Kể từ lúc lên nắm quyền vào năm 2012, Kim Jong Un đã tập trung vào việc xây dựng kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và gọi đây là “thanh gươm quý báu” giúp bảo vệ đất nước khỏi sự xâm lược của nước ngoài, đặc biệt là mối đe dọa quân sự từ nước Mỹ. Dưới thời Kim Jong Un, Triều Tiên đã tiến hành 4 vụ thử hạt nhân dưới lòng đất và nhiều vụ phóng tên lửa, trong đó có những vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), vi phạm các lệnh trừng phạt quốc tế. Năm 2018, Triều Tiên đã tạm ngừng tất cả vụ thử hạt nhân và ICBM để tạo tiền đề cho các cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Kim và Tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump.



Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã rơi vào bế tắc và không có thỏa thuận nào về việc loại bỏ chương trình hạt nhân của Triều Tiên hoặc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt. Nỗ lực của Washington trong gần ba thập kỷ nhằm cô lập Triều Tiên cho đến khi nước này chịu từ bỏ chương trình hạt nhân đã thất bại khi Luật Quản lý sử dụng vũ khí hạt nhân mới của Triều Tiên được thông qua. Nói như Tiến sĩ Sico van de Meer trong chuyên đề “Vì sao Triều Tiên sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân?” (Why North Korea will never give up its nuclear weapons?): dù nỗ lực thay đổi chính sách ở Triều Tiên trong dài