Trang 75

Ở đây, cho chúng ta thấy nhiều bài toán buồn và thống thiết về cái cách mà loài người đôi khi quá nhẫn tâm để châm ngòi cho các cuộc chiến tranh giết chết nhiều sinh linh và huỷ hoại vô số tài sản. Lắm lúc, cuộc chiến còn bị đẩy đến bờ vực xóa sổ cả một nền văn minh nhiều nghìn năm tuổi. Quan trọng hơn, nó thổi bùng lên ngọn lửa căm thù, để người ta có thể sẵn sàng tự sát và giết chết kẻ thù, giết chết cả trái đất 8 tỷ người (dân số địa cầu ở thời điểm tôi viết cuốn sách này) cùng lúc bằng vũ khí hạt nhân. 

Mấu chốt là câu chuyện giáo dục, giáo dục một cách bài bản và hiệu quả. Để làm sao kẻ gieo điều ác không nỡ xuống tay “uỷ nhiệm” cả một cuộc chiến, tẩy não cả nhiều thế hệ trẻ thơ ngây rồi ném họ vào lò lửa chiến tranh. Giáo dục để làm sao các cộng đồng “lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” khi đối mặt với các thế lực muốn thay sách giáo khoa, muốn đổi ý thức hệ, muốn bài trừ văn hóa của cộng đồng mình từng gắn bó để rồi gieo lửa hận thù ngùn ngụt. Tư tưởng nước lớn ở đây cũng là do giáo dục mà ra. Tại sao ai đó lại cho mình cái quyền vô cớ gây xung đột; rồi cho mình cái quyền đem quân đội xâm nhập nhằm “xử lý” những kẻ không chịu “vâng lời” mình. Họ tự ý đi “giải quyết việc nhà người khác”, bất chấp sự lên án gay gắt của nhân loại tiến bộ. 

Vâng, nếu ai cũng biết nghĩ về sự bình yên chung cho cộng đồng, ai cũng bằng mọi giá không phát động, không tham chiến, không gây hấn và kích hoạt vũ khí nguy hiểm, thì dĩ nhiên trái đất không có chiến tranh. Nhưng, điều này không dễ để thực hiện, nếu chúng ta không bắt đầu một cách thực sự từ bây giờ, thông qua giáo dục một cách hiệu quả, với sự tham gia của những tổ chức có vai trò, quy mô, uy tín đủ lớn như Liên hợp quốc. 

“Cây muốn lặng nhưng gió chẳng đừng”, giả dụ một bên trong cuộc chiến Nga - Ukraine muốn “dừng”, và giả dụ chắc chắn một bên bằng mọi giá không muốn chiến tranh. Thì bên còn lại có chấp