Thân mời bạn đọc phần Lời bạt tại đây nhé.
Site: | Earth Is My Home Land |
Course: | Địa Cầu Quê Tôi |
Book: | Thân mời bạn đọc phần Lời bạt tại đây nhé. |
Printed by: | Guest user |
Date: | Saturday, 19 July 2025, 2:38 AM |
1. Trang 342
Lời bạt
Trước khi đọc bản thảo cuốn Trái đất là quê hương ta của Lê Viết Hải, do một người bạn thân giới thiệu, tôi hầu như chưa biết gì về nhân thân, sự nghiệp của anh. Chỉ nghe loáng thoáng kiến trúc sư Lê Viết Hải là người sáng lập cũng vừa là chủ tịch của một tập đoàn xây dựng rất lớn có văn phòng chính tại TP. HCM lấy tên “Hòa Bình”, một cái tên có lẽ ban đầu khó gây cho người ta một sự liên tưởng hay ấn tượng gì có dính dáng đến chuyện xây cất nhà cửa.
Nhưng khi đi vào nội dung sách, mới thấy tác giả quyển sách
ngoài việc hành nghề chuyên môn giống mọi người, còn ấp ủ
nhiều hoài bão đặc biệt, nếu không muốn nói quá lớn, vượt tầm
nghĩ của một người bình thường. Đó là thông qua ngôn luận của
mình, nghiền ngẫm thời cuộc qua trận Đại dịch Covid-19 vừa tạm
dứt và Chiến cuộc Nga-Ucraina vẫn đang tiếp diễn, Lê Viết Hải
thiết tha mong muốn góp phần bảo vệ môi trường sống của ngôi
làng Địa Cầu và cổ vũ cho việc thực hiện nền hòa bình thế giới,
trên cơ sở tái xây dựng một ý thức nhân loại mới mang tính nhân
văn và phổ biến để trùng tu một thế giới vốn dĩ đã và đang xảy ra
quá nhiều động loạn, biểu hiện rõ nét qua thực tế dịch bệnh hoành
hành, tình trạng khủng hoảng môi sinh trầm trọng và tai họa chiến
2. Trang 343
tranh có khả năng lan rộng, luôn cùng hội tụ rình rập đe dọa cuộc sống bình an hàng ngày của con người hiện đại.
Riêng về chiến tranh, lẽ tất nhiên phe nào cũng giành phần phải về mình, rồi đưa ra các chiêu bài hành động này khác để lôi kéo quần chúng nhập cuộc. Người bàng quan tùy theo thân phận địa vị thường có thái độ nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau: hờ hững không chú ý (mặc kệ nó…); đau xót cho những cuộc sinh linh tàn sát, máu đổ thịt rơi; bênh và chống theo quan điểm chính nghĩa-phi nghĩa… Nói chung, ít ai coi cuộc chiến tranh như ở Nga và Ucraina đang tiếp diễn là tiêu biểu cho một hiện tượng gọi là vô minh, ngu xuẩn và có tính chất phá hủy tàn ác nhất của nhân loại, mà nếu đứng trên quan điểm coi “hòa bình trên hết” thì phải tìm mọi cách để tránh.
Bằng việc trưng dẫn một cách rất uyên bác cả các sự kiện mang tính thời sự hiện đại lẫn kiến thức đông tây kim cổ (gồm cả khoa học tự nhiên, tôn giáo, triết học), cùng với một văn phong sáng sủa chững chạc, tác giả đã lập luận và mạnh dạn phác họa bản phương án tái xây dựng một thế giới mới trong đó loài người có thể khắc phục được các mối tai họa lớn nhất của mình từ nguy cơ thoái hóa sinh thái và sự hủy diệt của chiến tranh, như đã và đang diễn ra.
Theo tác giả, sự xác định chuẩn mực giống nòi, dân tộc, lãnh
thổ đã được/ bị toàn thế giới nhìn nhận bấy lâu nay dẫn đến việc
tranh chấp lợi ích cục bộ cho riêng mỗi dân tộc là tiền đề căn bản
cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bao nhiêu cuộc chiến tranh
trong quá khứ, và nó đã được chuyển hóa lên thành những cấp độ
cao hơn, mở rộng giữa nước này với nước khác, khối liên minh này
này với khối liên minh khác, kèm theo chủ nghĩa hay ý thức hệ này
3. Trang 344
với chủ nghĩa, ý thức hệ khác. Vậy thì cần phải nỗ lực đấu tranh để loại trừ cái gọi là sự phân biệt chủng tộc, lãnh thổ, ý thức hệ… để xây dựng một tâm thức nhân loại toàn cầu mới, nhằm bảo vệ trái đất trong sự bình an và phát triển bền vững, mà chìa khoá vàng, theo tác giả, đó chính là một nền giáo dục nhân bản mang tính toàn cầu mới. Điều này có nghĩa cần phải chung tay xây dựng một chương trình giáo dục công dân toàn cầu để thay đổi những nhận thức sai lệch cố hữu vốn đã ăn sâu trong tâm thức loài người mà nay đã không còn phù hợp so với hoàn cảnh thực tế của thời hiện đại. Điều quan trọng là phải làm cho nền giáo dục có nội dung hoàn toàn mới này thâm nhập tạo ảnh hưởng sâu rộng lên ý thức của mọi công dân trên thế giới ngay từ khi một đứa trẻ vừa bước vào các lớp học mẫu giáo…
Được biết, ngoài cuốn sách bạn đang cầm trên tay, anh Lê Viết Hải còn có một bức thư dài tâm huyết gởi cho Đại hội đồng Liên hiệp quốc để đề đạt ý kiến với hy vọng thúc đẩy một cách hiệu quả hơn việc thực hiện chương trình giáo dục mới mà anh đã hoạch định.
Tôi chưa có dịp hỏi lại anh về kết quả sự đáp ứng của các nhà lãnh đạo Liên hiệp quốc đối với bức thư vừa kể.
Hoài bão tốt đẹp của tác giả Lê Viết Hải trình bày trong cuốn sách có vượt ngoài khả năng hiện thực hóa đối với những vấn đề đã đặt ra không, hay chỉ đơn thuần là một giấc mơ đẹp? Nên cản bớt hay nên khích lệ? Thật khó có đủ lý luận để trả lời mấy câu hỏi trên đây một cách dứt khoát mà có sức thuyết phục triệt để.
Ngoài ra, trong sách vẫn còn một vài vấn đề mà người đọc
có thể cảm thấy cần làm sáng tỏ thêm, như cho con người là có
4. Trang 345
tính “bản thiện”, bản chất của con người là không có chiến tranh… Nhưng thiết tưởng, sự tranh luận nếu có cũng là điều bình thường, giúp tiếp cận chân lý cho được rành mạch hơn…
Với tư cách là người trong vài chục năm nay luôn có những mối quan tâm tương tự như Lê Viết Hải (về vấn đề sinh thái và hòa bình), khi đọc bản thảo sách, trong thâm tâm tôi vừa vui vì có người đồng chí nhưng cũng vừa thật sự băn khoăn về cái bản chương trình rất lý tưởng của anh, khi nhìn thấy lịch sử một thế giới xuyên suốt động loạn mà bao nhiêu những nỗ lực khuyên giải của các bậc hiền triết cổ kim đều có vẻ như không kìm chế lại được, tính cho mãi đến tận hôm nay.
Trong cái dòng tiến hóa bất tuyệt của muôn loài, sự vật vận động trùng trùng duyên khởi. Nền văn minh khoa học-kỹ thuật càng tiến tới mang lại niềm phấn khởi cho nhân loại bao nhiêu thì tác dụng phá hủy kèm theo của nó lại càng tỏ ra khốc liệt bấy nhiêu (dịch bệnh, biến đổi khí hậu, chiến tranh… ngày một gia tăng với quy mô lớn hơn). Đây là hai mặt âm dương của cuộc tiến hóa/ phát triển tất yếu mà con người thì không thể dừng lại được để trở về lại với cách sống của loài người nguyên thủy. Ngay trong việc thực hiện những công trình xây dựng to tát (mà anh Lê Viết Hải tham gia làm), cũng bao hàm một tác dụng phá hủy, vì không thể tránh được việc khai thác các nguồn tài nguyên từ trái đất đang ngày càng cạn kiệt…
Cách nay hai-ba tuần, tôi đem nỗi băn khoăn đại khái như trên
chia sẻ lại với một vài bạn trẻ có tâm hướng xây dựng tích cực,
thì họ đều nói mặc dù có vẻ bi quan như vậy thật, chúng ta cũng
không nên bó tay ngồi nhìn, mà cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa
5. Trang 346
trong việc gieo thêm các mầm ý thức tốt đẹp, để cái ý tưởng trùng tu nhân loại được ngày càng lan rộng trong các thế hệ trẻ nối tiếp, theo kiểu mưa lâu thấm đất, rồi dần dần cũng sẽ đạt được kết quả, nếu không trọn vẹn thì cũng một phần lý tưởng như mơ ước.
Trong chiều hướng suy nghĩ như trên và tin tưởng vào tính lạc quan của những người trẻ, tôi vui vẻ viết mấy lời này để trân trọng giới thiệu cuốn Trái đất là quê hương ta của kiến trúc sư Lê Viết Hải.
TRẦN VĂN CHÁNH
11.9.2023
6. Trang 347
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Fareed Zakaria, Ten lessons for a post-pandemic world (10 bài học cho thế giới hậu đại dịch), NXB Trẻ, 2021
2. Jared Diamond, Guns, Germs and Steel (Súng, vi trùng và thép), NXB thế giới và OmegaPlus, 2020
3. Population Division, Department of Economic and Social Affairs, United Nations Secretariat, The World at Six Billion (Thế giới 6 tỷ người), 1999
4. Lê Ngọc, Sức hủy diệt khủng khiếp của bom nguyên tử Mỹ ném xuống Nhật Bản, 8/8/2022, https://vov.vn/quan-suquoc-phong/vu-khi/suc-huy-diet-khung-khiep-cua-bomnguyen-tu-my-nem-xuong-nhat-ban-1080046.vov
5. Avner Cohen và Marvin Miller, Bringing Israel’s Bomb Out
of the Basement (Đưa quả bom của Israel ra khỏi tầng hầm),
Foreign Affairs, Vol. 89, No. 5, 2010.
7. Trang 348
6. Global nuclear arsenals are expected to grow as states continue to modernize–New SIPRI Yearbook out now (Kho vũ khí hạt nhân toàn cầu dự kiến sẽ tăng lên khi các quốc gia tiếp tục hiện đại hóa–Niên giám SIPRI mới 2022), 13/6/2022, https://www.sipri.org/media/press-release/2022/global-nucleararsenals-are-expected-grow-states-continue-modernize-newsipri-yearbook-out-now
7. John Ross, What Is Propelling the United States into Increasing International Military Aggression? (Điều gì đang thúc đẩy Hoa Kỳ gia tăng các cuộc tấn công quân sự quốc tế?), 13/9/2022, https://thetricontinental.org/the-united-statesis-waging-a-new-cold-war-a-socialist-perspective/
8. Johann Chapoutot, Greeks, Romans, Germans: How the Nazis Usurped Europe’s Classical Past (Người Hy Lạp, La Mã, Đức): Cách Đức Quốc xã chiếm đoạt quá khứ cổ điển của châu Âu)
9. Ramesh Sharma, The d ark side of the Green Revolution (Mặt tối của cuộc Cách mạng Xanh),7/4/2021, https://www.welthungerhilfe.org/news/latest-articles/2021/dark-side-ofthe-green-revolution/
10. Charles C. Mann, How the Potato Changed the World (Khoai tây đã thay đổi thế giới như thế nào), Tháng 11/2011, https://www.smithsonianmag.com/histor y/how-the-potatochanged-the-world-108470605/
11. Cristobal S. Berry-Caban, DDT and Silent Spring: Fifty years after (DDT và Mùa xuân vắng lặng: 50 năm sau), Review Article Vol.19, 2021
12. Benjamin Neimark, Oliver Belcher, Patrick Bigger, US military is a bigger polluter than as many as 140 countries – shrinking this war machine is a must (Nước Mỹ gây ô nhiễm lớn hơn 140 quốc gia – thu nhỏ cỗ máy chiến tranh này là điều bắt buộc),
8. Trang 349
13. Nguyễn Thiều Dũng, Kinh Dịch – Di sản sáng tạo của Việt Nam, NXB Hội nhà văn, 2017
14. Paul A. Keddy và cộng sự, Wet and Wonderful: The World’s Largest Wetlands are Conservation Priorities (Ẩm ướt và Tuyệt vời: Những vùng đất ngập nước lớn nhất thế giới là ưu tiên bảo tồn), BioScience, 2009
15. Anne de Hauteclocque-Howe, Les Rhadés: Une Société de Droit Matrenel (Người Ê đê – Một xã hội mẫu quyền), NXB Tri thức và OmegaPlus, 2018
16. Jack Waetherford, Indian Givers (Những món quà của người da đỏ), NXB Đà Nẵng, PhanBooks, 2018
17. Maria Montessori, Education and Peace (Giáo dục và Hòa bình), NXB Đà Nẵng và Domino Books, 2018
18. Mark Trieglaff, Gathering Place: A Park for Everyone (Gathering Place – Một công viên cho tất cả mọi người)
19. Trần Thế Pháp, Truyện Họ Hồng Bàng, Lĩnh Nam chích quái, NXB Kim Đồng, 2017
20. Maya Wei – Haas, Multiple lines of mysterious ancient humans interbred with us (Nhiều dòng người cổ đại bí ẩn đã lai tạo với chúng ta), 11/4/2019, https://www.nationalgeographic.com/science/article/enigmatic-human-relative-outlivedneanderthals
21. Anil Ananthaswamy, What separates us from other animals?
(Điều gì phân biệt chúng ta với các loài động vật khác?),
22/1/2014, https://www.newscientist.com/article/mg22129531-100-what-separates-us-from-other-animals/
9. Trang 350
MỤC LỤC