quân sự xuyên biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan vào cuối năm 2019 bởi một cuộc tấn công khủng bố ở Kashmir do Ấn Độ chiếm đóng, các chuyên gia ước tính rằng một cuộc đụng độ hạt nhân giữa hai quốc gia châu Á sẽ dẫn đến 125 triệu người thương vong - gấp đôi con số người thiệt mạng trong Thế chiến thứ Hai. Tương lai Ấn Độ - Pakistan vẫn sẽ có thể bị mắc kẹt ở vũng lầy Kashmir. 

“Sẽ không bao giờ chúng tôi có tuyên bố về việc từ bỏ vũ khí hạt nhân hoặc phi hạt nhân hóa. Chừng nào vũ khí hạt nhân còn tồn tại trên trái đất và chủ nghĩa đế quốc vẫn còn, con đường hướng tới tăng cường năng lượng hạt nhân của chúng tôi sẽ không dừng lại”, trên đây là tuyên bố của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vào tháng 8/2022. Một tháng sau đó, Quốc hội Triều Tiên đã thông qua Luật Quản lý sử dụng vũ khí hạt nhân đưa ra những điều kiện Triều Tiên sẽ có xu hướng tăng cường vũ khí hạt nhân. Luật mới cho phép Triều Tiên tấn công hạt nhân phủ đầu nếu họ phát hiện một cuộc tấn công sắp xảy ra bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc nhằm vào “các mục tiêu chiến lược” của Triều Tiên, trong đó có giới lãnh đạo của nước này. Luật cũng khẳng định Triều Tiên có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để ngăn chặn “một cuộc khủng hoảng thảm khốc” không xác định đối với chính phủ và người dân của họ, một định nghĩa khá lỏng lẻo mà các chuyên gia cho rằng: điều này phản ánh học thuyết hạt nhân leo thang có thể tạo ra mối quan ngại lớn cho các nước láng giềng. Cheong Seong Chang, nhà phân tích cấp cao tại Viện Sejong của Hàn Quốc, cho biết: bình luận của ông Kim và luật mới của Triều Tiên đưa ra lời cảnh báo rằng nước này sẽ tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân ngay lập tức vào Hoa Kỳ và Hàn Quốc nếu họ cố gắng hạ gục các nhà lãnh đạo của Bình Nhưỡng. Andrei Lankov, giáo sư lịch sử tại Đại học Kookmin ở Seoul và là một chuyên gia nổi tiếng về Triều Tiên, cho biết: Thông điệp của ông Kim có nghĩa là: “Chúng tôi có vũ khí hạt nhân, chúng tôi sẽ giữ chúng mãi và sẽ sử dụng chúng khi thấy phù hợp”.