34. Trang 110

và phát triển của cộng đồng quốc gia dân tộc”. Trong khi đó Atlas thế giới cho rằng chủ nghĩa dân tộc là một ý thức hệ chính trị “đề cập đến cảm xúc mạnh mẽ về lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc” của một cộng đồng người trong một quốc gia cùng chia sẻ những đặc điểm về văn hóa, ý thức hệ, tôn giáo hoặc tộc người. Chủ nghĩa dân tộc trong hai định nghĩa trên mang hàm ý tích cực, phản ánh sự gắn kết của cộng đồng dân cư trong một quốc gia dân tộc dựa trên lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa và lợi ích dân tộc chung, đồng thời cũng phản ánh ý thức chính trị, tâm lý của một dân tộc đối với các quyền cơ bản, chính đáng của quốc gia dân tộc mình. Chủ nghĩa dân tộc theo nghĩa tích cực là đặc trưng cơ bản và là một động lực quan trọng của phong trào đấu tranh của các dân tộc bị áp bức ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh chống lại thực dân đế quốc và bảo vệ độc lập dân tộc trong thế kỷ 20. 

Ngược lại, Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ quốc tế định nghĩa chủ nghĩa dân tộc “là xu hướng tư tưởng tuyệt đối hóa giá trị dân tộc mình, đặt dân tộc mình ở vị trí cao nhất trong toàn bộ hệ thống giá trị, đi đến chỗ khoa trương, bài ngoại, tự phụ, coi dân tộc mình cao hơn tất cả và gây thiệt hại cho dân tộc khác”. Từ điển Bách khoa MerriamWebster nhìn nhận chủ nghĩa dân tộc là “sự tự hào, lòng trung thành và hiến dâng đối với quốc gia, là việc đề cao quốc gia dân tộc mình trên hết thảy những quốc gia khác và nhấn mạnh vào việc thúc đẩy văn hóa và lợi ích của quốc gia mình trái ngược với văn hóa và lợi ích của các dân tộc và các thực thể siêu quốc gia khác” dựa trên niềm tin rằng nó tốt hơn và quan trọng hơn của các quốc gia khác. Các định nghĩa này tập trung vào thái độ của những người mang tư tưởng dân tộc chủ nghĩa đối với mối quan hệ giữa các quốc gia dân tộc và phản ánh ý nghĩa tiêu cực của chủ nghĩa dân tộc. 

Khía cạnh tiêu cực của chủ nghĩa dân tộc phân biệt nó với chủ nghĩa yêu nước. Trong khi chủ nghĩa yêu nước được đặc trưng bởi tình cảm gắn bó, lòng trung thành và sẵn sàng bảo vệ đất nước