hạn là điều cần thiết, thế giới có rất ít lựa chọn ngoài việc chấp nhận tình trạng vũ khí hạt nhân của Triều Tiên một cách không chính thức. “Nỗ lực quốc tế hiện tại nên tập trung vào việc ngăn chặn việc vô ý sử dụng kho vũ khí hạt nhân ở Triều Tiên. Các cuộc đàm phán ngoại giao là rất quan trọng để ngăn chặn các cuộc xung đột leo thang thành khủng hoảng hạt nhân. Vậy nhưng, bức tranh Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân sẽ chỉ là điều viễn tưởng”

Chính phủ Israel chưa bao giờ xác nhận hay phủ nhận việc sở hữu vũ khí hạt nhân dù có sự chấp nhận rộng rãi rằng Israel đã là một phần của câu lạc bộ hạt nhân từ cuối những năm 1960 và hiện có cơ sở hạ tầng và năng lực vũ khí hạt nhân tinh vi. Việc làm rõ các chính sách và khả năng hạt nhân của Israel là rất khó do chính sách của nước này không rõ ràng. Kể từ năm 1963, chính phủ Israel tuyên bố: “Israel sẽ không phải là quốc gia đầu tiên giới thiệu vũ khí hạt nhân vào Trung Đông”. Điều này được hiểu theo nghĩa rộng là Israel sẽ không thử nghiệm hoặc tuyên bố công khai về sự tồn tại kho vũ khí hạt nhân của mình. Chính sách mập mờ hạt nhân này có nghĩa là Israel là quốc gia duy nhất trong 9 quốc gia có vũ khí hạt nhân không công khai thừa nhận có vũ khí hạt nhân. Israel không ký Hiệp ước NPT và cũng phản đối hiệp ước cắt đứt nguyên liệu phân hạch trên cơ sở điều này sẽ làm suy yếu lập trường chính thức của Israel về sự mơ hồ vũ khí hạt nhân. Tương tự các quốc gia có vũ khí hạt nhân, Israel cũng không ký Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân 2017. 

Theo phân tích của Andrew Futter trong Vũ khí chính trị hạt nhân, thảm họa diệt chủng mà Đức Quốc xã gây cho người Do Thái trong Chiến tranh thế giới thứ Hai đã khiến nhà nước Israel non trẻ có lý do để chế tạo bom nguyên tử. Vũ khí hạt nhân mang lại cho Israel sự tự chủ về an ninh, không phải dựa vào bất kỳ chủ thể nào để đảm bảo sự sống còn của mình.