4. Trang 80
chức cộng sản, đảng phái và đàn ông Do Thái trong độ tuổi từ 15 đến 60. Tuy nhiên, từ tháng 8/1941 trở đi, Einsatzgruppen cũng thường xuyên giết người già, phụ nữ và trẻ em. Người Do Thái ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng được báo cáo cho một điểm trung tâm, họ sẽ bị vây bắt trong các cuộc truy quét. Sau đó, Đức Quốc xã sẽ đưa họ đến một nơi xa xôi để hành quyết. Chỉ riêng trong năm 1941, gần 900.000 người Do Thái Liên Xô đã bị sát hại theo cách này.
Chiến tranh khiến việc trục xuất người Do Thái đến đảo Madagascar không thể thực hiện, đồng thời kế hoạch đẩy người Do Thái lùi xa hơn về phía đông châu Âu cũng không thành do Đức vẫn chưa thể chiến thắng Liên bang Xô Viết. Giải pháp cuối cùng cho câu hỏi về số phận người Do Thái là “hình thức diệt chủng”. Trong Hội nghị Wannsee, vào ngày 20/1/1942, Đức Quốc xã đã thảo luận về việc thực hiện kế hoạch sát hại khoảng 11 triệu người Do Thái sống ở châu Âu.
Cuối năm 1941, Đức Quốc xã chuẩn bị cho vụ sát hại hơn 2 triệu người Do Thái sống trong phần bị chiếm đóng của Ba Lan. Đức Quốc xã cũng thử nghiệm giết người hàng loạt ở các khu vực bị chiếm đóng và sáp nhập khác của Đông Âu. Ở Chelmno, họ dùng khí gas để giết người Do Thái Ba Lan, phương pháp này được cho là nhanh hơn và ít “trầm trọng hơn” so với việc bắn người. Dưới mật danh Aktion Reinhard, Đức Quốc xã đã xây dựng một số trại tiêu diệt: Belzec, Sobibor và Treblinka. Tại đây, các nạn nhân bị sát hại trong buồng hơi ngạt với khói thải của động cơ diesel. Vào tháng 11/1943, Aktion Reinhard bị chấm dứt hoạt động, các trại được tháo rời, xác của các nạn nhân được khai quật và đốt cháy. Đức Quốc xã sau đó đã trồng cây trên khu đất để tiêu hủy bằng chứng tội ác của mình. Ít nhất 1,75 triệu người Do Thái đã bị sát hại dưới thời Aktion Reinhard.
Vào giữa năm 1942, quân Đức bắt đầu trục xuất người Do
Thái khỏi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng ở Tây Âu. Người Do