sinh học tàn khốc với các tù nhân chiến tranh. Ông lập luận rằng chính phủ Mỹ cũng có thể đã giữ bí mật phần lớn những gì họ biết về chương trình hạt nhân của Nhật Bản. Theo Wilcox, giới lãnh đạo và các nhà khoa học Nhật Bản “đã cam kết tạo ra một thiết bị như vậy” tại một thời điểm khi họ và các quốc gia khác “chạy đua nhau tạo ra vũ khí hạt nhân đầu tiên trong lịch sử. Mặc dù thất bại nhưng Nhật Bản đã tiến gần đến thành công hơn những gì mà lịch sử ghi nhận”. 

Wilcox đưa ra một trường hợp Nhật Bản kích nổ thành công một thiết bị nguyên tử vào khoảng ngày 12/8/1945, tức 6 ngày sau khi Hiroshima bị ném bom nguyên tử và vài ngày sau vụ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki. Quyết định chấp nhận đầu hàng vô điều kiện của Nhật Bản vào ngày 15/8/1945, theo Wilcox, được đưa ra sau cuộc thử nghiệm bom nguyên tử của chính mình và có lẽ họ cũng nhận ra rằng đã quá muộn để trả đũa bằng cùng loại vũ khí hủy diệt. 

Wilcox không phải là người đầu tiên phát hiện ra câu chuyện Nhật Bản chạy đua với Mỹ và Nga trong việc sản xuất bom nguyên tử. Vào mùa hè năm 1946, phóng viên David Snell đã viết về quả bom nguyên tử của phát xít Nhật một cách công khai trên tạp chí Hiến pháp Atlanta của Mỹ.  David Snell cho biết đã phỏng vấn một sĩ quan Nhật Bản phụ trách an ninh cho dự án bom nguyên tử. “Nhật Bản đã phát triển và thử nghiệm thành công một quả bom nguyên tử vào 3 ngày trước khi kết thúc chiến tranh. Thế nhưng các tài liệu bí mật và kế hoạch ném bom nguyên tử đã bị phá hủy chỉ vài giờ trước khi các đơn vị của quân đội Nga di chuyển đến Konan, nơi tiến hành dự án. Dự án sử dụng khoảng 40.000 công nhân Nhật Bản, trong đó khoảng 25.000 người là kỹ sư và nhà khoa học được đào tạo. Các công nhân bị hạn chế trong khu vực của họ. Khu biệt lập bên trong nhà máy nằm sâu trong một hang động. Ở đây chỉ có 400 chuyên gia làm việc”.