của Mỹ đóng cửa. Theo chân Mỹ, ngày 25/2/2022 Liên minh châu Âu (EU) cũng công bố các biện pháp trừng phạt nhằm vào các lĩnh vực tài chính, năng lượng và vận tải, chính sách thị thực của Nga, trong đó có biện pháp kiểm soát xuất khẩu và cấm tài trợ xuất khẩu. Vòng trừng phạt của EU bao gồm các hạn chế đối với bán nợ của Nga trên thị trường vốn phương Tây, đóng băng tài sản nước ngoài của một số nhà tài phiệt Nga và con cái của họ, hạn chế đối với các ngân hàng và các nghị sĩ Nga. Nổi bật nhất là quyết định của Đức đình chỉ việc cấp phép Dòng chảy phương Bắc 2, dự án hợp tác xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Nga vào châu Âu. Cùng với EU, cũng trong ngày 25/2/2022, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tuyên bố nước này sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga nhằm vào việc xuất khẩu chất bán dẫn và các tổ chức tài chính Nga. Trước đó, các nhà lãnh đạo của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã lên án chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở miền đông Ukraine và tuyên bố áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính nghiêm khắc đối với Moscow.
Khi dường như cả thế giới chống lại việc Nga tấn công Ukraine và lên án hành động của tổng thống Putin, cũng có một số người đồng cảm với những quyết định có thể nói là vô cùng khó khăn của ông. Họ cáo buộc Mỹ và NATO là hai lực lượng đứng sau Ukraine khiêu khích Nga dẫn tới cuộc chiến tranh hiện tại. Và cuộc chiến tại Ukraine là cuộc chiến ủy nhiệm do Mỹ đứng đầu.
“Mỹ và NATO đã giúp khơi mào chiến tranh Ukraine” (The U.S.
and NATO Helped Trigger the Ukraine War) là tiêu đề bài báo của
Ted Galen Carpenter, một thành viên cấp cao về nghiên cứu chính
sách đối ngoại và quốc phòng tại Viện Cato (Mỹ). Ted Galen nhận
định rằng quan điểm của tổng thống Putin về chính sách mở rộng
ảnh hưởng của NATO ở châu Âu đe dọa Nga không phải là một ý
tưởng mới. Các nhà lãnh đạo Nga và một số chuyên gia chính sách
phương Tây đã cảnh báo cách đây hơn hai thập kỷ rằng sự mở rộng