30. Trang 106

hiện chế độ toàn trị của Đức như một hình mẫu của sự hiện đại và tiến bộ xã hội. 

Kể từ cuối những năm 1930, các nhà ngoại giao Đức tại các thành phố thủ đô châu Âu được giao nhiệm vụ truyền thông về các biện pháp bài Do Thái với các chính phủ châu Âu nhằm mang lại sự đồng nhất của các chính sách. Khi làm như vậy, Berlin đã khuếch đại các phong trào bài Do Thái tồn tại ở châu Âu từ cuối thế kỷ 19. Tại một số vùng lãnh thổ Đức Quốc xã chiếm đóng từ mùa hè năm 1941 trở đi, các lực lượng chính trị địa phương đã tham gia vào các cuộc tấn công, có hoặc không có sự kích động của Đức. Berlin cũng tìm cách sử dụng sự hợp tác như vậy để tăng cường tuyên truyền quốc tế, đặc biệt là đối với Hoa Kỳ: hợp pháp hóa việc đàn áp một bộ phận dân cư bằng cách trình bày nó như một phần của xu hướng chung được nhiều quốc gia châu Âu đồng thuận. Nếu quốc gia nào có vẻ thận trọng trong việc khởi xướng hoặc phối hợp chính sách bài Do Thái, Berlin sẽ cử các chuyên gia từ đoàn tùy tùng của Adolf Eichmann - bao gồm Theodor Dannecker, người tổ chức các vụ trục xuất đầu tiên ở Pháp và sau đó là ở Sofia, Rome và Budapest - đến địa phương để tổ chức các cuộc đàn áp. “Trên thực tế, nhiều chính phủ và những người cai trị sẵn sàng giao nộp người Do Thái từ lãnh thổ của họ cho Đức Quốc xã, do đó đã đóng góp đáng kể trong việc mở rộng quy mô Holocaust trên khắp châu Âu. Việc loại trừ người Do Thái, bắt giam họ và trục xuất họ đến các trại tiêu diệt của Đức là một trong những tội ác chính của sự hợp tác châu Âu với Đức Quốc xã. Chỉ với sự hỗ trợ của các chính phủ và cá nhân, tội phạm ở quy mô lớn như vậy mới có thể xảy ra”, Barbara Lambauer kết luận. 

Sau chiến tranh, thuyết ưu sinh bị tuyên bố là tội ác chống lại loài người - một hành động diệt chủng. Rất nhiều giáo sư, nhà khoa học và bác sĩ đã được đưa ra xét xử tại một phiên tòa Nuremberg thứ hai (tổ chức vào tháng 12/1946) về tội ác chiến tranh liên quan đến việc áp dụng học thuyết Darwin xã hội trên