25. Trang 101

Vào thế kỷ 19, ngày càng có nhiều người Do Thái bắt đầu tham gia vào xu hướng chính của xã hội châu Âu. Để đổi lấy các quyền cao hơn và được xã hội chấp nhận nhiều hơn, người Do Thái ở Pháp, Anh, Đức và những nơi khác đã tự nguyện từ bỏ nhiều phong tục cũ của họ. Trớ trêu thay, sự “đồng hóa” này đã làm nảy sinh một hình thức mới của thành kiến chống người Do Thái. Wilhelm Marr, một nhà văn người Đức, có lẽ là người đầu tiên khai sinh thuật ngữ “bài Do Thái” (anti-Semitism) trong cuốn sách Chiến thắng của đạo Do Thái trước người Đức (The Victory of Judaism over Germandom). Marr lập luận rằng những người Do Thái tiếp biến văn hóa cuối cùng sẽ phá hủy nền văn hóa truyền thống của Đức, họ sẽ làm hỏng tất cả các tiêu chuẩn của Đức, thống trị thương mại và chiếm dụng hết các vị trí trong nhà nước. Với nền kinh tế gặp nhiều khó khăn ở châu Âu vào giữa những năm 1870, hàng nghìn người nghèo và những chủ doanh nghiệp nhỏ lo lắng về tương lai đã bị tác động mạnh mẽ bởi quan điểm “bài Do Thái” của Marr. 

Thập niên 1920, người Do Thái trở thành nhân vật chính của “huyền thoại đâm sau lưng” - một thuyết âm mưu được phổ biến rộng rãi trong giới cánh hữu Đức sau năm 1918. Cụm từ “đâm sau lưng” do Tổng tư lệnh quân đội Đức, tướng Paul von Hindenburg tạo ra khi ông trả lời thẩm vấn của Ủy ban điều tra quốc hội về lý do vì sao Đức thua trong Chiến tranh thế giới thứ Nhất “Như một vị tướng Anh đã nói, quân đội Đức đã bị đâm sau lưng”. Hàng nghìn người Đức không muốn tin thất bại của quân đội Đức là điều không thể tránh khỏi đã sẵn sàng đón nhận huyền thoại đâm sau lưng: thất bại của Đức và Áo trong Thế chiến thứ Nhất là do những kẻ phản bội nội bộ hoạt động vì lợi ích của nước ngoài, trong đó chủ yếu là người Do Thái và những người cộng sản. Những người ủng hộ thuyết âm mưu tố cáo các nhà lãnh đạo chính phủ Đức đã ký Hiệp định đình chiến vào ngày 11 tháng 11