nhân đối với Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) là chấp nhận sự thanh sát của cơ quan này nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.
Có hiệu lực chính thức từ năm 1970, Hiệp ước NPT đến nay đã có 191 quốc gia tham gia, chứng tỏ phần nào sức mạnh và hiệu quả của hiệp ước. Trên thực tế, sau những năm 1970, cả Mỹ và Liên Xô đều thực hiện cam kết giải trừ hạt nhân, tỷ lệ lượng dự trữ hạt nhân toàn cầu giảm sút đáng kể từ năm 1975 - 1995, đặc biệt sau khi Liên Xô sụp đổ và Chiến tranh lạnh kết thúc. Trong bối cảnh đầy lạc quan này lẽ ra thế giới đã tiến đến viễn cảnh không còn vũ khí hạt nhân vậy nhưng tại sao 4 quốc gia Ấn Độ, Pakistan, Israel, Triều Tiên lại gia nhập “câu lạc bộ hạt nhân” nâng tổng số quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân lên con số 9?
Đây quả là bài toán hóc búa cho khát vọng hòa bình của nhân loại.
“Có một niềm tin mạnh mẽ rằng việc phát minh ra vũ khí hạt nhân đã mở ra một cuộc cách mạng chính trị quốc tế và đặc biệt là trong cách mà các quốc gia suy nghĩ và lập kế hoạch cho chiến tranh. Về cơ bản, sở hữu vũ khí hạt nhân có nghĩa là một quốc gia có thể ngăn chặn hành động gây hấn của một quốc gia khác bằng cách đe dọa đáp trả với mức độ thiệt hại không thể chấp nhận được”, Andrew Futter viết trong Vũ khí Chính trị hạt nhân. “Bất chấp hậu quả hai quả bom thả xuống Hiroshima và Nagasaki, hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng chức năng chính của vũ khí hạt nhân là răn đe. Các quốc gia chế tạo vũ khí hạt nhân để ngăn chặn quốc gia khác sử dụng vũ khí hạt nhân nhằm vào quốc gia mình”.
Nhưng để có thể răn đe, một quốc gia phải thuyết phục được kẻ tấn công tiềm tàng rằng quốc gia có vũ trang hạt nhân sẽ chọn trả đũa bằng lực lượng áp đảo và các lực lượng hạt nhân đủ mạnh sẽ sống sót sau một cuộc tấn công phủ đầu bất ngờ để thực hiện điều này. “Do đó, việc ngăn chặn các mối đe dọa thông qua sở hữu và