sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản đe dọa. Năm 1948, Mỹ bắt đầu thực hiện Kế hoạch Marshall viện trợ khoảng 17 tỷ USD cho các nước Tây Âu, giúp các nước này phục hồi sau chiến tranh. Kế hoạch Marshall bao gồm các biện pháp nhằm ngăn chặn sức mạnh Liên Xô qua hai giai đoạn: tái thiết châu Âu “phi cộng sản” về mặt kinh tế chính trị, tăng khả năng để chống lại Liên Xô, đồng thời duy trì sức mạnh hạt nhân và sự tin cậy vào việc bảo vệ các đồng minh châu Âu của Hoa Kỳ. 

Năm 1949, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), bao gồm Mỹ và các thành viên đồng minh phương Tây, được thành lập với mục tiêu thành lập một khối các quốc gia dân chủ để giúp châu Âu chống lại sự chi phối của Liên Xô. Đáp trả, Liên Xô cùng các nước đồng minh trong phe xã hội chủ nghĩa thành lập khối Hiệp ước Vacsava vào năm 1955. Sự ra đời hai khối quân sự đã chính thức xác lập cục diện lưỡng cực và đánh dấu việc Chiến tranh lạnh đã bao trùm thế giới. Cả hai khối NATO và Vacsava đều duy trì những lực lượng quân sự lớn và các loại vũ khí hiện đại để đảm bảo khả năng đáp trả khi đối phương tấn công. 

Cuộc chạy đua vũ trang lớn nhất lịch sử thế giới bắt đầu trên các lĩnh vực tên lửa liên lục địa, công nghệ vũ trụ (vệ tinh nhân tạo, khinh khí cầu gián điệp…) và quan trọng hơn cả là vũ khí hạt nhân. Trong cuộc chạy đua hạt nhân, hai bên đã nỗ lực chế tạo những quả bom hạt nhân với kích thước ngày càng lớn cho đến kho dự trữ vũ khí hạt nhân đạt đỉnh vào cuối những năm 1960. Vào thời điểm này, Mỹ có tổng cộng 31.255 đầu đạn hạt nhân, còn Liên Xô có khoảng 40.159. 

Một trong những quả bom hạt nhân lớn nhất của Liên Xô là Bom Sa hoàng (Tsar Bomba) được thử nghiệm vào năm 1961 tại quần đảo Novaya Zemlya ở Bắc Băng Dương, có sức công phá ước tính khoảng 50-58 megaton, gấp 1.400 lần so với sức công phá hai quả bom ném xuống Nhật Bản cộng lại. Đến nay, đó vẫn là