15. Trang 91
kiến một cuộc tìm kiếm giải pháp thay thế huyền thoại nguồn gốc các quốc gia châu Âu. Cái nôi của nhân loại sẽ không còn được tìm thấy ở Adam hay Palestine nữa mà là ở Ấn Độ - một giả thuyết nhận được nhiều sự ủng hộ, trong đó đáng chú ý nhất là nhà khai sáng Voltaire. Đây là ý tưởng khai sinh ra huyền thoại Aryan, sau này được nhà sử học người Pháp gốc Nga Léon Poliakov nghiên cứu rất sâu.
Sự quan tâm đến Ấn Độ ngày càng tăng vào thời điểm đó do kết quả của cuộc thám hiểm và chinh phục của người Anh. Những câu chuyện du lịch từ nhiều nhà thám hiểm khác nhau kể về những điều kỳ diệu của văn hóa Ấn Độ. Môi trường chung của văn hóa Anglophile (yêu mến văn hóa Anh) đã giúp những ý tưởng này lan rộng khắp các trường học ở châu Âu. Cũng trong khoảng thời gian này, các nhà địa lý bắt đầu suy đoán rằng phần bên trong của tiểu lục địa Ấn Độ không giống bất kỳ vùng đất nào khác trên trái đất. Sự hiện diện của vỏ sò khắp vùng đất này đã chứng thực huyền thoại về trận Đại hồng thủy. Ý tưởng loài người đến từ Ấn Độ đã làm hài lòng những tín đồ Cơ đốc nhiệt thành nhất. Rốt cuộc, Vườn Địa Đàng được cho là nằm ở một nơi nào đó ở phía đông và các kỳ quan của Ấn Độ rất giống với thiên đường trần gian đã được săn lùng ráo riết từ thời Trung cổ. Hơn nữa, dãy núi Ararat, nơi Noah và con tàu của ông dừng chân, rất có thể nằm giữa dãy Himalaya.
Thuyết Out-of-India cũng được khẳng định lại bởi nghiên cứu
mới về ngôn ngữ học so sánh. Năm 1788, thẩm phán người Anh
William Jones tuyên bố đã tìm thấy mối liên hệ giữa tiếng Phạn -
ngôn ngữ cổ nhất trên thế giới - với các ngôn ngữ cổ đại và hiện đại
của châu Âu: tiếng Latinh, tiếng Hy Lạp, tiếng Đức, tiếng Anh và
tiếng Pháp. Trích dẫn một số cấu trúc ngữ pháp tương đồng và các
quan hệ từ vựng, William Jones kết luận rằng tiếng Phạn là tiếng
mẹ đẻ ban đầu của tất cả các ngôn ngữ châu Âu hiện đại. Kết luận