20. Trang 96

nghèo hèn nên bị loại bỏ khỏi xã hội. Nổi tiếng nhất trong phong trào này là sự ra đời thuyết ưu sinh của Francis Galton, em trai của Darwin. Trong học thuyết công bố năm 1863, Galton đưa ra ý tưởng cải thiện loài người thông qua giao phối có chọn lọc bằng cách tạo ra một hệ thống các cuộc hôn nhân sắp đặt giữa những người đàn ông tinh hoa và những phụ nữ giàu có để tạo ra một “chủng tộc tài năng”. Ở chiều ngược lại, Galton cho rằng cần can thiệp một cách có ý thức để tránh sự lai tạo quá mức của những thành viên kém phù hợp với xã hội. Theo quan điểm của Galton, các thể chế xã hội như phúc lợi và trại tâm thần đang cho phép những người “thấp kém” tồn tại và sinh sản nhanh hơn những người “cao cấp” hơn trong xã hội đáng kính và nếu không sớm sửa chữa điều này xã hội sẽ bị vùi dập bởi “những kẻ kém cỏi”. 

Điều trớ trêu là những ý tưởng của Francis Galton chưa bao giờ được triển khai ở Anh nhưng chúng đã bén rễ thành công khi du nhập vào Hoa Kỳ. Edwin Black trong chuyên đề Nguồn gốc kinh hoàng của người Mỹ đối với thuyết ưu sinh của Đức Quốc xã (The Horrifying American Roots of Nazi Eugenics) nhận định thuyết ưu sinh trở thành một phong trào xã hội phổ biến ở Hoa Kỳ đỉnh điểm vào những năm 1920 và 1930. Với một nước Mỹ đang quay cuồng về nhân khẩu học với biến động nhập cư và bị xé nát bởi xung đột chủng tộc diễn ra khắp nơi vào đầu thế kỷ 20, những người theo chủ nghĩa Elitic (những người tin rằng xã hội nên được lãnh đạo bởi một tầng lớp ưu tú) đã hợp nhất nỗi sợ hãi âm ỉ về chủng tộc và thành kiến giai cấp với mong muốn tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn. Họ đã phát minh lại thuyết ưu sinh của Galton thành một hệ tư tưởng đàn áp và phân biệt chủng tộc. 

Những nhà ưu sinh Hoa Kỳ khao khát kiểu người Bắc Âu tóc vàng, mắt xanh, họ tin rằng chỉ riêng nhóm này là đủ để kế thừa trái đất. Trong quá trình chọn lọc, phong trào ưu sinh loại bỏ những người da đen, lao động châu Á nhập cư, người da đỏ, người gốc Tây