32. Trang 108
như Chiến tranh Ba mươi năm của Đức và Đế quốc La Mã. Hòa ước công nhận nền độc lập của Thụy Sĩ và Hà Lan. Nước Đức bị chia cắt thành 300 tiểu vương quốc, mỗi quốc gia thành viên được công nhận đầy đủ chủ quyền lãnh thổ. 300 hoàng tử Đức được trao quyền ký kết các hiệp ước và trở thành người có chủ quyền tuyệt đối trong quốc gia của họ.
Hòa ước Westphalia được đánh giá là văn bản đầu tiên xác nhận chủ thể trong quan hệ quốc tế là quốc gia. Khái niệm quốc gia - dân tộc (nation - state) cũng bước đầu được xác định và Hòa ước được xem là sự kiện đánh dấu sự khởi đầu của hệ thống quan hệ quốc tế hiện đại. Một số nguyên tắc quan trọng trong Hòa ước Westphalia về sau đã tạo ra cơ sở để hình thành nền luật pháp và chính trị của mối quan hệ hiện đại giữa các quốc gia. Hòa ước công nhận nguyên tắc về chủ quyền, góp phần định hình một xã hội của các quốc gia - dân tộc dựa trên nguyên tắc chủ quyền quốc gia là tối thượng, xác nhận sự độc lập của các quốc gia và nhấn mạnh rằng mỗi quốc gia có quyền lực nhất định mà các quốc gia khác phải tôn trọng. Hòa ước cũng công nhận tính hợp pháp của tất cả các hình thức chính thể và thừa nhận quan điểm về tự do tôn giáo. Cụ thể các bên thừa nhận nguyên tắc “vương quốc của ai, tôn giáo của người đó”. Theo đó, các đấng quân vương được toàn quyền quyết định tôn giáo cho quốc gia và thần dân của mình, dù cho đó là Thiên chúa giáo, Tin lành hay đạo Calvin.
Cách mạng Pháp có tầm quan trọng to lớn trong việc phát
triển và truyền bá chủ nghĩa dân tộc. Sau khi nhà cai trị Pháp
Napoléon Bonaparte lên nắm quyền vào năm 1799, ông đã mở
rộng chính quyền trung ương của Pháp tới tất cả các nước mà ông
chinh phục khắp châu Âu. Những chiến thắng quân sự của Pháp
đã giúp tạo nên cảm nhận chung về lịch sử và bản sắc, làm cho
chủ nghĩa dân tộc trở nên mạnh mẽ ở Pháp. Điều thú vị là khi chủ