Gerboise Bleue thành công tại Algeria, khi nước này vẫn là thuộc địa Pháp. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trở thành cường quốc hạt nhân thứ năm, vào năm 1964, khi quốc gia này kích nổ quả bom Urani-235 25 kiloton trong thử nghiệm có tên mã 596 tại La Bố Hạc (Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương, Trung Quốc).
Đỉnh điểm của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân Mỹ - Xô chính là Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1962 khi cả hai gần như tiến sát đến một cuộc chiến tranh hạt nhân quy mô lớn. Cuba đứng giữa cuộc đối đầu Mỹ - Xô có nguyên nhân khởi nguồn từ sự đối đầu ý thức hệ tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
Sau Cách mạng Cuba thắng lợi, vào ngày 3/7/1960, lãnh tụ Cuba Fidel Castro đã tuyên bố Cuba sẽ là một bộ phận của khối chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Hành động này khiến Mỹ vô cùng tức giận và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Cuba vào tháng 1/1961, đồng thời thực hiện nhiều hành động chống phá chính quyền Fidel Castro. Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô thời bấy giờ là Nikita Khrushchev cho rằng: nếu Cuba sụp đổ, các nước Mỹ Latinh khác sẽ rời bỏ Liên Xô, làm sụt giảm nghiêm trọng vị thế Liên Xô trên trường quốc tế, đã quyết định biến Cuba thành một tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa. Bằng cách bố trí tên lửa hạt nhân ở Cuba, chỉ cách bờ biển Florida của Mỹ chỉ gần một trăm dặm, Liên Xô không chỉ có thể khống chế hành động quân sự của Mỹ nhắm vào Cuba mà còn giúp tạo thế cân bằng hạt nhân giữa Moscow và Washington. Hành động của Liên Xô đã khiến chính quyền John F. Kennedy choáng váng vì trước đó người Mỹ tin rằng Liên Xô sẽ không bao giờ đưa vũ khí hạt nhân vào khu vực Tây bán cầu.
Khủng hoảng Tên lửa Cuba diễn ra trong 13 ngày (14/10/1962
- 29/10/1962) dưới sự hồi hộp của toàn thế giới. Rạng sáng ngày
14/10/1962, Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) đệ trình
Tổng thống Kennedy những bức không ảnh do máy bay do thám
U-2 chụp, phát hiện dấu vết đầu tiên về sự có mặt của một căn cứ