Trang 62

Nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng đạn uranium nghèo độc hại với con người và môi trường xung quanh. Loại đạn này có thể làm phát tán bụi phóng xạ vào không khí, khiến con người dễ bị nhiễm độc kim loại nặng hoặc mắc những chứng bệnh nguy hiểm nếu hít hoặc nuốt phải bụi phóng xạ. 

Tiếp đến ngày 25/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở nước láng giềng đồng minh Belarus. Đây là lần đầu tiên Nga đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật ra ngoài lãnh thổ kể từ năm 1996. 

Bóng ma chiến tranh hạt nhân đã quay trở lại trong các vấn đề quốc tế sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, đánh dấu một bước leo thang xung đột vô cùng nguy hiểm cho nền hòa bình của nhân loại. 

Tất cả những động thái này cho thấy rõ ràng kết quả của cuộc chiến Ukraine là vô cùng quan trọng không chỉ đối với Nga mà còn đối với Trung Quốc và toàn thế giới. Nga là quốc gia duy nhất mà Hoa Kỳ bình đẳng về vũ khí hạt nhân và mối quan hệ tốt đẹp giữa Trung Quốc và Nga là yếu tố răn đe chính để Hoa Kỳ không áp dụng bất kỳ chính sách tấn công trực tiếp nào vào Trung Quốc. 

Lịch sử cho thấy rõ ràng rằng: Hoa Kỳ đã chuẩn bị để thực hiện một cuộc tấn công quân sự cực kỳ bạo lực đến mức sẵn sàng tiêu diệt cơ bản cơ sở hạ tầng của một quốc gia với học thuyết “tấn công phủ đầu”, một hình thức tấn công trước nhằm phá hủy khả năng đáp trả của đối phương. 

Một trong nhiều ví dụ, trong Chiến tranh Triều Tiên, Hoa Kỳ đã phá hủy gần như tất cả các thành phố và thị trấn của Triều Tiên, bao gồm khoảng 85% các tòa nhà của họ. Cuộc ném bom của Mỹ ở Đông Dương trong Chiến tranh Việt Nam thậm chí còn có quy mô lớn hơn, dùng máy bay B52 đánh bom rải thảm, sử dụng cả thiết bị nổ và vũ khí hóa học, chẳng hạn như chất độc