Kharan. Dù bộ trưởng Ngoại giao Pakistan (sau này là thủ tướng) Zulfikar Ali Bhutto đã có tuyên bố nổi tiếng vào năm 1965: “Nếu Ấn Độ chế tạo bom nguyên tử thì ngay cả khi chúng ta phải ăn cỏ và lá cây - hoặc ngay cả khi chúng ta phải chết đói, chúng ta sẽ sản xuất bom nguyên tử”; song mãi đến cuộc xung đột Ấn Độ - Pakistan năm 1971 (khi Đông Pakistan ly khai và trở thành Bangladesh) thì Pakistan mới đưa ra quyết định về việc chế tạo vũ khí hạt nhân.
Hành động của Ấn Độ và Pakistan khiến cả thế giới choáng váng. Chính quyền Clinton đã lên án các cuộc thử nghiệm và sau đó đã áp dụng các biện pháp trừng phạt chống lại Ấn Độ. Anh thể hiện sự “mất tinh thần”, Đức gọi đó là “cái tát vào mặt” đối với các nước phê chuẩn Hiệp ước Cấm Thử nghiệm Toàn diện (CTBT) và Tổng thư ký Liên hợp quốc lúc bấy giờ là ông Kofi Annan đã đưa ra một tuyên bố bày tỏ sự “hối tiếc sâu sắc”.
Kể từ vụ thử hạt nhân năm 1998, Ấn Độ và Pakistan đã đưa Nam Á trở thành điểm nóng hạt nhân của thế giới. Hai thập kỷ sau đó, quá trình phát triển vũ khí hạt nhân của hai quốc gia bị xóay vào nhau, song hành và so kè từng bước một. Khi Ấn Độ khởi xướng chương trình tên lửa đạn đạo, Pakistan theo chân Ấn Độ. Khi Ấn Độ theo đuổi học thuyết chiến tranh hạn chế tích cực (còn gọi là Khởi đầu lạnh), Pakistan đã phản ứng bằng cách phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật. Ấn Độ và Pakistan là một trong số rất ít các quốc gia chưa ký Hiệp ước NPT. Năm 2005, Mỹ đạt được thỏa thuận hạt nhân với Ấn Độ, mở đường cho các cường quốc khác ký kết các thỏa thuận hạt nhân tương tự. Do đó, Ấn Độ hiện được công nhận là một quốc gia có vũ khí hạt nhân nhưng trên thực tế vẫn nằm ngoài NPT và do đó không tuân theo các nghĩa vụ thông thường của hiệp ước này.
Cho đến nay, đã có 5 cuộc khủng hoảng lớn giữa Ấn Độ và
Pakistan dưới cái bóng của vũ khí hạt nhân. Sau cuộc tấn công