35. Trang 111
của một người, chủ nghĩa dân tộc đẩy tình yêu nước đến mức kiêu ngạo, tự phụ, tự hào thái quá với dân tộc mình mà xem thường các dân tộc khác. Những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan tin rằng sự ưu việt của đất nước mình đem lại cho họ quyền thống trị các quốc gia khác. Adolf Hitler đã lợi dụng tình cảm chủ nghĩa dân tộc để tập hợp người dân Đức nhằm hợp lý hóa các chiến thuật của ông ta về quyền tối cao của sắc tộc Aryan vì lợi ích tốt nhất của nước Đức. Điều trớ trêu là chủ nghĩa dân tộc sinh ra từ một hiệp ước hòa bình giờ đây lại trở thành một trong những tác nhân thúc đẩy các cuộc giao tranh.
Nói như Tim Marshall, tác giả quyển sách Chia rẽ - Tại sao
chúng ta đang sống trong những bức tường, quốc gia - nhà nước
đã thành công một cách ấn tượng trong việc đưa con người lại gần
nhau, trong nhiều trường hợp tạo ra sự thống nhất từ sự phân tán
những bộ lạc khổng lồ cấu thành từ những ngôi làng, thị trấn và
vùng để tạo ra thế giới hiện đại. Tựa đề quyển sách của Hillary
Clinton Cần cả một ngôi làng (It takes A Village) mượn từ một câu
ngạn ngữ châu Phi “Cần cả một ngôi làng để nuôi dạy một đứa trẻ”.
Trách nhiệm nuôi dạy một đứa trẻ là một nỗ lực cộng đồng được
chia sẻ với “gia đình” lớn hơn - quả thật cần cả một ngôi làng, một
thị trấn, một vùng và một quốc gia để tạo ra một nền văn hóa trong
đó mọi người đều có trách nhiệm. “Ý tưởng xem quốc gia nhà nước
là một “gia đình” đã gây ra những vấn đề của nó. Nó có thể dẫn tới
chủ nghĩa dân tộc hoành hành, nhất là những ai tin vào ý tưởng “Đất
nước tôi, dù đúng dù sai”. Tác giả địa chính trị George Friedman mô
tả “tình yêu của một người với dân tộc mình” là “vấn đề nằm ở trung
tâm của bất cứ hiểu biết nào về cách con người cư xử và liệu hành vi đó
có tiên đoán được không”. Friedman lập luận rằng tình yêu của một
người với dân tộc mình là phần không thể tách rời của việc làm
người. Theo một số nghĩa, chủ nghĩa dân tộc dựa trên cảm xúc này
vốn giải thích tại sao nó đôi khi bị nghi ngờ và bị coi là điều tiêu cực.