tên lửa tầm trung của Liên Xô tại Saint Kristoban (Cuba). Ủy ban điều hành hội đồng An ninh quốc gia Mỹ ngay lập tức đã tổ chức cuộc họp kín để xem xét động thái của Liên Xô và dự tính những hành động đáp trả của Mỹ. Cuộc họp kéo dài cả tuần lễ với hai phương án đối phó trái ngược nhau: phe diều hâu chọn phương án không kích và xâm lược, trong khi phe bồ câu chọn phương án phong tỏa và thương thuyết. 

Phong tỏa đường biển theo luật pháp quốc tế tự bản thân nó đã là một hành động chiến tranh, vì thế vào ngày 22/10/1962, Tổng thống Kennedy chỉ tuyên bố cách ly đường biển Cuba. Theo đó, hải quân Mỹ sẽ tuần tra khu vực xung quanh Cuba 500 hải lý nhằm “ngăn chặn việc vận chuyển vũ khí đến hòn đảo này”. Cùng ngày hôm đó, Kennedy đã gửi một lá thư cho Khrushchev tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ không cho phép Liên Xô chuyển giao vũ khí tấn công cho Cuba, yêu cầu Liên Xô dỡ bỏ các căn cứ tên lửa đã xây dựng và trả lại tất cả vũ khí tấn công cho Hoa Kỳ. Ông cũng lên truyền hình quốc gia để thông báo cho công chúng về những diễn biến ở Cuba, quyết định của tổng thống về việc khởi xướng và thực thi lệnh cách ly cũng như những hậu quả toàn cầu có thể xảy ra nếu cuộc khủng hoảng tiếp tục leo thang. 

Vào ngày 24/10/1962, Khrushchev đã phản hồi thông điệp của Kennedy bằng một tuyên bố rằng hành vi của Hoa Kỳ là một hành động xâm lược và các tàu của Liên Xô đi đến Cuba sẽ lên đường. Tuy nhiên trong hai ngày 24 và 25/10, một số tàu Liên Xô đã quay lại tuyến cách ly. Trong khi đó các chuyến bay do thám của Mỹ qua Cuba tiếp tục cho thấy các địa điểm tên lửa của Liên Xô đang trong trạng thái sẵn sàng hoạt động. Vào ngày 26/10, Kennedy nói với các cố vấn của mình rằng dường như chỉ có một cuộc tấn công toàn diện vào Cuba mới có thể loại bỏ được tên lửa Liên Xô nhưng ông khẳng định sẽ dành cho kênh ngoại giao thêm một chút thời gian.