23. Trang 99
Đức Quốc xã gọi chính sách này một cách hoa mỹ là euthanasia - an tử (cái chết nhân đạo). Các bác sĩ của viện đã đánh giá các bệnh nhân và bất cứ ai mà họ phát hiện có vấn đề thần kinh hoặc không có khả năng làm việc sẽ được chuyển đến một cơ sở giết người và bị sát hại. Các nhà khoa học thần kinh sau đó đã sử dụng não của những bệnh nhân bị sát hại trong các nghiên cứu của họ.
Eugen Fischer là một nhân vật quan trọng khác, ông là giám đốc Viện Nhân chủng học, Di truyền con người và Ưu sinh của Viện Kaiser Wilhelm. Năm 1921, Eugen Fischer cùng hai nhà ưu sinh hàng đầu của Đức là Erwin Baur và Fritz Lenz xuất bản quyển sách Các nguyên tắc di truyền con người và Vệ sinh chủng tộc (Principles of Human Heredity and Race Hygiene). Đây là một cuốn sách rất nổi tiếng ở Đức, được tái bản 5 lần từ năm 1921 đến năm 1940 và hầu hết các đánh giá đều tích cực. Những ý tưởng của Eugen Fischer không chỉ ảnh hưởng đến quyển tự truyện của Hitler trong việc sử dụng thuyết ưu sinh để “thanh lọc” chủng tộc Aryan mà còn là trọng tâm trong Luật Nuremberg chống người Do Thái năm 1935 - hành động pháp lý đầu tiên của Đức Quốc xã dẫn đến thảm họa Holocaust.
Eugen Fischer chỉ là một trong số nhiều nhà nhân chủng học
hàng đầu ở Đức được chính quyền Hitler thu nhận. Hơn 90% các
nhà nhân chủng học và ưu sinh Đức đã gia nhập Đảng Quốc xã.
Chế độ Đức Quốc xã không chỉ phong hàm giáo sư cho những nhà
nhân chủng và ưu sinh này mà còn tuyển dụng họ vào làm công
việc diễn giả, thuyết trình, quảng bá các ấn phẩm tuyên truyền và
giảng dạy trong các khóa học đào tạo về tư tưởng chủng tộc của
Đức Quốc xã. Các nhà nhân chủng học đã giúp hình thành các
chính sách phân biệt chủng tộc của Đức Quốc xã, trực tiếp hoặc
gián tiếp. Vào cuối những năm 1930, các mục tiêu và hoạt động
của những người theo chủ nghĩa ưu sinh chuyên nghiệp gần giống
với những luận điệu và chính sách phân biệt chủng tộc của Đức