22. Trang 98
đã viết “Sẽ tốt hơn cho tất cả thế giới thay vì chờ đợi để xử tử những đứa con thoái hóa vì tội phạm, hoặc để chúng chết đói vì sự vô liêm sỉ, xã hội có thể ngăn chặn những kẻ rõ ràng không thích hợp với việc tiếp tục sống cùng đồng loại của họ”. Tuyên bố này đã dẫn đến việc hàng ngàn người bị cưỡng bức triệt sản trên toàn nước Mỹ.
Chỉ sau khi thuyết ưu sinh phổ biến ở Hoa Kỳ, phong trào này mới được truyền sang Đức thông qua các bản tin ưu sinh phân biệt chủng tộc như Eugenical News và Eugenics. Trong thập niên 1920, các nhà khoa học ưu sinh của Viện Carnegie đã xây dựng mối quan hệ cá nhân và nghề nghiệp sâu sắc với các nhà ưu sinh phát xít Đức. Những người theo chủ nghĩa ưu sinh trên khắp nước Mỹ hoan nghênh các kế hoạch của Hitler như là sự hoàn thành hợp lý cho nhiều thập kỷ nghiên cứu và nỗ lực của chính họ. Ở Đức, thuyết ưu sinh chuyển thành phong trào “vệ sinh chủng tộc”. Đến năm 1934, phong trào triệt sản ở Đức đã tăng đến 5.000 ca mỗi tháng.
Không chỉ tuyên truyền tài liệu khoa học, Mỹ còn tài trợ cho
các tổ chức ưu sinh của Đức. Năm 1926, Rockefeller đã quyên góp
khoảng 410.000 đô la cho hàng trăm nhà nghiên cứu người Đức.
Vào tháng 5/1926, Rockefeller đã trao 250.000 đô la cho Viện
Tâm thần Đức thuộc Viện Kaiser Wilhelm, sau này trở thành Viện
Tâm thần Kaiser Wilhelm. Trong số các bác sĩ tâm thần hàng đầu
tại Viện Tâm thần Kaiser Wilhelm có Ernst Rüdin, người sau này
trở thành giám đốc và là kiến trúc sư của cuộc đàn áp y tế có hệ
thống của Hitler. Một cơ quan khác trong tổ hợp ưu sinh của Viện
Kaiser Wilhelm là Viện Nghiên cứu Não bộ. Năm 1929, khoản
tài trợ trị giá 317.000 đô la của Quỹ Rockefeller cho phép Viện
Nghiên cứu Não bộ xây dựng một tòa nhà lớn và trở thành trung
tâm sinh học chủng tộc Đức. Lãnh đạo Viện, một lần nữa, là Ernst
Rüdin. Ernst Rüdin đã kết hợp tư tưởng về “vệ sinh chủng tộc” với
những lập luận về lòng nhân ái để biện minh cho việc giết hại có hệ
thống hơn 70.000 người tàn tật và có khiếm khuyết về thần kinh.