gọi “một thế giới không có vũ khí hạt nhân”. “Ngoài mối đe dọa khủng bố, nếu không có các hành động mới khẩn cấp, nước Mỹ sẽ sớm buộc phải bước vào một kỷ nguyên hạt nhân mới, một kỷ nguyên sẽ bấp bênh hơn, mất phương hướng về mặt tâm lý và thậm chí còn tốn kém hơn về kinh tế so với thời kỳ Chiến tranh lạnh. (…) Liệu trong 50 năm tới, các quốc gia hạt nhân mới và thế giới có được may mắn như chúng ta trong Chiến tranh lạnh hay không?”. 

Bất chấp những tiến bộ trong việc giảm kho vũ khí hạt nhân kể từ Chiến tranh lạnh, tổng số đầu đạn hạt nhân toàn cầu vẫn ở mức rất cao: theo thống kê của FAS, 9 quốc gia hạt nhân sở hữu khoảng 12.700 đầu đạn tính đến đầu năm 2022. 

Khoảng 90% tổng số đầu đạn hạt nhân thuộc sở hữu của Nga và Hoa Kỳ, mỗi nước có khoảng 5.000 đầu đạn trong kho dự trữ quân sự của mình. Bảy quốc gia còn lại đang phát triển hoặc triển khai các hệ thống vũ khí mới, hoặc đã công bố ý định làm như vậy. Trung Quốc đang trong giai đoạn mở rộng đáng kể kho vũ khí hạt nhân khi các hình ảnh vệ tinh cho thấy quốc gia này đang xây dựng hơn 300 hầm chứa tên lửa mới. 

Trong số 12.700 đầu đạn hạt nhân của thế giới, hơn 9.400 đầu đạn đang nằm trong kho dự trữ quân sự để sử dụng cho tên lửa, máy bay, tàu và tàu ngầm. Trong số 9.440 đầu đạn có trong kho dự trữ của quân đội, khoảng 3.730 đầu đạn được triển khai cho các lực lượng tác chiến (trên các căn cứ tên lửa hoặc máy bay ném bom). Trong số đó, khoảng 2.000 đầu đạn của Mỹ, Nga, Anh và Pháp đang trong tình trạng báo động cao, sẵn sàng sử dụng trong thời gian ngắn. 

Năm 2021 - 2022 chứng kiến nhiều cột mốc ngoại giao hạt nhân quan trọng. Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) có hiệu lực vào tháng 1/2021 đã được 66 quốc gia phê chuẩn, Iran quay trở lại tuân thủ thỏa thuận hạt nhân Iran. Trong năm 2021, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và 5 quốc gia NPW Trung Quốc, Pháp, Nga,