11. Trang 87

hình dạng thuần khiết, Hitler phải loại bỏ những yếu tố khiến nó đi lạc ngay từ đầu: đó là chủ nghĩa vị kỷ, chủ nghĩa vật chất, và máu không tinh khiết. Theo suy nghĩ của Hitler, sự tồn tại của những yếu tố này không phải là một tai nạn của quá trình tiến hóa Aryan mà là kết quả của những hành động âm mưu của người Do Thái. 

“Điều quan trọng cần quan sát là cũng có một số khác biệt nổi bật giữa triết lý của Blavatsky và những ý tưởng về chủng tộc sau này của Hitler. Bản thân Blavatsky không xác định chủng tộc Aryan với dân tộc Đức, và dù học thuyết của bà đòi hỏi niềm tin vào khái niệm chủng tộc cao hơn và thấp hơn, bà không nhấn mạnh đến sự thống trị của chủng tộc này so với chủng tộc khác”, Jackson và David bình luận. “Tuy nhiên, trong công việc của mình, Blavatsky đã giúp thúc đẩy chủ nghĩa bài Do Thái. Bà phân biệt rõ ràng tôn giáo của người Aryan và người Do Thái. Theo đó, người Aryan là những người tâm linh nhất trên trái đất, còn tôn giáo của người Do Thái được đặt trên cơ sở tính toán đơn thuần. Người Do Thái có một tôn giáo của sự căm ghét và ác ý đối với mọi người và mọi thứ bên ngoài chính nó”. 

Chủ nghĩa duy vật và ích kỷ của người Do Thái tương phản mạnh mẽ với tâm linh và lòng vị tha của người Aryan về sau đã được Hitler lặp lại nhiều lần trong các bài phát biểu của mình. “Hai thế giới đối mặt với nhau - người của Chúa và người của Satan. Người Do Thái là kẻ chống lại con người, là tạo vật của một vị thần khác. Hắn đến từ một nguồn gốc khác của loài người. Tôi đặt người Aryan và người Do Thái chống lại nhau, và nếu tôi gọi một trong số họ là con người, tôi phải gọi người kia là một cái gì đó khác. Hai người tách biệt nhau như người và thú. Tôi sẽ không gọi người Do Thái là một con thú, hắn ở xa các con thú hơn nhiều so với người Aryan. Hắn là một sinh vật bên ngoài thiên nhiên và xa lạ với tự nhiên”. Chủ nghĩa nhị nguyên của Hitler, không giống như Blavatsky, được hình dung đơn giản như một cuộc xung đột giữa hai chủng tộc: “Cuộc đấu