghi. Lodge không chỉ cung cấp không gian thoải mái, yên
tĩnh cho những đứa trẻ tự kỷ tránh bị kích thích quá mức mà còn
là nơi các du khách có thể dừng chân nghỉ ngơi sau những giờ vui
chơi náo nhiệt ngoài trời.
64. Trang 266
Gathering Place thành công ngoài mong đợi. Lễ khai mạc vào cuối tuần tháng 9/2018 đã thu hút hơn 50.000 du khách và trong tháng đầu tiên hoạt động, hơn 300.000 người đã đến thăm công viên. Chưa đầy một năm sau khi ra đời công viên đã trở thành nền tảng cho sự tái sinh của Tulsa. Hàng loạt các giải thưởng danh giá mà Gathering Place đạt được sau ba năm hoạt động là minh chứng cho sức hấp dẫn của công viên.
Và, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ bị tách biệt, cư dân Tulsa cảm thấy tự hào khi họ đang sở hữu Gathering Place, một công viên xinh đẹp, độc đáo và là tâm điểm chú ý của thế giới. Điều quan trọng hơn, Gathering Place tạo ra một không gian hòa bình khi phá vỡ sự phân biệt chủng tộc, màu da bởi những đứa trẻ sau khi vui chơi thỏa thích ở công viên trở về nhà kể cho cha mẹ nghe về cách các em gặp gỡ những đứa trẻ khác mà mình chưa từng tiếp xúc trước đây. Một thế hệ Tulsa tương lai đầy hy vọng đang dần hình thành tại Gathering Place đúng như khát vọng mà những nhà sáng lập đã công bố trên website của công viên: “Người thân, bạn bè thân thiết, hàng xóm, tất cả chúng ta là một gia đình. Chúng ta thống nhất với nhau từ mọi mã vùng, từ thành phố đến ngoại ô, từ sông đến đồi, từ bắc đến nam, từ tây sang đông. Gathering Place là biểu hiện cuối cùng của tinh thần đoàn kết của Tulsa. Một nơi dành cho tất cả mọi người”.
***
Deichman Bjørvika - Thư viện công cộng tốt nhất thế giới
“Thư viện là một khu rừng, mỗi độc giả là một cái cây mượn nắng, mượn mưa”.
(Nhà văn Na Uy Lars Saabye Christensen).
65. Trang 267
Năm 2021, Thư viện Công cộng Mới Oslo (Na Uy) đã vượt qua 32 thư viện khác để giành chiến thắng trong cuộc bình chọn của Liên đoàn các Hiệp hội và Tổ chức Thư viện Quốc tế để được vinh danh là “Thư viện Công cộng mới tốt nhất thế giới”.
Thư viện Công cộng Mới Oslo còn được gọi là Deichman Bjørvika, một cái tên vinh danh Carl Deichman, cựu Thủ tướng Na Uy đồng thời là một doanh nhân và người sưu tầm sách. Sống ở thế kỷ 18 vào thời kỳ Khai sáng châu Âu phát triển mạnh mẽ, Deichman tin rằng một nền tảng kiến thức tốt sẽ tạo ra những công dân tốt rồi từ đó tạo thành một xã hội tốt hơn nữa. Trước khi qua đời, ông đã tặng bộ sưu tập sách gồm 6.000 quyển sách cho thành phố Christiania (nay là Oslo) với hy vọng cư dân của thành phố sẽ có một thư viện công cộng riêng. Vào thời điểm đó, hầu hết thư viện đều thu phí thành viên để ngăn không cho người nghèo và người ở tầng lớp thấp tiếp cận với tri thức, thư viện chỉ dành cho những người có trình độ học vấn cao.
Năm năm sau cái chết của Carl Deichman, vào tháng 1/1785, thư viện Christiania được hoàn thành và mở cửa cho công chúng. Mọi công dân đều được tiếp cận với sách vở tri thức, mở ra một kỷ nguyên mới cho thúc đẩy văn minh hóa thư viện, ủng hộ việc sử dụng tự do, bình đẳng các nguồn tài nguyên văn hóa và thông tin, cho phép người dân có quyền bình đẳng về giáo dục và học tập thông qua việc phân phối lại của cải tinh thần.
Từ năm 1898 đến năm 1913, dưới sự chỉ đạo của giám đốc
Haakon Nyhuus, thư viện Christiania đã trở thành hình mẫu cho
các thư viện công cộng ở khu vực Bắc Âu. Ông cho mở phòng
đọc và bổ sung thêm sách cho trẻ em và thanh thiếu niên, đồng
thời số lượng sách tăng gấp ba lần, lượng mượn sách tăng gấp 25
lần, với khoảng 4.000 lượt khách mỗi ngày. Năm 1925, thành phố
Christiania được đổi tên thành thành phố Oslo, thư viện cũng
66. Trang 268
được đổi tên thành thư viện Oslo. Ngoài thư viện chính còn có hơn 22 chi nhánh trên khắp thành phố Oslo.
Thư viện Công cộng Mới Oslo khánh thành năm 2020 là phần
mở rộng mới nhất của Thư viện Oslo nằm ở vị trí hoàn hảo giữa
Nhà hát Lớn và Oslo S (Nhà ga Trung tâm Oslo). Thời gian xây
dựng Thư viện Công cộng Mới Oslo khoảng 11 năm. Năm 2009,
hai kiến trúc sư Lund Hagem Architects và Atelier Oslo đã chiến
thắng trong một cuộc thi thiết kế để xây dựng tòa thư viện mới
hiện đại và thân thiện với môi trường.
Thư viện mới hiện có 450.000 cuốn sách được trưng bày, hầu
hết có thể được mượn thông qua máy cho mượn sách tự phục vụ
hoàn toàn tự động. Thư viện có thiết kế sáng tạo, dễ tiếp cận với
thang cuốn đưa du khách từ tầng này sang tầng khác, mỗi tầng đều
có nét đặc trưng riêng. Tầng hầm có rạp chiếu phim miễn phí và
một khán phòng tổ chức sự kiện với 200 chỗ ngồi. Tầng 1 là khu
sầm uất nhất, có nhà hàng, café, quầy thông tin. Tầng 2 được thiết
kế dành cho trẻ nhỏ lứa tuổi mầm non, tầng 3 giống như một công
67. Trang 269
xưởng nơi các em lớn hơn có thể tham gia nhiều hoạt động sáng tạo với máy in 3D, máy in vải, máy may, máy khoan, phòng thu âm. Tầng 4 và tầng 5 được bố trí với các phòng đọc sách và phòng làm việc, phòng học, nơi độc giả vừa có thể làm việc trong yên tĩnh và thỉnh thoảng phóng tầm mắt chiêm ngưỡng quang cảnh tuyệt đẹp của thành phố Oslo.
Ngoài ra, trên tầng 5 còn có phòng Yên tĩnh (Silent Room) - một căn phòng đặc biệt của Dự án nghệ thuật cộng đồng đầy tham vọng “Thư viện Tương lai” (Future Library) do nghệ sĩ người Scotland - Katie Paterson khởi xướng. Cứ mỗi năm trong 100 năm tới, sẽ có một nhà văn đóng góp một tác phẩm gốc chưa từng được công bố của mình cho dự án. Các bản thảo sẽ được lưu giữ trong Phòng Yên tĩnh cho đến năm 2114, 100 tác phẩm sẽ được xuất bản và trưng bày tại Thư viện Công cộng Mới Oslo.
Thư viện cũng lưu trữ một bộ sưu tập sách, phim và nhạc phong phú với tổng số 137 ngôn ngữ khác nhau, đồng thời cung cấp miễn phí 7.000 tờ báo và tạp chí điện tử từ 70 quốc gia thông qua ứng dụng Press Reader. Từ thư viện, những du khách không phải người Na Uy có thể truy cập nhiều loại cơ sở dữ liệu và từ điển khác nhau.
Giám đốc hiện tại của thư viện Knut Skansen cho biết tầm
nhìn của Thư viện Công cộng Mới Oslo là mong muốn định nghĩa
lại một thư viện công cộng có thể là gì: “Phát triển thư viện là tạo
ra một không gian công cộng bền vững cho mọi người tương tác với
nhau, bằng nội dung và công cụ, từ đó giúp họ trở thành những người
tham gia tích cực trong cộng đồng của mình. Điều này đòi hỏi một loại
không gian công cộng mới hấp dẫn và phi thể chế - ở đâu đó giữa cá
nhân hóa và công chúng. Những không gian này mang đến cho mọi
người cơ hội đảm nhận vai trò mới và quan trọng hơn với tư cách là
tình nguyện viên và nguồn lực cho cộng đồng của họ và cho nhau. Thư
viện Deichman Bjørvika mới là hiện thân của tầm nhìn tổng thể của
chúng tôi. Chúng tôi hướng đến một xã hội mà tất cả mọi người đều
cảm thấy như ở nhà, tìm thấy sự liên kết, cảm thấy cam kết tích cực với
68. Trang 270
cộng đồng và cuộc sống của chính họ - và có quyền truy cập không giới hạn vào sách”.
Đến Thư viện Công cộng Mới Oslo, công chúng có thể trò chuyện, giao lưu trao đổi, hoặc ngồi vào bàn đọc sách, lật giở những cuốn sách trên giá, hoặc đơn giản chỉ tận hưởng một không gian yên tĩnh, thanh bình. Với nhiều khu vực có sẵn chỗ ngồi ở khắp mọi nơi, dành cho một người hoặc một nhóm, dù độc giả yêu thích không gian mở, những ngóc ngách hay gác lửng yên tĩnh và tách biệt, họ sẽ luôn tìm thấy không gian của riêng mình. Cùng các dịch vụ đồng bộ toàn diện và hoàn toàn miễn phí, dù ở độ tuổi nào, tôn giáo, trình độ học vấn, mọi người đều có thể đọc, nghiên cứu và tiếp thu thêm kiến thức một cách thư thái tại thư viện. Như Skansen phát biểu trong buổi lễ khai trương thư viện, Deichman Bjørvika mong muốn đóng góp cho xã hội một nơi dành cho tất cả mọi người. “Thư viện đã trở thành một ngôi nhà tràn ngập ánh sáng, không khí và tầm nhìn ngoạn mục. Có một mức trần hào phóng ở đây - theo mọi nghĩa của từ này. Thư viện là một nền tảng dân chủ và văn hóa. Thư viện đối lập với buồng dội âm và loại trừ. Thư viện là vắc-xin chống lại một trong những thách thức của các thành phố lớn: sự cô đơn. Đây sẽ là thư viện dành cho trẻ em, thư viện dành cho người lớn, thư viện cho phía đông và phía tây của thành phố, một thư viện cho toàn bộ thành phố Oslo”.
***
Dự án vì hòa bình - Chuẩn bị cho hòa bình
“Sẽ luôn luôn có xung đột, nhưng tôi sẽ nhắc bạn nhớ rằng
tình yêu thương, lòng tốt và sự hỗ trợ cũng là một phần bản
chất con người. Thách thức của tôi đối với các bạn là mang lại tư duy
chuẩn bị cho hòa bình thay vì chuẩn bị cho chiến tranh” (Kathryn
Wasserman Davis).
69. Trang 271
Là một học giả, nhà thám hiểm và nhà từ thiện trọn đời, Kathryn Wasserman Davis sinh ra ở Philadelphia vào năm 1907. Bà nhận bằng Cử nhân tại Đại học Wellesley, bằng Thạc sĩ về Quan hệ quốc tế tại Đại học Columbia (Mỹ) và bằng Tiến sĩ tại Đại học Geneva (Thụy Sĩ). Năm 1934, luận án tiến sĩ của bà mang tên Những người Xô viết ở Geneva được xuất bản và trở thành cuốn sách bán chạy nhất ở châu Âu khi dự đoán gây tranh cãi của bà rằng Liên Xô sẽ gia nhập Hội quốc liên được chứng minh là chính xác. Bà tiếp tục viết nhiều bài báo về các vấn đề thế giới trên các ấn phẩm của Hoa Kỳ. Ngoài viết báo, Davis còn là một giảng viên thỉnh giảng về các vấn đề giáo dục ở Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nga, Trung Quốc và Thụy Sĩ.
Chính mối quan tâm về các vấn đề thế giới đã đưa Davis đến với doanh nhân Shelby Cullom Davis. Họ kết hôn vào năm 1932 và chuyển đến Thụy Sĩ sinh sống khi Shelby Cullom Davis trở thành đại sứ Hoa Kỳ tại Thụy Sĩ từ năm 1969 đến năm 1975. Niềm đam mê chung của vợ chồng nhà Davis đối với các vấn đề toàn cầu đã thấm nhuần trong suốt cuộc đời họ. Davis là thành viên của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, Hội đồng Đại sứ Hoa Kỳ và Sở Giao dịch Chứng khoán New York, đồng thời đầu tư rất nhiều vào giáo dục, nghiên cứu khoa học. Sau khi chồng qua đời vào năm 1994, Davis đã cống hiến hết mình cho hoạt động từ thiện, chủ yếu tập trung vào giáo dục và các vấn đề quốc tế. Sau các cuộc tấn công khủng bố kinh hoàng năm 2001 vào Tòa tháp Đôi ở Trung tâm Thương Mại (Hoa Kỳ), Davis đã chuyển sứ mệnh từ thiện của mình sang tầm nhìn vì hòa bình thế giới. Bà đã nhận được Giải thưởng Woodrow Wilson cho Dịch vụ Công cộng từ Trung tâm Wilson ở Washington và Giải thưởng Ngăn ngừa Xung đột và Hòa bình của Viện EastWest trong năm 2006.
Năm 2007, nhân dịp sinh nhật lần thứ 100 của mình, Kathryn
Wasserman Davis đã tạo ra sáng kiến Dự án vì Hòa bình (Projects
70. Trang 272
for Peace) nhằm thúc đẩy hòa bình và tăng cường sự hiểu biết toàn cầu bằng cách thách thức sinh viên xây dựng các dự án kiến tạo hòa bình. Sinh viên có thể tạo ra một dự án ở quy mô địa phương hoặc quy mô lớn, làm việc cá nhân hoặc theo nhóm và giải quyết mọi cách thức kiến tạo hòa bình, từ những thách thức đa dạng đến học tập đa văn hóa, miễn là các em giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của xung đột trên thế giới. Cơ hội nộp đơn xin tài trợ Dự án vì Hòa bình được trao cho những sinh viên theo học tại các cơ sở giáo dục đại học tham gia Chương trình Học giả của Đại học Thế giới Davis United. Hàng năm, 100 thủ lĩnh sinh viên sẽ được trao một khoản trợ cấp 10.000 đô la để thực hiện Dự án vì Hòa bình, thường vào kỳ nghỉ hè. Cho đến khi Kathryn Wasserman Davis qua đời vào năm 2013 ở tuổi 106, bà vẫn có ý định thúc đẩy sự nghiệp hòa bình thông qua việc kiến tạo thế hệ lãnh đạo thế giới tiếp theo. Kể từ đó, gia đình Davis đã chọn tôn vinh di sản của Davis bằng cách tiếp tục tài trợ cho các Dự án vì Hòa bình hàng năm. Kể từ khi thành lập đến nay, Dự án vì Hòa bình đã tài trợ cho hơn 1900 dự án tại hơn 140 quốc gia.
Các ý tưởng nhận được tài trợ của Dự án vì Hòa bình tiếp cận khái niệm “hòa bình” dưới nhiều góc nhìn đa dạng. “Tôi hình dung hòa bình là khả năng mọi người sống một cuộc sống mà không phải lo lắng về những nhu cầu cơ bản của họ. Họ có thực phẩm, nước uống, nơi trú ẩn và sống an toàn”, là định nghĩa của Amina Fatkhulloeva đến từ trường Cao đẳng Concordia. Dự án Nước để thúc đẩy An ninh lương thực ở làng Varzi-Kanda, Tajikistan của Amina Fatkhulloeva đã được trao giải thưởng Dự án vì Hòa bình năm 2021.
Hạn hán do biến đổi khí hậu đã dẫn đến tình trạng mất an
ninh lương thực ở ngôi làng Varzi-Kanda, Tajikistan. Là một công
dân sinh ra và lớn lên ở Varzi-Kanda, Fatkhulloeva nhận thấy cô
phải làm điều gì đó để giảm bớt khó khăn cho cộng đồng mình.
Fatkhulloeva đã tập hợp một nhóm kỹ sư và các nhà cung cấp thực
71. Trang 273
hiện dự án xây dựng hệ thống tưới tiêu sử dụng năng lượng tái tạo từ thủy điện để đảm bảo nguồn nước liên tục chảy đến những cánh đồng giúp người nông dân Varzi-Kanda có thể canh tác cây trồng khỏe mạnh, từ đó nuôi sống cộng đồng của mình.
Với Lina Tori Jan “hòa bình với chúng tôi là không có chiến tranh, xung đột kinh tế xã hội và chính trị bất ổn, không có đàn áp và vi phạm nhân quyền, là khả năng cho con người thuộc mọi thành phần trong xã hội cảm thấy an toàn và cơ hội phát triển”. Là thành viên của dân tộc thiểu số Hazara ở Afghanistan, Lina Tori Jan là người sống sót sau sự đàn áp và bạo lực khủng khiếp dưới chế độ Taliban. Người Hazara đã bị di dời, bị bắt làm nô lệ và bị tàn sát trong nhiều thế kỷ, mất hơn 60% dân số vì nạn diệt chủng vào cuối những năm 1800. Cho đến những năm 1980, người Hazara vẫn bị xem như nô lệ ở Afghanistan. Phụ nữ và nam giới sẽ bị bán đấu giá trên thị trường, các gia đình bị ly tán, buộc phải rời bỏ nhà cửa và đất đai của họ bị lấy đi và trao cho các nhóm dân tộc khác. Họ không được phép đến trường và không được giáo dục. “Trở thành người Hazara vào thời Taliban là một tội ác. Bạn không thể ra ngoài vì Taliban sẽ bắt bạn đi. Ẩn náu là một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng tôi vì danh tính của chúng tôi là Hazara”, Lina chia sẻ. Sau khi Taliban sụp đổ vào năm 2002, gia đình Lina chuyển đến Kabul, nơi cô và các anh chị em của mình được theo học tại một trường học do UNICEF tài trợ. Nền tảng giáo dục từ UNICEF đã đưa Lina đến Hoa Kỳ, nơi cô nhận được học bổng toàn phần đầu tiên tại một trường nội trú tư thục và sau đó là Đại học Richmond, nơi cô theo học chuyên ngành nghiên cứu lãnh đạo và khoa học chính trị.
Bằng tất cả những trải nghiệm của bản thân, Lina Tori Jan đã
thành lập Chai wa Dastan (Trà và một câu chuyện), một chuỗi
podcast tập trung vào việc lưu giữ câu chuyện của những người
tị nạn và người nhập cư từ Afghanistan. Chai wa Dastan bị ảnh
hưởng bởi cách kể chuyện truyền thống của Afghanistan, trong
72. Trang 274
đó mọi người tụ tập tại nhà của nhau và chia sẻ những câu chuyện
thần thoại, truyền thuyết xung quanh một khay trà. Chai wa Dastan
Podcast cung cấp cho phụ nữ tị nạn và nhập cư từ Afghanistan -
những người đã phải chịu đựng nhiều năm bị tổn thương, phân
biệt đối xử, bạo lực và thiếu cơ hội bình đẳng khiến họ không thể
phát huy hết tiềm năng của mình - một nền tảng để chia sẻ bằng
lời nói những câu chuyện về sự kiên cường, bền bỉ, sức mạnh, đấu
tranh và hy vọng của họ cho phần còn lại của thế giới. Thay vì tập
trung vào các danh hiệu và câu chuyện anh hùng, Chai wa Dastan
giúp những người phụ nữ Afghanistan được kết nối với những
người khác trong một cộng đồng lớn hơn, chia sẻ những bài học
cuộc sống và tôn vinh lẫn nhau. Sáng kiến Chai wa Dastan còn có
hai nội dung khác: The Young Readers tuyển tập các câu chuyện
dành cho trẻ em được thuật lại bằng tiếng Dari, được thiết kế để
hỗ trợ phát triển ngôn ngữ cho trẻ em Afghanistan; The Long Story
Short - một podcast tập trung vào lãnh đạo công dân. Sáng kiến
Chai wa Dastan của Lina Tori Jan đã nhận được tài trợ Dự án vì
Hòa bình năm 2021.
73. Trang 275
Sáng kiến Nhà hát vì hòa bình (Theater for Peace) của Evelyne Tauchnitz được thực hiện tại những khu ổ chuột rộng lớn ở Ahmedabad, thủ phủ của Gujarat (Ấn Độ). Đây là nơi sinh sống của nhiều nhóm tôn giáo và sắc tộc khác nhau, chủ yếu là người theo đạo Hindu và đạo Hồi nhưng cũng có cả người theo đạo Cơ đốc và đạo Sikh. Xã hội hỗn hợp này đầy rẫy những căng thẳng, đặc biệt là giữa người theo đạo Hindu và đạo Hồi, người ta thường xuyên lo sợ rằng “bạo lực Gujarat” năm 2002 (gây ra cái chết của 1.000 người và 2.500 người khác bị thương) sẽ bùng phát trở lại. Để ngăn chặn sự bùng phát bạo lực trong tương lai, dự án của Evelyne không chỉ hướng đến giải quyết các nguyên nhân trực tiếp của bạo lực mà còn cả các khía cạnh cấu trúc và văn hóa của nó, đặc biệt nhắm vào đối tượng trẻ em vì các em là những đối tượng dễ bị tổn thương, không có khả năng tự vệ, đồng thời cũng là niềm hy vọng cho một thế giới tốt đẹp hơn.
Dự án của Evelyne sử dụng phương pháp Forum Theater - lấy
cảm hứng từ “Nhà hát của những người bị áp bức” - ý tưởng của
nhà viết kịch người Brazil Augusto Boal - nổi lên từ những năm
1970 tại các khu ổ chuột ở Brazil. Mục tiêu của phương pháp này
sử dụng sân khấu như một công cụ xã hội để giải quyết các xung
đột đạo đức và xã hội một cách sáng tạo. Các tình huống xung đột
cụ thể đang ảnh hưởng tiêu cực đến một nhóm người nào đó sẽ
được thể hiện trong một vở kịch tương tác. Những cá nhân liên
quan đến cuộc xung đột sẽ xuất hiện dưới tư cách là diễn viên
trong vở kịch và họ thường xuyên được đổi vai: lúc thì đại diện
cho kẻ áp bức, lúc khác lại đại diện cho nạn nhân của cuộc xung
đột. Thông qua quá trình thay đổi nhân vật ảo này, khả năng đồng
cảm, lòng khoan dung và sự hiểu biết lẫn nhau giữa họ được nâng
cao. Vở kịch được thực hiện dưới sự giám sát của người điều hành,
còn được gọi là người pha trò, sẽ can thiệp với tư cách là trọng tài
74. Trang 276
trong suốt quá trình biểu diễn. Phương pháp sân khấu này đã áp dụng trong nhiều thập kỷ qua không chỉ ở Brazil mà còn ở nhiều nơi khác trên thế giới, bao gồm cả Ấn Độ.
Evelyne đã hợp tác với VIDYA - một tổ chức lâu đời ở Ahmedabad có kinh nghiệm trong việc triển khai“Nhà hát của những người bị áp bức” trong nhiều vấn đề như phát triển trẻ em gái, giáo dục, vệ sinh và các vấn đề về môi trường - để đào tạo những người sống trong khu ổ chuột thành một công ty chuyên nghiệp (các nhà giáo dục, những người biểu diễn và nhà sản xuất) chuyên tổ chức các vở kịch và các lớp học sân khấu với các chủ đề chính là ngăn ngừa xung đột và thúc đẩy hòa bình (ví dụ như xung đột tôn giáo, bất bình đẳng giới, bất công xã hội…). Các học viên trẻ - đến từ khu ổ chuột - được đào tạo trong một hội thảo miễn phí để trở thành chuyên gia trong phương pháp “Nhà hát của những người bị áp bức” cũng như các vấn đề cơ bản trong phân tích hòa bình và xung đột. Những giáo viên mới, sau khi tốt nghiệp khóa học, tiến hành tổ chức thường xuyên (3-4 buổi/tuần) các lớp diễn kịch miễn phí về các vấn đề hòa bình và xung đột trong các khu ổ chuột ở Ahmedabad dành cho mọi thanh niên (từ 12 - 20 tuổi) và bất kỳ ai quan tâm không phân biệt tôn giáo, giai cấp, tầng lớp xã hội hay giới tính. Đồng thời, những giáo viên trẻ này cũng tổ chức và biểu diễn vở kịch “Nhà hát của những người bị áp bức” trước công chúng để giải quyết những vấn đề và bất bình đẳng xã hội chính hiện có trong các khu ổ chuột ở Ahmedabad. Những đứa trẻ từ khu ổ chuột Ahmedabad sau khi làm việc cùng nhau đã tìm thấy những điểm tương đồng và xây dựng tình bạn bền chặt, bất chấp sự khác biệt về tôn giáo và sắc tộc.
Sáng kiến Nhà hát vì hòa bình của Evelyne Tauchnitz được Dự
án vì Hòa bình tài trợ năm 2010. “Dự án khiến tôi nhận ra rằng hòa
bình không chỉ là có một môi trường ổn định, vì tôi đã đến một khu vực
75. Trang 277
bị chiến tranh tàn phá. Hòa bình là một cảm giác có được bằng cách giúp người khác nhận ra những gì họ có khả năng đạt được trong cuộc sống. Đó là việc bạn có thể nở một nụ cười và gieo niềm hy vọng cho mọi người không phải bởi những thứ bạn cho đi mà bởi những việc bạn làm”, Evelyne bày tỏ sau khi kết thúc dự án thành công.
Không phải tất cả những sáng kiến nhận được giải thưởng Dự án vì Hòa bình đều là những ý tưởng lớn lao nhưng điều quan trọng là khoản tài trợ của dự án cho phép các sinh viên áp dụng kiến thức lý thuyết mình học được ở trường vào các vấn đề trong thế giới thực, có những trải nghiệm đa văn hóa, thích nghi linh hoạt với các tình huống thực tế, những kỹ năng sẽ hữu ích với các bạn trong suốt quãng đời còn lại. “Dù các dự án còn nhỏ và thế giới thì quá rộng lớn nhưng một dự án nhỏ trong một cộng đồng có thể là tia lửa truyền cảm hứng cho những người khác nắm lấy cơ hội hoặc thay đổi thái độ của họ. Các tia lửa này khi đủ lớn sẽ tạo thành một ngọn lửa đốt cháy (ngăn ngừa) bạo lực và hướng tới hòa bình”, Ellen Hart, liên lạc viên của Chương trình Học giả Davis UWC tại trường Trinity College bày tỏ. Trinity đã nhận được tài trợ Dự án vì Hòa bình cho 12 dự án của sinh viên trong 10 năm.
Với nhiều sinh viên, như Hamza Farrukh, Dự án vì Hòa bình
là một khởi đầu cho sự nghiệp vì một thế giới tốt đẹp về sau. Sinh
ra ở ngôi làng cổ Jurr (Pakistan) từ nhỏ Farrukh đã bị ám ảnh bởi
nước sạch. Khi lên 9 tuổi, anh bị mắc bệnh thương hàn sau khi
uống nước bị ô nhiễm. Farrukh không phải là trường hợp ngoại
lệ, rất nhiều trẻ em trong làng bị ốm mỗi năm do sử dụng nguồn
nước bị ô nhiễm. Nước là một vấn đề lớn ở Pakistan, đặc biệt trong
mùa mưa, nơi chỉ có 20% dân số có khả năng tiếp cận với nước
sạch và an toàn. Theo thống kê của UNICEF, có khoảng 53.000
trẻ em chết hàng năm chỉ riêng ở Pakistan do các bệnh lây truyền
qua đường nước có thể ngăn ngừa được. Thực tế tàn khốc này đã
76. Trang 278
truyền cảm hứng cho Hamza Farrukh sáng tạo ra Chiếc hộp Oasis - một thiết bị hoạt động bằng năng lượng mặt trời có thể lọc nước lũ thành nước sạch uống được với giá chỉ bằng 1% so với nước đóng chai - khi đang là sinh viên năm cuối tại Đại học Williams ở Massachusetts. Sáng kiến Chiếc hộp Oasis đã đoạt giải thưởng Dự án vì Hòa bình năm 2014 cho phép Hamza Farrukh không chỉ giải quyết được vấn đề nước sạch tại làng mình mà còn tạo tiền đề để anh sáng lập Bondh E Shams - một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế cung cấp các giải pháp bền vững và tiết kiệm chi phí cho các cuộc khủng hoảng nước toàn cầu đang ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Tính đến nay, Bondh E Shams đã lắp đặt 40 dự án nước, cung cấp 63.000 cốc nước sạch ở 5 quốc gia (Pakistan, Yemen, Nam Sudan, Bangladesh, Afghanistan). Hơn thế, Bondh E Shams cũng thay đổi cuộc sống của những người phụ nữ địa phương - nơi họ tiến hành dự án. Từ năng lượng dư thừa của Chiếc hộp Oasis, Bondh E Shams đã giúp làng Jurr thành lập một xưởng may chạy bằng năng lượng mặt trời do phụ nữ điều hành. Tại Nam Sudan, nơi Bondh E Shams trao 5 Chiếc hộp Oasis, các cộng đồng đã phát triển một dịch vụ cung cấp nước và sửa chữa giếng nước (sử dụng nước từ Chiếc hộp Oasis) với toàn nhân viên nữ.
Năng lượng mặt trời là nền tảng chính trong thiết kế Chiếc
hộp Oasis, Hamza Farrukh mong muốn dự án sẽ khuyến khích
các quốc gia sử dụng các nguồn năng lượng thân thiện với môi
trường. “Trước tiên, chúng ta phải truyền cảm hứng cho một nền văn
hóa thay đổi và khuyến khích các quốc gia nơi chúng ta làm việc giảm
sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là ở những nơi liên quan đến việc
lọc nước. Ngay bây giờ và ở vị trí địa lý của chúng ta, năng lượng mặt
trời là nguồn năng lượng sạch phù hợp nhất”, Farrukh chia sẻ trong
cuộc phỏng vấn với tờ World Architecture Community. Hamza
Farrukh hiện là cộng sự trong bộ phận chứng khoán tại Goldman
77. Trang 279
Sachs và là doanh nhân xã hội “30 under 30” theo bình chọn của tạp chí danh tiếng Forbes. Farrukh vẫn đang điều hành Bondh E Shams với mục tiêu cung cấp nước sạch cho 1.2 tỷ người trên toàn thế giới và phát triển các dự án xã hội khác như giáo dục trẻ em gái và trao quyền cho thanh niên thông qua khởi nghiệp.
***
Công viên Gathering Place Tulsa, Thư viện Công cộng Mới Oslo và Dự án vì Hòa bình chỉ là một số ít không gian hòa bình đang hoạt động trên toàn thế giới. Mỗi ý tưởng tiếp cận giáo dục hòa bình theo những cách khác nhau thể hiện sự đa dạng trong cách định nghĩa “hòa bình” của các nhà sáng lập. Chính sự đa dạng này củng cố niềm tin rằng thế giới có rất nhiều giải pháp cho hòa bình, nếu chúng ta tạo điều kiện cho hạt giống hòa bình có mảnh đất màu mỡ và màu mỡ hơn nữa để phát triển. Tôi tin rằng, một chương trình giáo dục công dân toàn cầu dạy phổ cập cho 100% trẻ em trên toàn cầu kết hợp với các không gian hòa bình được khuyến khích xây dựng trên toàn thế giới sẽ tạo ra một thế hệ công dân mới - một thế hệ biết cách quản lý xung đột, biết đoàn kết, yêu thương, tương trợ nhau trong một nhân loại hòa hợp.
Quả thật, con người không thể loại trừ hoàn toàn xung đột
khỏi đời sống nhưng chúng ta vẫn luôn có thể kiến tạo và nuôi
dưỡng một cộng đồng hòa bình. Lý tưởng sống thượng tôn các giá
trị nhân văn, sự bình yên và phát triển bền vững; bằng mọi giá nói
không với bạo động và chiến tranh… Đó sẽ là mấu chốt của vấn
đề. Những cộng đồng xã hội hòa bình sẽ hợp thành một thế giới
hòa bình. Tương lai đó sẽ thành hiện thực ngày càng rõ nét hơn,
khi chúng ta bắt đầu xây dựng mô hình xã hội không chiến tranh
ngay từ hôm nay.