bỏng. Những người sống sót được nhờ được che chắn trong bán
kính 500m từ tâm nổ, “dính” một liều phóng xạ lớn.
Trong bán kính 2km từ tâm nổ, 40% cư dân chết ngay lập tức, 56,5% chết trong vòng 4 tháng sau đó. Trong 2 tuần đầu tiên, nhiều người bị bỏng nặng và bị liều lượng lớn phóng xạ gây chết. Trong 10 ngày, nhiều người chết vì sốt, tiêu chảy và nôn ra máu - dấu hiệu phơi nhiễm phóng xạ. Những người còn sống bị rụng tóc, tổn thương thanh quản, bệnh bạch cầu. Những người sống sót tiếp tục chết trong tương lai do bị bệnh ung thư. Cơ thể của những người sống sót chi chít những vết sẹo lồi xấu xí do bỏng diện rộng. Trẻ sơ sinh bị chiếu xạ trong bụng mẹ, khi sinh ra sẽ mang các dị tật lớn.
Nhiều dị thường xuất hiện 20-40 năm sau vụ nổ hạt nhân.
Theo nghiên cứu “Chẩn đoán hiện đại bệnh bạch cầu” của giáo sư
Đại học Hiroshima Nanao Kamada, 70-100.000 trong tổng số
245.000 cư dân của thành phố Hiroshima chết trong tích tắc. Ở