không thực sự làm suy yếu Hiệp ước NPT hoặc vi phạm luật pháp quốc tế. Với hàng trăm cơ sở hạt nhân và nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động ở hàng chục quốc gia trên toàn thế giới, thách thức ngưỡng hạt nhân luôn hiện hữu và thường trực.
Khi công nghệ hạt nhân không phải là điều bí mật và những lỗ hổng của Hiệp ước NPT cho phép các quốc gia đạt đến ngưỡng vũ khí hạt nhân, lựa chọn chế tạo bom nguyên tử hay không rõ ràng tùy thuộc vào ý thức và thiện chí của từng quốc gia. Và trong khi hàng trăm quốc gia chọn nói “Không” với vũ khí hạt nhân thì Ấn Độ, Pakistan, Triều Tiên và Isarel lại có lý lẽ riêng của họ.
Ấn Độ thực tế không phải là một quốc gia theo đuổi giấc mộng bom nguyên tử ngay từ đầu. Vào những năm 1948, chương trình hạt nhân của Ấn Độ chủ yếu quan tâm đến việc phát triển năng lượng hạt nhân hơn là vũ khí. Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru gọi bom nguyên tử là “biểu tượng của cái ác” đã cương quyết khẳng định Ấn Độ chỉ theo đuổi các ứng dụng hạt nhân hòa bình.
Nhưng tình hình sau đó đã thay đổi. Dù căng thẳng với Pakistan
là một yếu tố góp phần vào chương trình vũ khí hạt nhân của Ấn
Độ nhưng thực tế chính xung đột với Trung Quốc đã thúc đẩy Ấn
Độ chế tạo bom nguyên tử. Vào tháng 10/1962, chiến tranh đã nổ
ra giữa Ấn Độ và Trung Quốc vì bất đồng liên quan đến biên giới
Himalaya, Ấn Độ đã kêu gọi cả Liên Xô và Hoa Kỳ hỗ trợ nhưng
hai siêu cường vào thời điểm đó đang bị phân tâm vào Cuộc khủng
hoảng tên lửa Cuba. Chiến tranh Trung - Ấn kéo dài một tháng đã
kết thúc với chiến thắng cho Trung Quốc và nỗi nhục nhã cho Ấn
Độ. Việc Trung Quốc thử nghiệm quả bom nguyên tử đầu tiên của
họ vào tháng 10/1964 đã khiến giới quan chức Ấn Độ lo ngại và
thúc giục chính phủ Ấn Độ phê duyệt chương trình bom nguyên
tử. Cho đến lúc này, Thủ tướng Ấn Độ Lal Bahadur Shastri vẫn
giữ nguyên chính sách thời Nehru: Ấn Độ sẽ không chế tạo bom
nguyên tử.