29. Trang 105

xác định “nguồn gốc chủng tộc” của các nhóm dân tộc khác nhau. Sự tập trung vào Đức Quốc xã đã dấy lên quan điểm cho rằng các chính sách chủng tộc buộc phải thi hành ở các quốc gia bị quân đội của Hitler chiếm đóng. Chiến dịch giết người hàng loạt cùng khái niệm người Aryan ưu việt do Đức Quốc xã tiến hành ở Đông Trung Âu đã khiến bất kỳ đề xuất nào của nhà nước bản địa đều có vẻ đặc biệt hoặc phóng đại. Mặc dù không hoàn toàn sai nhưng quan điểm này dường như bỏ qua các động lực cục bộ có nguồn gốc vững chắc trong lịch sử của nhiều quốc gia Đông Âu. “Không phải ngẫu nhiên, chiến tranh là yếu tố củng cố cho lĩnh vực ưu sinh. Chiến tranh thế giới thứ Nhất đã khiến những người theo chủ nghĩa ưu sinh thay đổi nhận thức của họ rằng chiến tranh như một quá trình chọn lọc tự nhiên mang lại lợi ích cho họ. Quan điểm của Đức Quốc xã về chiến tranh chủng tộc tái hiện trong Chiến tranh thế giới thứ Hai như một bài tập khoa học cơ bản được thực hiện bằng các biện pháp bạo lực. Bất chấp tình trạng chiếm đóng quân sự, một cách bán chính thức, chính quyền chiếm đóng của Đức Quốc xã đã tán thành các nghiên cứu học thuật và khoa học địa phương có thể đã ngẫu nhiên nâng cao các mục tiêu địa chính trị của Đức Quốc xã”, Anton WeissWendt và Rory Yeomans kết luận. 

Barbara Lambauer trong chuyên đề Hợp tác ở châu Âu, 1939 - 1945 (Collaboration in Europe, 1939-1945) đã nhận định rằng Đức Quốc xã đã dựa vào các quốc gia bị chiếm đóng, các quốc gia vệ tinh và đồng minh để duy trì nỗ lực chiến tranh. Thông qua việc tuân thủ các quan điểm của Đức Quốc xã, các chính phủ hợp tác đã góp phần hợp pháp hóa các chính sách xâm lược, đàn áp và bắt bớ. Đổi lại, các quốc gia hợp tác sẽ giành được một vị trí danh dự hơn trong trật tự châu Âu mới dưới sự thống trị của Đức. Để khuyến khích sự hợp tác, Berlin đã thuê nhiều đặc vụ chính thức và không chính thức ở nước ngoài, những người có nhiệm vụ tăng cường các phong trào chống Cộng và bài Do Thái, đồng thời thể