Bài viết của David Snell còn tóm tắt các mục tiêu chiến lược của dự án: “Khi các lực lượng đặc nhiệm mũi nhọn của Đồng minh mở rộng cuộc chiến đến gần hơn với lục địa Nhật Bản, Hải quân Nhật Bản đã tiến hành sản xuất bom nguyên tử để bảo vệ chống lại các hoạt động đổ bộ. Bom nguyên tử sẽ được sử dụng trong máy bay tự sát Kamikaze để tiêu diệt tàu của Đồng minh”

Đến nay vẫn chưa có nhiều người biết Nhật Bản chế tạo bom nguyên tử của riêng mình và gần như thành công - nhưng đã quá muộn so với Hoa Kỳ. 

Thực tế đã diễn ra là Nhật Bản phải hứng chịu hai quả bom nguyên tử của Mỹ mà không kịp trả đũa bằng quả bom mình đã sản xuất thành công. Nhưng tôi ngờ rằng: giả sử Nhật Bản có vượt mặt Mỹ sở hữu những quả bom nguyên tử đầu tiên, họ cũng sẽ không ném bom hủy diệt một thành phố nào đó.

Có một chi tiết thú vị thế này: 

Người ta không biết những chiến binh cưỡi xe chiến mã ra đời ở đâu, vào lúc nào, nhưng điều có thể khẳng định người cưỡi xe chiến mã xuất phát từ dân du mục trên các vùng thảo nguyên. Khởi nguồn của chiến tranh, vì thế, có lẽ bắt đầu từ những cuộc chiến giữa dân du mục và động vật họ săn mồi. Khi con người chuyển sang thời kỳ Nông nghiệp, họ đã giảm khẩu phần thịt trong bữa ăn của con người. Ăn thịt ít hơn, người dân trồng trọt luôn tìm cách kéo dài tuổi thọ những con vật được họ thuần dưỡng để làm tăng tối đa lượng sữa của chúng cung cấp, tăng trọng lượng cơ thể hay sức mạnh cơ bắp của chúng - hơn là lựa chọn giết thịt khi chúng trưởng thành đầy đủ. Kết quả là người nông dân thiếu các kỹ năng của một đồ tể để giết thú ăn thịt và thiếu cả kỹ năng của kẻ chuyên sát hại những con thú non, nhanh nhẹn, có khả năng thoát được ý định sát hại của con người. Những người săn bắt sơ khai, tuy rất giỏi sát hại muông thú, có lẽ không có nhiều kỹ năng trong việc sát hại, họ chỉ theo dấu và dồn con mồi vào bẫy hơn là