ước NPT ban hành. Kể từ thời điểm đó, Trung Quốc tỏ ra bằng lòng với việc duy trì một kho vũ khí hạt nhân nhỏ nhưng hiệu quả, cam kết không ra tay sử dụng vũ khí hạt nhân trước, đồng thời có động thái ủng hộ cho mục tiêu giải trừ hạt nhân hoàn toàn. Dẫu vậy, càng về sau, Trung Quốc càng hiện đại hóa các hệ thống mạng phóng vũ khí hạt nhân của mình, chủ yếu để đáp lại các động thái và đặc biệt là việc triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ. “Chừng nào Trung Quốc còn cảm thấy Mỹ đe dọa, hoặc ít nhất là nguy cơ bị cưỡng ép, và trong khi Mỹ và Nga duy trì các lực lượng hạt nhân lớn hơn nhiều thì Trung Quốc sẽ không hứng thú với ý tưởng giải trừ hạt nhân”, Andrew Futter phân tích. 

NPT rõ ràng có lỗ hổng. Nhiều người chỉ trích Hiệp ước NPT dù có điều khoản cam kết giải trừ hạt nhân nhưng không có bất kỳ cơ chế thực sự nào để tiến tới giải trừ vũ khí hạt nhân. Lỗ hổng thứ hai là điều khoản sử dụng năng lượng hạt nhân vì hòa bình của Hiệp ước NPT cho phép các quốc gia đi đến đạt ngưỡng vũ khí hạt nhân. 

Sự phức tạp của ngưỡng vũ khí hạt nhân bắt nguồn từ thực tế là công nghệ cần thiết cho chương trình điện hạt nhân dân sự rất giống với công nghệ cần thiết để sản xuất vật liệu phân hạch cho bom nguyên tử cũng như một số phần cứng quân sự được thiết kế cho các hệ thống vũ khí phi hạt nhân có thể được sửa đổi để mang phóng vũ khí hạt nhân. Điều này dẫn đến một thực tế rằng nếu một quốc gia sở hữu chương trình hạt nhân dân sự, bao gồm khả năng sản xuất uranium hoặc plutonium 239 được làm giàu cao và có cơ sở hạ tầng quân sự tương đối tiên tiến có thể được sử dụng để phát triển vũ khí hạt nhân. Mặc dù những quốc gia này không thể chế tạo một quả bom nguyên tử trong một đêm (hoặc hoàn toàn bí mật) nhưng họ có thể làm như vậy trong một khoảng thời gian tương đối ngắn nếu họ quyết tâm. Các quốc gia này được gọi là các quốc gia vũ khí hạt nhân ảo hoặc quốc gia ngưỡng vũ khí hạt nhân, có khả năng tiến gần đến khả năng đột phá hạt nhân mà