các quốc gia khác không phát triển thứ vũ khí hủy diệt này. Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân một phần (PTBT) cam kết sẽ không tiến hành các cuộc thử hạt nhân trong khí quyển, vũ trụ và dưới nước được ký năm 1963 giữa Liên Xô, Mỹ và Anh là minh chứng cho nỗ lực này. Dẫu vậy, sau khi Pháp và Trung Quốc gia nhập “các nước cường quốc hạt nhân” vào các năm 1960 và 1964 thì các quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân đã đồng loạt lên tiếng mạnh mẽ về quyền của mình, đòi hỏi sự đền bù cho việc không sở hữu vũ khí hạt nhân. Đó là tiền đề cho sự ra đời của Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1968.
NPT công nhận quyền hợp pháp của 5 quốc gia Mỹ, Nga,
Anh, Pháp, Trung Quốc sở hữu vũ khí hạt nhân và thường được
gọi là Quốc gia có vũ khí hạt nhân (NWS), trong khi các nước còn
lại được xem là “các quốc gia không có vũ khí hạt nhân”. NPT là
văn bản pháp lý góp phần tạo dựng nên một hệ thống không phổ
biến vũ khí hạt nhân trên phạm vi toàn cầu với ba trụ cột chính.
Một là, tất cả các quốc gia (có vũ khí hạt nhân và không có vũ khí
hạt nhân) cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân. Nghĩa là các
quốc gia cam kết không chuyển giao và nhận sự chuyển giao bất
kỳ vũ khí hạt nhân hoặc các thiết bị gây nổ hạt nhân nào, không
khuyến khích, xúi giục sản xuất, không trực tiếp hoặc gián tiếp
kiểm soát vũ khí hạt nhân và thiết bị gây nổ hạt nhân. Hai là, NPT
cho phép các quốc gia hợp tác trong các hoạt động liên quan đến
hạt nhân hòa bình, bao gồm trao đổi quốc tế về nguyên liệu, thiết
bị hạt nhân để chế tạo và sản xuất nguyên liệu hạt nhân vì mục
đích hòa bình. Ba là, theo điều VI của Hiệp ước, mỗi bên tham gia
NPT cam kết theo đuổi các cuộc đàm phán chân thành nhằm đạt
được các biện pháp hiệu quả nhất để sớm chấm dứt cuộc chạy đua
vũ khí hạt nhân và giải trừ toàn bộ vũ khí hạt nhân. Bên cạnh đó
NPT cũng quy định nghĩa vụ của các quốc gia không có vũ khí hạt