37. Trang 113
được những thách thức toàn cầu. Thảm họa hành tinh không vận hành theo nguyên tắc của “chủ nghĩa ngoại lệ”. Không khí sạch không bị giới hạn bởi các biên giới quốc gia, chiến tranh hạt nhân có khả năng làm ô nhiễm toàn bộ bầu khí quyển, nhiệt độ toàn cầu nóng lên không loại trừ tác động đến bất kỳ quốc gia nào. Đại dịch Covid-19 đã chứng minh Coronoavirus không có hộ chiếu.
Con người không thể tách dân tộc, quốc gia mình ra khỏi môi
trường sống trên trái đất vì không có một biên giới nào có thể bảo
vệ người dân của một quốc gia khỏi thảm họa chung của hành
tinh. Trái đất không sinh ra với biên giới, hàng rào hay những bức
tường, nó được tạo ra bởi núi, đại dương, thung lũng và sự sống của
vô vàn các loài động, thực vật, trong đó có con người. Ý thức nguy
hiểm về chủ nghĩa dân tộc khiến con người quên rằng chúng ta
không thuộc về đất nước nào mà thuộc về trái đất, chúng ta không
thuộc về bất kỳ quốc gia cụ thể nào mà là về nhân loại nói chung.
Đại dịch Covid-19 đã thành công trong việc nhắc nhớ con người
giống nhau ra sao bất kể chúng ta giàu nghèo, đen trắng hay sinh
ra ở vùng đất nào. Tôi cho rằng đại dịch Covid-19 là cột mốc quan
trọng thúc đẩy nền văn minh loài người chuyển sang kỷ nguyên
mới với một hệ tư tưởng mới, thay thế tư tưởng chủ nghĩa dân tộc
đã lỗi thời. Tư tưởng đó khởi đầu từ tình yêu trái đất, tình yêu nhân
loại. Con người cần đặt lợi ích chung trên lợi ích riêng, lợi ích của
toàn nhân loại lên trên lợi ích của từng quốc gia. Con người cần
nhận thức rõ sự sống trên trái đất đang bị đe dọa nghiêm trọng và
có thể bị hủy diệt hoàn toàn. Khi môi trường sống bị hủy hoại, sự
sống sẽ không tồn tại. Sự sống không tồn tại thì dân tộc không còn,
quốc gia cũng tiêu vong. Khi và chỉ khi tư tưởng này được giáo dục
và lan tỏa trên toàn thế giới, trái đất mới có cơ hội được hồi sinh,
chiến tranh sẽ lùi vào dĩ vãng để nhường chỗ cho hòa bình và sự
sống của muôn loài.