Năm 1949, người Liên Xô thử nghiệm quả bom nguyên tử đầu tiên, chấm dứt sự độc quyền của Mỹ với thứ vũ khí tuyệt đối này. Vũ khí hạt nhân đã thật sự thay đổi cuộc chơi. Sau quả bom đầu tiên, Liên Xô nhanh chóng phát triển một kho vũ khí hạt nhân lớn và tinh vi tới mức nước này đã tạo ra học thuyết mà các chiến lược gia hạt nhân phải công nhận là “sự hủy diệt lẫn nhau hoàn toàn” (mutual assured destruction, gọi tắt là MAD). Khái niệm này mô tả điều kiện mà trong đó cả Liên Xô và Mỹ đều không chắc chắn có thể hủy diệt được kho vũ khí của đối thủ trong một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu trước khi đối thủ có thể tấn công hạt nhân trả đũa. Dưới điều kiện như thế, quyết định của một quốc gia tiêu diệt bên còn lại cũng đồng nghĩa với một lựa chọn tự sát.
Sau khi Liên Xô thử nghiệm quả bom nguyên tử đầu tiên, các chiến lược gia Mỹ bắt đầu đấu tranh với suy nghĩ rằng trong cuộc cạnh tranh với Liên Xô khái niệm chiến tranh như những gì họ biết có lẽ sẽ sớm lỗi thời. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu xung đột trực tiếp giữa các lực lượng quân đội có thể khiến các quốc gia đối mặt với nguy cơ hủy diệt? Dưới những điều kiện như vậy, cần phải có những lựa chọn khác. Vì vậy họ đã sáng tạo ra khái niệm “Chiến tranh lạnh” như một phương thức tiến hành chiến tranh bằng mọi phương tiện ngoại trừ bom và súng đạn vốn thường được các đối thủ sử dụng để chống lại nhau. “Mỹ và Liên Xô đã tiến hành công kích có hệ thống và lâu dài chống lại nhau trên hầu như mọi phương diện, chỉ trừ một mặt trận: các cuộc tấn công quân sự trực tiếp. Những hành động công kích này bao gồm chiến tranh kinh tế, chiến tranh thông tin, các hoạt động bí mật và thậm chí là các cuộc chiến tranh ủy nhiệm ở Triều Tiên, Angola và Afghanistan...”, Graham Allison viết.
Chiến tranh lạnh được nhiều học giả thống nhất bắt đầu vào
năm 1947 khi Tổng thống Mỹ Harry S. Truman cho ra đời học
thuyết Truman, khẳng định Liên Xô là địch thủ và Mỹ sẵn sàng
chống lại Liên Xô cũng như trợ giúp những nơi bị Liên Xô và