ý định sử dụng vũ khí hạt nhân có uy lực là nền tảng của cơ chế răn đe hạt nhân. Như vậy, nghịch lý bao trùm của thời đại hạt nhân là các quốc gia chủ yếu chế tạo vũ khí hạt nhân và lên kế hoạch sử dụng chúng với hy vọng rằng khi làm như vậy họ sẽ không bao giờ sử dụng chúng”. 

5 quốc gia NWS dù đã có những nỗ lực để giải trừ hạt nhân nhưng họ chưa bao giờ thật sự từ bỏ vũ khí hạt nhân. Từ sau Chiến tranh lạnh, dù đã cắt giảm đáng kể lượng dự trữ vũ khí hạt nhân, Mỹ vẫn luôn là cường quốc hạt nhân lớn nhất toàn cầu. Các nhà lãnh đạo Mỹ không che giấu quan điểm của mình. Tổng thống Obama phát biểu năm 2008: “Tôi đã nói rằng nước Mỹ sẽ không giải trừ vũ khí hạt nhân đơn phương. Thật vậy, chừng nào các quốc gia còn giữ lại vũ khí hạt nhân, thì nước Mỹ sẽ duy trì lực lượng răn đe hạt nhân mạnh mẽ, an toàn, bảo đảm và đáng tin cậy”. Hồi sinh mạnh mẽ sau thời kỳ Chiến tranh lạnh, nước Nga cũng không từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình, thay vào đó họ ngày càng hiện đại hóa các lực lượng hạt nhân và mở rộng vai trò của lực lượng này trong chính sách an ninh quốc gia. Bằng việc bảo lưu quyền sử dụng vũ khí hạt nhân trong Học thuyết quân sự Nga năm 2010, Nga một lần nữa khẳng định vũ khí hạt nhân là chìa khóa cho vị thế cường quốc và là biểu tượng cho ảnh hưởng toàn cầu của Nga. 

Vương quốc Anh được xem là một quốc gia tiến gần nhất tới mục tiêu giải trừ vũ khí hạt nhân trong nhóm NWS, dẫu vậy Anh vẫn duy trì chính sách ra tay sử dụng hạt nhân trước nếu nhà nước Anh phải đối mặt với nguy cơ diệt vong. Tương tự, vũ khí hạt nhân từ lâu vẫn là trọng tâm đối với uy tín của Pháp. Giới quan chức Pháp phản ứng với chủ trương phi hạt nhân hóa hoàn toàn bằng lập luận rằng răn đe hạt nhân là cách tốt nhất để đối phó với phổ biến vũ khí hạt nhân và nó vẫn sẽ là vấn đề cốt lõi của an ninh Pháp trong tương lai gần. 

Trung Quốc là quốc gia thứ 5 tham gia câu lạc bộ hạt nhân vào năm 1964 và là quốc gia cuối cùng làm như vậy trước khi Hiệp